Người kết nối hoạt động của 16.000 sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân
“ Sao Tháng Giêng” Lâm Tùng (sinh 1990), Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân quan niệm: “Người đứng đầu không nhất thiết phải là người giỏi nhất, nhưng phải là người thích hợp nhất”.
Và dường như Lâm Tùng đã đóng vai trò một người “thích hợp nhất” trong việc kết nối hoạt động của 16.000 sinh viên trong trường.
Anh chàng “trưởng ban tổ chức”
Trong khuôn khổ Festival Sinh viên Thủ đô, Lâm Tùng là tác giả chính của hoạt động Ngày hội đổi sách. Đây là mô hình độc đáo của trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã được Thành phố nhân rộng đến rất nhiều trường. Và Sao Tháng Giêng Lâm Tùng từng là “chủ xị” của rất nhiều mô hình tiêu biểu như thế. Nếu điểm danh các sự kiện, hoạt động của sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân thì không ít đầu mục sẽ thấy tên Lâm Tùng trong vai trò là “trưởng ban tổ chức”. Chỉ tính riêng hoạt động Ngày hội đổi sách của Lâm Tùng trong Festival Sinh viên Thủ đô đã thu hút khoảng 1000 lượt sinh viên tham gia.
Máu tình nguyện luôn chảy trong tim
Bốn năm đại học, Lâm Tùng đã có mặt trên rất nhiều chặng đường tình nguyện: Thanh Hóa, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh… Tùng nhớ mùa Hè năm 2009, Hội Sinh viên trường quyết định đến một xã nghèo tại tỉnh Hưng Yên. Đoàn tiền trạm trở về với một kết quả rất không khả quan và kế hoạch tình nguyện có nguy cơ bị phá sản. Lý do là bởi năm trước có một đội tình nguyện ở trường khác đã về nơi này và để lại những câu chuyện rất buồn lòng cho bà con nơi đây. Đoàn tiền trạm trở về với thông tin xấu: Ở đấy người dân không còn thích sinh viên tình nguyện nữa và họ thực lòng không chào đón.
Video đang HOT
Sau khi đã cân nhắc kỹ với cả đội, Lâm Tùng quyết định vẫn đến Hưng Yên: Chúng mình sẽ cải thiện hình ảnh của sinh viên tình nguyện ở chính nơi khó khăn này. Và quả thật, Lâm Tùng cùng các bạn đã làm được điều này. Ngày chia tay bà con nơi đây họ được nhận những cái bắt tay và vỗ về thật ấm lòng: “Bà con hy vọng rằng, sinh viên tình nguyện nào cũng được như các cháu!”. Và có một điều đã trở thành slogan của anh chàng Sao Tháng Giêng này là: “Áo tình nguyện có thể không mặc nhưng máu tình nguyện thì luôn chảy trong tim”.
Theo DT
Du học tại chỗ không ít thách thức
"Du học tại chỗ cũng có những khó khăn và thách thức như du học nước ngoài, tuy nhiên cũng có rất nhiều lợi ích", GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân nhận xét về hình thức du học này tại Việt Nam.
- Giáo sư cho biết thêm về du học tại chỗ?
- Một cách ngắn gọn và dễ hình dung nhất, du học tại chỗ và ở nước ngoài chỉ khác biệt ở địa điểm học tập, còn nội dung, chương trình học, hệ thống tài liệu, số giờ, số môn học đến phương pháp giảng dạy là giống nhau. Chẳng hạn bạn muốn theo học cử nhân kinh tế của Đại học West of England, nếu bạn lựa chọn học ở trên đất nước bạn đang sinh sống thì bạn đang "du học tại chỗ", nếu bạn sang Anh và học tại chính Đại học West of England thì là bạn du học nước ngoài. Nhưng dù học ở đâu thì nội dung chương trình cũng được đảm bảo hoàn toàn giống nhau, chất lượng đào tạo tương đương, bằng cử nhân bạn nhận được cũng đều do Đại học West of England cấp.
- Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều năm kinh nghiệm về mô hình đào tạo liên kết với nước ngoài, giáo sư đánh giá thế nào về quá trình thực hiện chương trình "du học tại chỗ" này ?
- Chúng tôi là trường đại học đầu tiên được Chính phủ cho phép thực hiện chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài này. Đến nay chúng tôi đã tuyển sinh được 7 khóa học, và có 3 khóa sinh viên đã tốt nghiệp từ chương trình. Chúng tôi xác định rõ đây là một kênh chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến cho nhà trường, đồng thời cung cấp cho sinh viên môi trường học tập quốc tế với chi phí hợp lý. Vì vậy, trường duy trì và luôn mở rộng quan hệ đối tác với nhiều trường đại học uy tín trên thế giới và các tổ chức quốc tế để tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục hiện đại của các quốc gia phát triển. Chúng tôi luôn ưu tiên và hỗ trợ cho sự phát triển của các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài.
GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
- Một số luồng dư luận quan ngại rằng "du học tại chỗ" là chất lượng kém, là một cách thức "bán bằng" của các cơ sở đào tạo nước ngoài không có uy tín, xin giáo sư cho biết ý kiến về vấn đề này?
- Trong những năm gần đây có hiện tượng liên kết đào tạo chưa chú trọng đến chất lượng. Theo tôi, các vị phụ huynh nên đến với những đơn vị đào tạo trong nước có uy tín. Ngoài ra, các trường đại học này phải liên kết với các trường nước ngoài có thứ hạng cao dựa vào bảng xếp hạng trên thế giới để lựa chọn. ĐH Kinh tế quốc dân có các chương trình hợp tác đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh với nhiều đại học uy tín của Anh. Chúng tôi cũng cam kết thực hiện những điều tốt nhất cho sinh viên. Đặc biệt, chương trình Cử nhân quốc tế của chúng tôi được tổ chức Edexcel - một trong những tổ chức khảo thí và cấp bằng lớn nhất của Anh giám sát và chứng nhận chất lượng.
- Vậy"du học tại chỗ" nên được phát triển như thế nào?
- Các nước láng giềng như Singapore, Malaysia đều đã thực hiện phát triển hình thức này. Họ cũng thu hút khá nhiều sinh viên Việt Nam. Hàng năm chúng ta sử dụng một nguồn ngoại tệ khá lớn cho sinh viên du học nước ngoài vậy tại sao không tạo cơ hội học tập trong môi trường quốc tế với chất lượng như ở nước ngoài cho sinh viên Việt Nam. Đại học Kinh tế Quốc dân có một đơn vị chuyên trách là Viện Đào tạo Quốc tế với hệ thống nhiều chương trình "du học tại chỗ" hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới để tạo cơ hội học tập trong môi trường quốc tế cho sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có các chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao tại trường. "Du học tại chỗ" theo mô hình của chúng tôi là một hình thức đào tạo theo chuẩn quốc tế nhưng lại tiết kiệm được chi phí.
- Mức phí của du học tại chỗ thế nào?
- Chúng ta nên xác định là so sánh với tiêu chuẩn nào. Nếu so sánh với mức học phí các chương trình đào tạo trong nước thì khá cao, còn khi so sánh với chương trình học tương đương tại nước ngoài, cùng chất lượng đó, bằng cấp đó thì lại rất hợp lý. Bạn hãy thử làm một phép tính đơn giản. Học phí cho một chương trình "du học tại chỗ" tại trường chúng tôi tương đương khoảng 12.000-14.000 USD cho cả khóa học 4 năm. Với mức chi phí này, nếu bạn sang Anh hoặc Mỹ học thì chỉ đủ trang trải sinh hoạt phí trong một năm.
Sinh viên theo học chương trình Cử nhân Quốc tế tại Viện Đào tạo quốc tế thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi đội ngũ giảng viên quốc tế và giảng viên hàng đầu của trường. Hoàn thành năm thứ ba, nếu các em có nguyện vọng, chúng tôi hỗ trợ và tạo điều kiện để chuyển tiếp sang học năm cuối tại nhiều trường đại học ở Anh, Mỹ, Australia, Singapore... Nếu không chuyển tiếp, sinh viên có thể hoàn thành chương trình đại học tại Việt Nam và nhận bằng cử nhân do trường đại học tại Anh cấp bằng. Không chỉ chú trọng vào đào tạo kiến thức, sinh viên của còn được tham gia vào nhiều hoạt động hỗ trợ học tập và ngoại khóa đa dạng, cũng như các hoạt động định hướng nghề nghiệp thiết thực.
- Giáo sư có lời khuyên nào cho các gia đình và các em có nguyện vọng theo học hình thức "du học tại chỗ"?
- Lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng gia đình và nguyện vọng của các em. Tuy nhiên, "du học tại chỗ" cũng đầy những khó khăn và thách thức như du học nước ngoài. Các em vẫn phải học bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ nhưng yếu tố ngôn ngữ chỉ là một khó khăn nhỏ thôi. Điều quan trọng hơn, các em phải rất nỗ lực để đáp ứng được các yêu cầu về đánh giá, kiểm tra cho từng môn học theo đúng chuẩn của trường nước ngoài. Đây là điểm đặc biệt lưu ý vì hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo mà chúng tôi đang áp dụng cho sinh viên "du học tại chỗ" rất nghiêm ngặt và tất cả các kết quả đánh giá đều được kiểm định độc lập định kỳ hàng năm.
Điều thuận lợi hơn, như tôi đã nói ở trên, chi phí thấp hơn nhiều và sinh viên được ở bên cạnh gia đình và người thân nên có thể tránh được những vất vả, bỡ ngỡ nơi xứ người. Lựa chọn con đường nào cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để đi được đến đích.
Cao Quang
Theo VnExpress
Triển khai hoạt động tư vấn du học tại ĐH Kinh tế Quốc dân Để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, giúp sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo một cách tốt nhất, Viện Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, triển khai hoạt động tư vấn du học năm cuối cho các sinh viên có nguyện vọng chuyển tiếp. Các sinh viên đang du học...