Người học được cấp bằng thế nào sau khi Đại học Bách khoa Hà Nội ‘đổi tên’?
Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của Đại học.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát đi thông cáo báo chí sau khi có quyết định về việc chuyển từ trường lên đại học.
Theo quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GDĐT.
Thông cáo nêu rõ: “Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hơn 66 năm xây dựng và phát triển của Bách khoa Hà Nội, phù hợp với chủ trương của Đảng, của Chính phủ và xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới”.
Sự chuyển đổi này được Đại học Bách khoa Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng, là sự kế thừa những kết quả và kinh nghiệm của quá trình thực hiện tự chủ suốt thời gian dài ở Bách khoa Hà Nội.
Việc chuyển “đổi tên” này được thực hiện với tinh thần quyết liệt, đảm bảo sự phát triển đúng với định hướng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Nhà trường qua nhiều thế hệ.
Video đang HOT
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: “Đại học Bách khoa Hà Nội có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm “ Một Bách khoa Hà Nội”.
Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn đại học. Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.
Thông cáo nêu rõ, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của đại học.
Việc chuyển đổi mô hình thành Đại học Bách khoa Hà Nội để thực hiện tốt sứ mạng, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển, đưa Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, lên tầm cao mới, trở thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do học thuật, khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên toàn đại học, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của con người Bách khoa Hà Nội.
Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có tổng số 1.785 cán bộ, trong đó 1.065 cán bộ giảng dạy cơ hữu, 805 tiến sĩ (chiếm 76,3%), 279 GS/PGS (chiếm 26,19%).
Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức QS 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội nằm trong nhóm 33% các đại học tốt nhất châu Á. Tổ chức này cũng xếp Bách khoa Hà Nội vào nhóm các trường đại học công có quy mô đào tạo rất lớn và mức độ nghiên cứu rất cao.
Bốn quy định đặc biệt khi chuyển từ trường thành đại học
Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.
Các điều kiện chuyển trường đại học thành đại học được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định 99 (hiệu lực từ ngày 15/2/2020) áp dụng cho các trường đại học, học viện, đại học và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học.
Thứ nhất, trường đại học được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.
Thứ hai, trường cần ít nhất 3 trường đại học trực thuộc và ít nhất 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Về quy mô đào tạo sinh viên chính quy từ 15.000 em trở lên.
Thứ ba, trường cần ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp - với đại học công lập, còn với trường tư thục cần sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số người, đại diện góp vốn.
Thứ tư, trường xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học do các trường đại học liên kết với nhau xây dựng, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung. Đồng thời làm rõ các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản, các nội dung khác (nếu có).
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nghị định cũng cho phép các trường đại học đơn lập được liên kết để trở thành đại học chung. Theo đó, phải có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học hoặc có ít nhất 3 trường đại học là trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận liên kết thành đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Các trường tham gia liên kết phải xây dựng dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học, trong đó xác định mục tiêu, sứ mạng chung, các quy định về tổ chức, tài chính, tài sản. Ngoài ra, phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học công lập hoặc có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp tại mỗi trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Hồ sơ chuyển trường đại học thành đại học, gồm: Tờ trình đề nghị chuyển trường đại học thành đại học, nghị quyết của hội đồng trường, đề án chuyển trường đại học thành đại học, dự thảo quy chế tổ chức hoạt động của đại học, các giải pháp giải quyết rủi ro khi chuyển đổi (nếu có), đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.
Các trường sẽ gửi hồ sơ chuyển đổi cho Bộ GD&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng quyết định.
Mới đây, Thủ tướng ký quyết định chuyển trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thuộc Bộ GD&ĐT có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Chính phủ yêu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lại cơ cấu và hoạt động trên cơ sở trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước đây theo quy định. "Quá trình tổ chức lại phải bảo đảm hoạt động bình thường, không gây thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản", quyết định nêu rõ.
Về cơ cấu tổ chức, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng đại học, công nhận chủ tịch hội đồng và giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Việt Nam hiện có 6 đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nâng cấp lên mô hình đại học Thủ tướng vừa ký quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thuộc Bộ GDĐT có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức lại cơ...