Người mẹ trẻ 1 tay vẫn chăm sóc 2 con, kỹ năng dùng chân cột tóc cho con nhận triệu view
Một người mẹ trẻ khuyết 1 tay vẫn tận tâm chăm sóc cho cả hai đứa con của mình. Kỹ năng tạo kiểu tóc bằng chân của cô đã thu hút hàng triệu lượt xem.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Theo đó, nội dung trong đoạn video ngắn ghi lại hình ảnh về một người phụ nữ khuyết một tay nhưng cô vừa bế con nhỏ vừa cột tóc cho con gái lớn trong sự ngỡ ngàng của nhi Người mẹ ều người.
Ngay sau khi chia sẻ, đoạn clip thu về triệu view, hàng trăm bình luận và các lượt chia sẻ khắp các trang mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự thương cảm cho 3 mẹ con, dẫu vậy khoảnh khắc này cũng trở thành nguồn động lực cho nhiều người khuyết tật.
Clip người mẹ trẻ khuyết một tay cột tóc bằng chân cho con gây chú ý
Được biết, nhân vật trong clip là Phạm Khánh Hòa (33 tuổi, ở TX.Sơn Tây, Hà Nội). Vụ tai nạn năm 3 tuổi đã khiến cuộc đời của chị mãi mãi thay đổi. Chị Hòa kể lại, ngày bé được bà bế ngồi trong quán nước thì một chiếc xe công nông đâm thẳng vào quán. Tường gạch ngổn ngang đổ ập vào người khiến cánh tay Hòa bị dập nát, buộc phải tháo khớp tay phải.
Từ đó, chị học cách làm quen mọi việc bằng tay trái. Lúc còn đi học, nhiều lần chị bị bạn bè trêu chọc, Hòa tủi thân, bật khóc bỏ về nhà. Lớn lên, chị tìm cho mình công việc phù hợp với sức khỏe và thể trạng dù không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Video đang HOT
Theo thời gian, chị luyện được cho mình tính kiên nhẫn và nghị lực, nên dẫu điều khó khăn nhất hiện tại là kiếm tiền trang trải cuộc sống thì chị vẫn luôn tin rằng mình có thể xoay xở được. Năm 2017, chị Hòa gặp anh Trịnh Ngọc Thủy (36 tuổi, kinh doanh nội thất ô tô). Nhà của cả hai ở gần nhau rồi nảy sinh tình cảm nhưng lúc đó gia đình anh không ủng hộ. Tuy nhiên, tình yêu chân thật đã giúp anh chị vượt qua tất cả để đến với nhau.
Tai nạn cách đây 30 năm đã lấy đi một cánh tay của người phụ nữ
Vượt qua nhiều đoạn đường chông gai, hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ giờ đã kết trái ngọt viên mãn. Anh Thủy khâm phục nghị lực đáng ngưỡng mộ của vợ. Làm dâu trưởng, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình hai bên đều do một tay Hòa quán xuyến. Với anh, vợ là người tốt tính, biết đối nhân xử thế và luôn nỗ lực trong công việc.
Cuộc sống không ngừng mang đến thách thức cho người phụ nữ này. Ngày cô mang thai, bác sĩ báo tin thai nhi trong bụng mắc bệnh tim bẩm sinh khiến cô chết lặng. Nhưng với nghị lực của bản thân và với sự đồng hành của người chồng, Hòa luôn bước tiếp khi gặp trở ngại. “Tôi mang thai bé đầu, mọi thứ đều ổn cho đến khi được 35 tuần phát hiện con bị tim bẩm sinh. Khi biết được điều đó, tôi sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, cả nhà tập trung chăm sóc con, được 8 tháng thì con mổ tim. Chồng luôn đỡ đần tôi trong mọi việc. Tôi nấu cơm thì anh bế con, đêm con quấy anh đều bế để vợ ngủ”, chị tâm sự trên báo Thanh Niên.
Về phía chồng chị Hòa, anh chia sẻ rằng, không quan trọng với việc vợ có một cơ thể không hoàn hảo. Tình yêu của anh đến từ lòng kiên trì và sự quyết tâm đáng kinh ngạc của vợ. Anh quyết định bước vào mối quan hệ với chị Hòa với niềm tin rằng, khi ở bên chị, anh tìm thấy được những niềm vui và hạnh phúc của một gia đình ấm cúng.
Người mẹ của những đứa trẻ đặc biệt
Với đồng nghiệp và các em học sinh ở Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, Hà Nội), cô giáo Hà Thị Uyên luôn là tấm gương nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết.
Cô giáo Hà Thị Uyên trong một buổi lên lớp dạy học sinh.
Không chỉ tận tâm với nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, cô Uyên còn tích cực sẻ chia, lan tỏa yêu thương đến với cộng đồng, đến với những em học sinh "đặc biệt" bằng một trái tim nhân hậu, đong đầy yêu thương. Với tâm niệm "Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi" cùng tình cảm đặc biệt dành cho học sinh tự kỷ, những năm qua, cô Uyên đã mở lớp học dành cho các em miễn phí tại nhà.
Chia sẻ cơ duyên đến với hành trình lan tỏa yêu thương tới học sinh tự kỷ, cô Uyên cho biết: "Ngay từ khi mới ra trường và đi làm, các lớp tôi chủ nhiệm đều có 1-2 học sinh đặc biệt. Sau khi tìm hiểu và biết được câu chuyện của các con, tôi thường gần gũi, chia sẻ, cũng như thường xuyên động viên các phụ huynh có con là trẻ tự kỷ, tăng động để phụ huynh yên tâm phối hợp cùng giáo viên giúp các con vượt qua khó khăn".
Dạy trẻ tự kỷ không thể ngày một ngày hai, để có được "quả ngọt" phải chờ bằng nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm. "Việc dạy học sinh bình thường trên lớp đã vất vả, huống chi dạy các em tự kỷ. Nhưng với tôi, dạy trẻ tự kỷ hay trẻ bình thường cũng đều dành cả tâm huyết, trách nhiệm. Tôi luôn nhìn vào những mặt tích cực của các con để hàng ngày đem tình yêu vào các bài học lan tỏa tới học sinh" - cô Uyên chia sẻ.
Nhiều năm trong nghề, cô Uyên đã lưu giữ không biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn và rất nhiều câu chuyện cảm động về những đứa con đặc biệt của mình. Cô kể, học sinh ấn tượng nhất từ khi bắt đầu đi dạy là em M.K. Học sinh này có duyên đến với cô khi cậu bé còn đang theo học lớp 3 ở một trường tiểu học trong quận Đống Đa (Hà Nội). Khi đó, cậu bé được đánh giá là học sinh khuyết tật (có hồ sơ khuyết tật rối loạn phổ tự kỷ).
K. là một trong những đứa trẻ đầu tiên đến với lớp học miễn phí của cô giáo Uyên. Thời điểm ấy, K. hầu như không làm chủ được cảm xúc, hành vi. Sau một thời gian tìm hiểu, cô Uyên cùng gia đình đã kết hợp giáo dục con theo phương pháp của cô đưa ra. Cả gia đình và cô giáo đều rất bất ngờ vì sau một thời gian ngắn, K. có tiến bộ rất nhanh. Cậu bé đã biết tiết chế cảm xúc, ham học hỏi, chú ý vào bài giảng hơn. Thấy trò tiến bộ từng ngày, mọi vất vả của cô giáo đều tan biến hết...
Dạy trẻ tự kỷ là một hành trình đầy khó khăn và muôn vàn thử thách, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhiệt tình. Bằng kỹ năng, kiến thức chuyên môn cũng như tấm lòng yêu trẻ, cô Uyên luôn nỗ lực để đồng hành cùng các em nhỏ trong những bước phát triển đầu tiên, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng.
Bà Lê Thị Thanh Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt cho biết, cô Hà Thị Uyên là giáo viên nhiệt tình với các hoạt động của nhà trường, tận tâm với công việc, với học sinh, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu tự kỷ. "Việc dạy học sinh tự kỷ miễn phí tại nhà của cô Uyên được xây dựng từ lòng nhân ái, tình yêu nghề, tình yêu dành cho học sinh tự kỷ, để lan tỏa yêu thương cho cộng đồng, cho xã hội" - bà Thủy nói.
Với những nỗ lực, phấn đấu của mình, cô giáo Hà Thị Uyên, năm 2018 - 2019; 2020 - 2021, cô Hà Thị Uyên đã đạt giải Nhì và giải Ba thi Thiết kế bài giảng Elearning quận Đống Đa. Năm 2021 - 2022, cô vinh dự được UBND quận Đống Đa (Hà Nội) tặng Giấy khen trong công tác chuyển đổi số và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi...
Đang bồng con thì bị choáng, người mẹ cố ôm chặt bé trước khi gặp chuyện, cảnh báo chứng đau đầu nhiều người gặp phải Dù choáng váng đến mức gục ngã nhưng người mẹ vẫn quyết giữ chặt con trong tay trước khi ngất xỉu, nguyên nhân từ việc thường xuyên đau đầu. Mới đây, trên các trang mạng xã hội, người dùng đang lan truyền một đoạn video ghi lại một tình huống đáng chú ý xảy ra tại một hộ gia đình. Dựa vào đoạn...