Người nặng lòng với bộ SGK tiếng Khmer
Nhà giáo nhân dân Lâm Es là ‘linh hồn’ của bộ SGK tiếng Khmer. Ông dành cả tâm huyết để có bộ sách cho hậu thế.
Hơn 80 tuổi nhưng NGND Lâm Es vẫn miệt mài với sự nghiệp giáo dục.
Dành trọn tâm huyết cho bộ sách của dân tộc
Bộ sách giáo khoa (SGK) tiếng Khmer do Nhà giáo Nhân dân Lâm Es chủ biên được tái bản nhiều lần, trở thành bộ SGK được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer.
Nhà giáo Lâm Es là giáo viên dân tộc Khmer đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Đảm nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, sau khi nghỉ hưu, thầy Lâm Es làm Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh.
Thầy Lâm Es sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân Khmer ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Thuở nhỏ, Lâm Es được mẹ gửi lên chùa Đại Tâm học chữ, học kinh kệ Khmer. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cậu bé Lâm Es rất ham học.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thầy Lâm Es về công tác ở Ty Giáo dục tỉnh Hậu Giang. Vừa làm việc, thầy vừa hoàn thành bậc học phổ thông, rồi học đại học, đồng thời tập hợp tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy để hệ thống thành sách hướng dẫn dạy tiếng Khmer cho các cán bộ trẻ. Cũng từ đây thầy bắt tay vào soạn thảo bộ sách dạy song ngữ Khmer – Việt cho học sinh phổ thông, như ước mơ mà thầy đã ấp ủ bao năm.
Bộ SGK tiếng Khmer do thầy chủ biên được tái bản nhiều lần và trở thành bộ SGK được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer cho đến nay. Ngoài ra, thầy Lâm Es còn có nhiều công trình liên quan đến việc dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng toàn quốc. Đến nay, thầy Lâm Es có khoảng 100 đầu sách được xuất bản.
Trong đó có 53 đầu sách mang tầm quốc gia, số còn lại là sách phục vụ cho địa phương. Nhiều bộ sách của thầy rất có giá trị như: Bộ sách ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ Tiểu học đến THCS; Bộ sách dành cho Trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam bộ từ lớp 10 đến lớp 12; bộ sách Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9; Giáo trình giảng dạy chữ Khmer ở Trường Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm; Tài liệu dạy tiếng Khmer căn bản nâng cao trình độ cho cán bộ…
Video đang HOT
Đặc biệt, từ năm học 2005 – 2006, bộ sách mới chữ Khmer dành cho học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số do thầy biên soạn được chính thức đưa vào giảng dạy.
Công trình sách và SGK của NGND Lâm Es.
Góp sức lưu giữ tiếng nói, chữ viết Khmer
Công trình nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa của Nhà giáo Nhân dân Lâm Es đều hướng đến mục đích giúp người học chữ Khmer dễ đọc, viết đúng. Những bộ sách chữ Khmer do thầy soạn thảo được Bộ GD&T đánh giá cao. ó là những công trình khoa học sáng tạo, hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ Việt – Khmer ở Nam bộ.
Đánh giá về những bộ sách chữ Khmer do thầy Lâm Es soạn thảo, TS Bùi Khánh Thế, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT cho biết đó là những công trình khoa học sáng tạo, hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ Việt – Khmer ở Nam bộ.
Không chỉ tập trung đầu tư cho biên soạn sách, thầy Lâm Es còn thường xuyên tham gia dạy lớp ngữ văn Khmer cho những nơi có nhu cầu. Mong muốn của thầy là đem kiến thức cho mọi người dân Khmer để bà con nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Nhà giáo Nhân dân Lâm Es là người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Đến nay hơn 80 tuổi nhưng thầy vẫn miệt mài với sự nghiệp giáo dục và nhiệt tâm với công tác khuyến học, khuyến tài. Thầy là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam bộ nói chung về đức tính giản dị, tinh thần tự học và nhiệt tâm dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, Nhà giáo Nhân dân Lâm Es vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1994); Nhà giáo Nhân dân (2002, là Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của khu vực ĐBSCL và duy nhất của người Khmer trên cả nước cho đến nay); Huân chương Lao động hạng Ba (2008); được tặng hơn 20 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng…
Bộ GD-ĐT: Sẽ bảo đảm sách giáo khoa tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK.
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) và trưng bày SGK Việt Nam và các nước. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước.
Hội thảo và trưng bày SGK GDPT được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành SGK; so sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành SGK trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.
Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển SGK GDPT Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1957, 1981, 2002, 2020; trưng bày và giới thiệu SGK của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, như: Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh... Bên cạnh đó, một số sách được giải thưởng quốc gia và SGK điện tử thuộc các bộ sách hiện hành cũng được trưng bày, giới thiệu.
Các em học sinh hào hứng so sánh SGK các nước và SGK Việt Nam
Bên cạnh việc giới thiệu cho người xem những bộ SGK của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của SGK Việt Nam và SGK của các nước theo một số tiêu chí cụ thể; cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với SGK được một số nước trên thế giới thực hiện.
Hội thảo về SGK GDPT diễn ra cùng ngày nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn, sử dụng SGK GDPT. Từ đó, đưa ra các đề xuất, những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK GDPT.
Bộ GD-ĐT đánh giá, chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn SGK. Quá trình tổ chức biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu, lựa chọn sử dụng được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, đến nay, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt SGK sử dụng trong các cơ sở GDPT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 đang được thẩm định và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 của các tổ chức, cá nhân đang biên soạn. Đến thời điểm hiện tại đã khẳng định thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK. Cụ thể, có 6 nhà xuất bản (NXB) tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.
Đông đảo giáo viên, học sinh tham quan khu trưng bày SGK sáng 29-9
Thu hút đông đảo đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và năng lực biên soạn SGK đến từ các trường đại học sư phạm, các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu và cơ sở GDPT tham gia. Trong đó có nhiều tác giả là tổng chủ biên, chủ biên và thành viên biên soạn chương trình GDPT 2018; tham gia biên soạn. Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Bộ GD-ĐT thừa nhận thực tế việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội; gây băn khoăn trong dư luận khi SGK đưa vào sử dụng. Việc thẩm định SGK còn cần phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục SGK còn chậm gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK.
Về việc lựa chọn, cung ứng SGK, Bộ GD-ĐT cho rằng, qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương về việc lựa chọn SGK cho thấy còn tồn tại những hạn chế như thời gian ban hành quyết định danh mục SGK được lựa chọn chậm, muộn so với quy định. Việc thông báo nhu cầu số lượng SGK theo các môn học của các địa phương chậm muộn, dẫn đến bị động cho các NXB trong việc cung ứng SGK trước thềm năm học mới.
Về các giải pháp tiếp theo, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK theo quy định ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình; tăng cường công tác thực nghiệm SGK, khai thác góp ý sau thực nghiệm, xin ý kiến nội bộ để tăng cường chất lượng bản mẫu SGK.
Cùng với đó, tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK, đảm bảo bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt đảm bảo tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án. Khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK.
Đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền. Tăng cường việc tiếp nhận ý kiến đề xuất lựa chọn SGK từ các cơ sở GDPT của hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường trang bị SGK, sách tham khảo cho các thư viện trường học, đảm bảo giáo viên, học sinh có đủ SGK, tài liệu để tham khảo trong quá trình dạy học; huy động tận dụng, tái sử dụng SGK đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 ký kết biên bản hợp tác với Đại học Kyung Hee GDVN-Trường ĐHSPHN2 và Đại học Kyung Hee ký biên bản hợp tác, góp phần nâng tầm quan hệ 2 nước Việt-Hàn, đóng góp cho phát triển giáo dục, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Ngày 27/9, Đoàn công tác Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc) đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Trưởng đoàn Đại...