Người mẹ bị ung thư từ chối phá thai, quyết tâm sinh con
Được chẩn đoán ung thư vú dạng hiếm ở giai đoạn II khi đang mang thai được vài tuần, nhưng người mẹ vẫn chấp nhận rủi ro, đánh đổi cả tính mạng để sinh con.
Jade Devis, 36 tuổi, ở Loma Linda, California, Hoa Kỳ cảm thấy có khối u cứng ở một bên ngực khi đang mang thai bé trai được vài tuần. Lo lắng cho sức khỏe, cô đến bệnh viện khám và được chẩn đoán là rối loạn tiết tố do hormone.
Tuy nhiên, nghi ngờ bác sĩ chẩn đoán sai, cô tiếp tục tới kiểm tra ở một bệnh viện khác kiểm tra. Tại đây, kết quả sinh thiết tế bào cho thấy, cô mắc ung thư vú dạng hiếm giai đoạn II. Để điều trị, các bác sĩ khuyên Jade phá thai, nhanh chóng bước vào liệu trình hóa trị dài ngày. Bởi nếu giữ lại thai nhi, cô sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro, trong đó có cả việc đánh đổi tính mạng của mình.
Jade bên cạnh con trai, bé Bradley khi vừa mới sinh. (Ảnh: Nydailynews)
Tuy nhiên, vì thương con và không nhẫn tâm bỏ đi giọt máu của mình, Jade quyết định giữ lại đứa con của mình, chấp nhận sự nguy hiểm.
“Có một thứ gì đó rất mãnh liệt trong tôi, đó chỉ có thể là tình cảm ruột thịt thiêng liêng. Tôi cảm nhận được tiếng tim của con đang đập. Chắc thằng bé đang chiến đấu ở bên trong, vì vậy tôi cũng phải cố gắng. Thật nhẫn tâm nếu bỏ con đi vào lúc này”, Jade nói.
Video đang HOT
Jade được chuyển đến Bệnh viện Đại học Loma Linda để bắt đầu điều trị và theo dõi thai kỳ. Sau nhiều đợt xạ trị, cô hạ sinh con trai Bradley vào tháng thứ 7 trong sự vỡ òa hạnh phúc của bản thân và các y bác sĩ trong bệnh viện.
Nhìn đứa con của mình, Jade không cầm nổi nước mắt: “Tôi thật may mắn khi vẫn ở đây với con trai của mình. Cảm ơn con vì đã cùng mẹ dũng cảm vượt qua khó khăn này”.
Jade trước và sau khi điều trị thành công căn bệnh ung thư vú. (Ảnh: The Sun)
Theo bác sĩ Jukes Namm, ngay sau khi sinh Bradley, Jade phải tiếp tục ngay liệu trình hóa trị. Bởi thời gian này, thể trạng của cả mẹ và bé đều đang rất yếu, nên hai mẹ con không thể tiếp tục bên nhau.
“May mắn là tình trạng ung thư vú của Jade rất tích cực, đáp ứng rất nhanh với liệu trình hóa trị. Tuy bệnh rất khó điều trị, lại dễ tái phát, nhưng cơ hội thành công cũng rất cao. Hi vọng mọi chuyện sẽ ổn”, bác sĩ Jukes nói.
Và quả thật đúng như vậy, điều kỳ diệu đã xảy ra sau 4 tháng điều trị, căn bệnh ung thư vú của Jade đã được kiểm soát, cô được trở về gặp con. Ôm cậu bé trong lòng, Jade tỏ rõ tâm trạng vui sướng. Cô cho rằng: “Hành trình này không có gì là kỳ diệu và lạ thường, bởi nếu có niềm yêu thương mãnh liệt và tình cảm ruột thịt bạn sẽ vượt qua tất cả”.
Nguồn: The Sun/VTC
Người phụ nữ nguy kịch vì chữa ung thư vú bằng đắp thuốc nam
Nghe lời người quen mách bảo có thầy lang đắp thuốc nam rất hay để chữa ung thư vú, bệnh nhân liền tìm đến đắp thuốc, không ngờ sau đó khối u lở loét, đau, hôi thối, ra máu, bệnh nhân khó thở phải nhập viện cấp cứu.
Sau khi đắp lá cây từ thầy lang, vú của bệnh nhân Đ.T.H. (63 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) lỡ loét, đau, hôi thối, ra máu... Ảnh: (BVCC)
Ngày 19.10, TS.BS Nguyễn Văn Châu - Tổng giám đốc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết đơn vị của bệnh viện này ở Vĩnh Long vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do điều trị ung thư vú bằng lá cây ở một thầy lang. Bệnh nhân là bà Đ.T.H. (63 tuổi, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khối u lớn, lở loét, đau, hôi thối, ra máu, khó thở.
Theo người nhà bệnh nhân H., cách đây hơn 1 năm bệnh nhân này phát hiện một khối u trong vú trái, không đau, không gây khó chịu. Tuy nhiên sau đó, sau đó bà H. nghe lời người quen mách bảo có một thầy lang trị ung thư vú bằng đắp "thuốc nam" rất hay. Sau đó, bệnh nhân tìm đến vị thầy lang này để được chữa trị. Tại đây, thầy lang này dùng một loại lá cây đắp vào vú của bệnh nhân, nhưng chỉ sau vài ngày khối u càng ngày càng lớn, lở loét, đau, hôi thối, ra máu, khó thở phải nhập viện cấp cứu.
Ngay lập tức bệnh nhân được hồi sức, truyền máu, điều trị giảm đau, chống nhiễm trùng và được sinh thiết. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư vú bên trái lở loét do đắp thuốc nam.
Bác sĩ Châu cho biết bệnh nhân này bị ung thư vú trái - T4bN1M0 (giai đoạn IIIB theo NCCN) kèm loét da, ra máu. Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật đoạn nhũ làm sạch sau đó hóa trị hỗ trợ, xạ trị bổ túc sau mổ và nội tiết. "Cuộc mổ diễn ra thuận lợi. Hiện tại, bệnh nhân hồi phục sức khỏe và có thể xuất viện trong vài ngày tới", bác sĩ Châu cho hay.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Châu khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên nghe theo lời các thầy lang mà tự đắp thuốc nam hoặc chỉ ăn gạo lức muối mè để điều trị bệnh, tâm lý "sợ động dao động kéo" khiến tiền mất tật mang; quan trọng nhất là mất cơ hội điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn có thể điều trị khỏi được.
"Khi các chị em phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và phụ nữ mãn kinh phát hiện có khối u, cục trong vú, tiết dịch núm vú hoặc thấy vú của mình có bất thường thì nên tìm đến những bệnh viện lớn, những cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa ung bướu có uy tín, đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại để thăm khám và kiểm tra nhằm phát hiện sớm những bệnh lý và có phương pháp điều trị đúng và kịp thời. Nhất là những trường hợp gia đình có người thân đã mắc phải bệnh ung thư vú", bác sĩ Châu chia sẻ.
Theo các chuyên gia ung bướu, bệnh ung thư vú, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm kết quả điều trị đúng cách bao gồm: kết hợp phẫu thuật, xạ trị, điều trị toàn thân bằng thuốc thích hợp tùy giai đoạn bệnh, thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao và không lo sợ mất đi phần vú vì có thể tạo hình lại sau phẫu thuật đoạn nhũ hoặc phẫu thuật bảo tồn vú, từ đó chất lượng sống vẫn được đảm bảo; ngược lại bệnh được phát hiện giai đoạn càng trễ kết quả điều trị khỏi bệnh rất thấp.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Tâm sự của bác sĩ sản khoa Không điều gì có thể diễn tả hết niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi đứa con mình mang nặng suốt 9 tháng 10 ngày chào đời. Ê-kíp bác sĩ sản khoa của Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh mổ sinh cho một sản phụ. Ảnh: H. Dung Tuy nhiên, các bà mẹ lại không phải là người đầu tiên...