Người Nhật ăn cơm đều đặn nhưng không béo: 5 thói quen cần học tập
Các gia đình Nhật thường ăn cơm 2-3 bữa mỗi ngày nhưng tỷ lệ béo phì rất thấp so với những nước phát triển.
Một người Mỹ xa xứ đã sống cùng gia đình người Nhật suốt 1 năm. Anh rút ra các thói quen ăn uống và lối sống giúp người Nhật duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh xa tình trạng béo phì đang ảnh hưởng hơn 30% dân số Mỹ. Dưới đây là chia sẻ của anh trên World Day:
Ăn cơm 3 bữa mỗi ngày nhưng lượng vừa phải
Gia đình chủ nhà của tôi ăn cơm 3 lần mỗi ngày nhưng lượng hợp lý. Một bát cơm Nhật Bản chứa khoảng 140g gạo, tương đương 200 calo. Những món làm từ gạo như onigiri (cơm nắm) cũng không vượt quá 175 calo mỗi món.
Người Nhật thường ăn canh miso có nước dùng trong. Ảnh: Arigato Japan
Ăn canh miso, nước dùng trong
Hầu hết các ngày, chúng tôi đều ăn canh miso hoặc nước canh trong. Một nghiên cứu chỉ ra rằng dùng loại canh nước trong như miso vào đầu bữa ăn có thể giúp giảm 20% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Chỉ riêng thói quen này cũng có nghĩa bạn có xu hướng ăn ít hơn 20% calo trong 2-3 bữa ăn, 7 ngày một tuần. Điều đó thực sự có giá trị.
Video đang HOT
Không ăn vặt
Trong thời gian ở Nhật, chúng tôi chưa bao giờ thấy ai ăn vặt giữa các bữa. Gần như không có đồ ăn vặt. Ăn khi đi bộ hoặc ở nơi công cộng là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, tại Mỹ, 20% ngân sách thực phẩm của các hộ gia đình dành cho đồ ăn vặt. Chỉ riêng nước ngọt đã chiếm 7 đến 9% ngân sách thực phẩm của người Mỹ.
Đi bộ, ngồi trên sàn
Người Nhật đi bộ nhiều hơn người Mỹ. Đó là một yếu tố rất quan trọng. Nơi tôi sống, mọi người đều đi bộ hoặc đi xe đạp. Ngay cả ngồi trên chiếu tatami cũng tác động nhiều cơ hơn là ngồi trên ghế bành. Trong ngôi nhà truyền thống nơi tôi sống, không có ghế hay sofa nào để ngồi.
Không lãng phí thực phẩm
Ở Nhật Bản, từ khi còn rất nhỏ, người dân đã học cách biết ơn thức ăn và không lãng phí chúng. Họ không bao giờ để lại hạt cơm nào trong bát, không lãng phí một mẩu vụn nhỏ nhất. Việc xin thêm bát cơm nữa mà không ăn hết sẽ bị coi là rất tệ.
Kết quả là, mặc dù chế độ ăn uống của họ đã được phương Tây hóa, người Nhật vẫn có thân hình thon thả nhất trong số các nước phát triển. Chỉ có 3,6% dân số Nhật bị béo phì (BMI>30) so với 32% người Mỹ. Rõ ràng gạo không phải là thủ phạm gây ra bệnh béo phì.
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Nhiều người vẫn biết thức khuya không tốt cho sức khỏe nhưng mấy giờ đi ngủ được tính là thức khuya?
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đi ngủ sau 10 giờ mỗi ngày được coi là ngủ muộn. Nghiên cứu bao gồm hơn 136.000 người trung niên và người cao tuổ.i ở 26 quốc gia.
Những người tham gia ở độ tuổ.i 35-70, với độ tuổ.i trung bình là 51. Chia thành 5 nhóm theo giờ đi ngủ, kết quả cho thấy so với những người đi ngủ từ 20 giờ đến 22 giờ, những người đi ngủ sau 22 giờ có nguy cơ béo phì và béo bụng cao hơn 20% vào lúc 2 giờ sáng.
Những người ngủ muộn có nguy cơ béo phì tăng 35% và nguy cơ béo bụng tăng 38%.
Hơn nữa, ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm được coi là thiếu ngủ trầm trọng, nguy cơ béo phì tăng 27%. Ngủ vào ban ngày không thể bù đắp được thiệt hại do thiếu ngủ vào ban đêm.
Ảnh minh họa/Nguồn: Aboluowang
Đối với những người thường đi ngủ sớm thì 23 giờ đã được coi là thức khuya, nhưng đối với những người thường xuyên thức tới 1-2 giờ sáng thì giờ đó chỉ được coi là ngủ muộn. Nhưng cần nhớ rằng, chúng ta nên cố gắng duy trì thời gian đi ngủ càng sớm thì càng có lợi cho sức khỏe.
Chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò mấu chốt. Chỉ khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện thì cơ thể mới khỏe mạnh.
Môi trường ngủ là yếu tố quan trọng
Cơ thể con người rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của môi trường bên ngoài, trong đó melatonin là chất quan trọng kiểm soát nhịp sinh học và ảnh hưởng đến nhịp sinh học của chúng ta. Khi ánh sáng bên ngoài mạnh, nhiệt độ mà cơ thể chúng ta cảm nhận được cũng sẽ tăng lên, ngay cả khi đang ngủ cơ thể cũng cảm nhận được, dẫn đến rối loạn bài tiết melatonin. Một khi đồng hồ sinh học bị rối loạn, sức khỏe thể chất cũng sẽ bị đ.e dọ.a. Do đó, duy trì một môi trường ngủ tốt là điều cần thiết để có sức khỏe tốt.
Dậy sớm hơn vào ngày hôm sau có thể tạm biệt những cảm xúc tiêu cực. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm hơn 1 giờ mỗi ngày có thể giảm 23% nguy cơ mắc chứng trầm cảm nặng.
Ví dụ, việc điều chỉnh từ "đi ngủ lúc 23 giờ và thức dậy lúc 7 giờ sáng" thành "đi ngủ lúc 22 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng" có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm và giảm tâm trạng tồi tệ, cảm xúc tiêu cực.
Cuối cùng có thể ăn sáng sớm để chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy ăn sáng quá muộn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
So với những người ăn sáng lúc 6 giờ sáng, những người ăn bữa đầu tiên vào lúc 10 giờ sáng có tuổ.i sinh học cao hơn và tỷ lệ lão hóa nhanh tăng 25%.
Không chỉ vậy, một nghiên cứu trên hơn 100.000 người cho thấy ăn sáng sớm hơn một giờ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn sáng sau 9 giờ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 59% so với những người ăn sáng trước 8 giờ.
Loãng xương ngày càng trẻ hóa Loãng xương thường được biết đến là căn bệnh của người già, tuy nhiên hiện nay tình trạng mắc bệnh loãng xương ở người trẻ có xu hướng gia tăng. Thế nhưng, người trẻ thường không chú ý để phát hiện và phòng ngừa nên dễ gây ra những biến chứng về sau. Thực hiện kỹ thuật đo mật độ loãng xương tại...