Người người làm việc, học tập online, mặt hàng này bỗng tăng giá ầm ầm
Trước nhu cầu của người dân, nhiều đầu mối bán mặt hàng này cho biết giá của nó đã tăng từ 20-30% so với thời gian cuối năm 2019.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều trường học trên cả nước đã thực hiện dạy học trực tuyến. Để con mình có thể theo dõi các bài giảng của cô giáo, nhiều phụ huynh đã đầu tư hẳn cho con mình bộ máy tính mới. Nhưng với những gia đình điều kiện kinh tế eo hẹp, họ đã tìm mua những thiết bị di động có kết nối internet hoặc chiếc máy tính cũ để con sử dụng.
Các trường học triển khai dạy học trực tuyến nên nhu cầu tìm mua laptop cũ tăng cao
Anh Tứ (ở Hà Đông – Hà Nội) cho biết gia đình anh có 3 con đều đang đi học, gia đình lại chỉ có 1 máy điện thoại có chức năng kết nối internet. Do đó, khi nhà trường tổ chức học trực tuyến từ đầu tháng 4/2020, gia đình anh đã buộc phải tìm mua thêm thiết bị cho con học tập.
Kinh tế gia đình eo hẹp, ban đầu anh tính tìm mua cho con chiếc máy laptop cũ tầm 4 triệu đồng đổ lại. Tuy nhiên, hỏi nhiều chỗ thì người bán cho biết những máy giá rẻ như thế này đang rất khan hàng. Nếu gia đình có nhu cầu mua thì để lại thông tin, khi có hàng họ sẽ gọi điện thông báo. Anh cho biết do cần thiết bị để các con theo học chương trình cô giáo dạy hàng ngày nên đã quyết định chuyển sang mua một chiếc máy tính bảng cũ với giá gần 4 triệu đồng.
Cũng tìm mua máy tính cũ cho con học trực tuyến nhưng chị Diệu ở Nam Định cho biết để tìm một chiếc laptop cũ với giá thành từ 3-4 triệu đồng thời điểm này không dễ. Chị chia sẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập của gia đình giảm đáng kể, vì thế chị chỉ muốn tìm mua một chiếc máy tính cũ trong khả năng kinh tế của gia đình.
Chị cho biết nếu sử dụng điện thoại học bài thì màn hình rất bé, để có thể đọc được nội dung bài giảng của cô, các cháu phải nhìn rất sát vào màn hình, điều này có thể ảnh hưởng đến thị lực của con. Tuy nhiên, trước mắt chị cũng chỉ có cách cho hai cháu tạm sử dụng điện thoại của bố mẹ để học bài và tiếp tục nhờ người quen tìm mua một chiếc máy tính cũ trong những ngày tới. Nếu không tìm được chiếc laptop cũ phù hợp với yêu cầu, chị sẽ chuyển sang mua một chiếc máy tính bảng với giá thành tương đương để các con có thể học bài.
Video đang HOT
Vẫn còn rất nhiều phụ huynh tìm mua laptop cũ cho con học tập
Trước nhu cầu của người dân về máy tính cũ, đặc biệt là laptop giá rẻ cho con học tập trong mùa dịch Covid-19, anh Huấn (một đầu mối chuyên cung cấp máy in, máy tính tại Xa La, Hà Đông) cho biết kể từ khi Bộ Giáo dục có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình thì nhu cầu tìm mua máy tính, đặc biệt là các dòng laptop cũ từ các đơn vị bán lẻ đã tăng rất nhiều. Anh tiết lộ kể từ nửa cuối tháng 3, công ty anh mỗi ngày xuất buôn hàng chục đơn hàng cho các cửa hàng bán lẻ. Nhiều khách lẻ hỏi mua máy cũ có giá dưới 4 triệu đồng nhưng anh cho biết loại này rất ít hàng, máy có cấu hình thấp nên anh không kinh doanh.
Trong khi đó, anh Lực (một đầu mối bán máy tính tại Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ kể từ nửa cuối tháng 3, lượng khách hỏi mua laptop cũ đã tăng đột biến. Anh cho biết phần lớn là các gia đình mua máy để cho con nhỏ theo học trực tuyến, nên những dòng máy có giá thành khoảng 4 triệu đồng bán rất chạy. Cửa hàng của anh thường xuyên phải tìm các đầu mối bán buôn và bán lẻ để nhập thêm hàng.
Anh chia sẻ do nhu cầu của người dân trong thời điểm này rất lớn nên giá các loại laptop cũ hiện tại đã tăng từ 20-30% so với thời điểm tháng 12/2019. Để tìm mua những chiếc laptop có giá dưới 4 triệu thời điểm này rất khó, cửa hàng anh hiện chỉ còn các dòng máy có giá dao động từ 5-6 triệu đồng. Mặc dù vậy, mỗi ngày cửa hàng vẫn nhận được hàng chục cuộc gọi và đơn hàng online từ các phụ huynh có nhu cầu mua máy tính cho con học tập.
Trung Kiên
Rau quả thu mua tại vườn tăng giá gấp bốn lần
Với tình hình thời tiết không thuận lợi, dự báo từ nay trở đi nguồn cung sẽ hụt giá rau sẽ tiếp tục tăng cao
Khảo sát tại một số chợ lẻ như Hoàng Hoa Thám, chợ Phạm Văn Hai quận Tân Bình, chợ Tân Sơn Nhất cho thấy giá các loại rau củ đang tăng giá cao.
Bà Hiền, tiểu thương chợ Phạm Văn Hai, cho biết giá rau củ các loại đều tăng cao khoảng 5.000 đồng. Cụ thể, như cà chua, dưa leo 35.000 đồng/kg, cải xanh 30.000 đồng/kg, cải ngọt 27.000 đồng/kg, bí xanh 30.000 đồng/kg, ngò rí 55.000 đồng/kg...
Bà T, tiểu thương chợ Hoàng Hoa Thám.cho biết giá một số loại rau tăng do không có hàng, giá mỗi ngày mỗi tăng. Mới hôm qua cải ngọt giá vốn 25.000 đồng/kg nay lên 26.000 đồng/kg...
Ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc HTX nông nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ Phước Bình (Bình Chánh) xác nhận hiện nay giá các loại rau quả đang tăng cao. Nguyên nhân là từ sau tết do dịch COVID-19 người nông dân lo ngại không tiêu thụ được rau nên không xuống giống.
"Cách đây nửa tháng giá rau rẻ, dư rất nhiều, tôi phải bán đỗ bán tháo, có ngày HTX phải bỏ đi hai tấn rau vì không ai mua. Thậm chí cho các nơi làm từ thiện mà có nơi họ không lấy", ông Tùng kể.
Mặt khác, ông Tùng cho biết, ngoài lí do trên, thực tế hiện nay tình trạng xâm mặn, hạn hán nên ngay cả người dân không có nước để tiêu dùng huống gì là để tưới rau. Chẳng hạn ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) người dân mua từng can nước về dùng nên chi phí sản xuất cao, sợ lỗ nên người nông dân tiếp tục không xuống giống. Cộng với nạn cào cào phá hoại khiến rau không thu hoạch nhiều, nguồn cung giảm.
Theo đó, sản lượng rau thu mua từ Cần Giuộc, Gò Công Tây, An Giang giảm 70%. Bình thường HTX thu mua cả gần chục tấn rau/ngày thì nay chỉ thu mua được khoảng hai tấn. Vì vậy, giá thu mua tại vườn các loại tăng cao gấp bốn lần so với trước đây.
Cụ thể ngày 19-4 giá nhập vô của cải ngọt còn nguyên rễ 26.000 đồng/kg, cải xanh 28.000 đồng/kg, cải thìa 27.000 đồng/kg, dưa leo 23.000 đồng/kg, ngò rí 40.000 đồng/kg mà hàng rất xấu...
Bên cạnh đó, nếu HTX mua số lượng ngoài hợp đồng phải chịu giá cao. Ví dụ HTX kí kết với người nông dân 20kg rau muống hạt giá 10.000 đồng/kg, nếu mua thêm 10kg nữa thì phải chịu giá 15.000 đồng/kg.
Giá cà chua, dưa leo tăng 5.000 đồng/kg (Ảnh TÚ UYÊN)
Theo ông Tùng, dù giá thu mua cao nhưng hiện tại các HTX vẫn chỉ cầm cự chứ không lời vì chi phí hao hụt nhiều. Chẳng hạn, trước đây khi mua 10kg rau, sau khi sơ chế thu được bảy, tám kí nhưng nay rau bị sâu nhiều thu được chỉ năm, sáu kí.
"Do hạn hán, nạn xâm nhập mặn cùng cào cào phá hoại làm cho nguồn cung không đủ cầu. Hiện tại HTX khuyến khích người nông dân xuống giống như rau muống thường khoảng 22 ngày là thu hoạch nhưng nay 28 ngày rau vẫn không lớn nổi. Dù lệnh giãn cách xã hội có điều chỉnh thế nào nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, dự báo từ nay trở đi nguồn cung sẽ hụt giá rau sẽ tiếp tục tăng cao", ông Tùng chia sẻ.
Trong khi đó, ông Phạm Thanh Tòng, đại diện HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Củ Chi, cho biết HTX chuyên về các loại quả như khổ qua, dưa leo, bầu bí... nhưng hiện nay HTX đang tạm dừng hoạt động.
Theo ông Tòng, do dịp tết vừa qua giá một số mặt hàng cung cấp cho thị trường bị rớt giá như khổ qua, có ngày ra chợ đầu mối 2.000 đồng/kg. HTX phải bù lỗ cho người trồng khi thu mua giá trung bình 8.000 đồng/kg.
"Sau tết chúng tôi đang tính triển khai giống mới thì gặp dịch COVID-19, người nông dân không biết trồng ra có tiêu thụ được hay không cũng như lo ngại rớt giá tiếp. Vì vậy, từ sau tết đến nay người nông dân không xuống giống", ông Tòng nói.
Theo ông Tòng, bình quân một ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng hai tấn hàng. Trước tình trạng trên, hiện nay HTX tạm ngừng hoạt động và đang tính đến việc đầu tư về sơ chế, kho trữ hàng....để hạn chế tình trạng rớt giá, đảm bảo cho bà con có đầu ra ổn định sau khi dịch qua đi.
TU UYÊN
Gần 300 ngàn/kg thịt lợn, làm sao có thể chặn đà tăng giá "Xuống siêu thị mini dưới mua ít rau củ và thịt lợn để nấu cơm vì nhà có khách, tôi choáng váng khi nhìn giá ba chỉ tận 287.000 đồng/kg, còn sườn non giá tới 310.000 đồng/kg". Tăng đồng loạt khắp chợ - siêu thị Chị Liên tâm tự, dù dưới khu chung cư nhà chị có siêu thị mini bán đủ mọi...