Người mắc đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2-4 lần
Chiều 1-12, Hội Tim mạch Hà Nội tổ chức hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý tim mạch và chuyển hóa.
Toàn cảnh hội thảo.
Hiện nay, bệnh tim mạch là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người trong xã hội hiện đại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người tử vong do bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, các bệnh lý về tim mạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm. Điều đáng nói, với những trường hợp mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… thì nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch hay bệnh lý tim mạch chuyển hoá càng cao.
Bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa mạch máu xảy ra sớm hơn và tiến triển nặng hơn. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn so với người bình thường.
Cụ thể, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao gấp 2 đến 4 lần người bình thường. 8/10 bệnh nhân đái tháo đường sẽ chết do bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, có rất nhiều sai lầm mà người bệnh đái tháo đường hay mắc phải xuất phát từ việc không hiểu biết rõ về căn bệnh, hoặc không được tư vấn những kiến thức đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị.
Một trong những sai lầm quan trọng nhất mà người bệnh đái tháo đường hay mắc phải, đó là thiếu kiểm soát đường máu song song với theo dõi mỡ máu, huyết áp. Đa phần, người bệnh chỉ kiểm soát đường máu mà quên mất 2 yếu tố tăng huyết áp và rối loạn lipit máu cũng gây ra biến chứng tim mạch.
Trước thực tế trên, bác sĩ Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo, để phòng tránh biến chứng tim mạch đối với bệnh nhân đái tháo đường, mỗi người bệnh cần có 1 bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và xây dựng cho riêng mình một mục tiêu điều trị, sử dụng 1 đơn riêng để có thể kiểm soát đường máu hiệu quả nhất cũng như các chỉ số có liên quan khác như huyết áp, mỡ máu, tim mạch…
Người bệnh phải luôn nhớ rằng, việc kiểm soát đường máu song song với kiểm soát mỡ máu, tình trạng tăng huyết áp, tim mạch là vô cùng quan trọng. Cùng với đó, người bệnh đái tháo đường phải thường xuyên luyện tập, tuân thủ chế độ ăn cũng như kiểm tra đường máu định kỳ để biết được hiện trạng của mình, từ đó, có thể kiểm soát đường máu tốt và các nguy cơ biến chứng tim mạch có thể xảy ra.
Những ai đã bị đột quỵ 1 lần, hãy làm điều này để tránh bị tái phát
Tai biến mạch máu não lần 2 khi tái phát tuy rất nguy hiểm, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được.
Theo thống kê, tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 bệnh nhân từng đột quỵ bị tái phát. Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não, nhưng đột quỵ thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, lạm dụng rượu...
Đột quỵ có thể không gây tử vong ngay, nhưng để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.
Để phòng đột quỵ, những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính kể cả chưa bị đột quỵ cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và bệnh tim mạch.
Trường hợp những người đã bị đột quỵ lần đầu cần cảnh giác cao. Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức, vì 3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là thời điểm vàng, khả năng hồi phục rất cao nếu được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ.
Ảnh minh họa
Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp truyền miệng, dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng, những việc này sẽ làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.
Hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra việc tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm phổi, loét do tì đè...
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng bệnh đột quỵ
Để phòng ngừa căn bệnh này tái phát, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân từng bị đột quỵ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như: Tăng cường các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc; Ăn nhạt, giảm muối mắm; Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh; Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường; Uống nhiều nước lọc, nước trái cây...
Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Người cao tuổi cần đề phòng bệnh mắt Có một vài bệnh lý thần kinh nhãn khoa có khuynh hướng hay xảy ra với người cao tuổi. Bệnh đôi khi diễn tiến lành tính, có khi là khúc dạo đầu của bệnh lý phức tạp đằng sau. Những bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến người cao tuổi bao gồm: lão thị, đột quỵ, hội chứng mắt sụt lún, thiếu...