Là một nước ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Kyrgyzstan trở thành quốc gia độc lập từ năm 1991.
ADVERTISEMENT
Một tiết học tại một trường phổ thông ở Kyrgyzstan. Ảnh: IT
Sau hơn 30 năm tồn tại và phát triển, nền giáo dục Kyrgyzstan, đặc biệt là giáo dục phổ thông, vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi chất lượng dạy học kém, thiếu trường, thiếu giáo viên, thiếu kinh phí, thiếu sách giáo khoa…
Kyrgyzstan có 6,6 triệu dân, trong đó 2/3 sống ở nông thôn, 30% dân số ở độ tuổi dưới 15. Năm 2020, trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia, Kyrgyzstan đứng ở vị trí thứ 151 trong số 181 quốc gia. GDP bình quân đầu người ở Kyrgyzstan (1.173 USD) thấp hơn gần 8 lần so với Kazakhstan, 9 lần so với Nga, 20 lần so với Estonia.
Theo kết quả của Chương trình đ.ánh giá quốc tế về năng lực của người trưởng thành (PIAAC) mà Kyrgyzstan tham gia năm 2018, gần 60% dân số trưởng thành của Kyrgyzstan may ra “nắm được vốn từ cơ bản, hiểu ý nghĩa của câu và đọc các đoạn văn bản”, và may ra, có thể “đếm, phân loại, làm các phép tính số học cơ bản”.
Gần 98% dân số trưởng thành của Kyrgyzstan chỉ có “kỹ năng cơ bản để sử dụng các ứng dụng công nghệ quen thuộc và phổ biến rộng rãi như email hoặc trình duyệt web”.
Video đang HOT
60% học sinh phổ thông không đạt trình độ cơ bản về đọc hiểu
Mặc dù, hệ thống giáo dục phổ thông đã đạt được một số thành tựu nhất định (số trẻ em nhập học, số lượng trường mẫu giáo và trường phổ thông, kinh phí giáo dục, lương giáo viên tăng lên, việc cung cấp sách giáo khoa, máy tính, Internet… được cải thiện), song chất lượng giáo dục phổ thông của Kyrgyzstan còn thấp.
Kyrgyzstan có 1.350.000 học sinh phổ thông, tức là gần như cứ 5 người dân thì có 1 người là học sinh. Khoảng 6% trẻ em trong độ tuổi đến trường không được đi học do sức khỏe hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, trong đó có nhiều em là con em của những người lao động nhập cư.
Theo các đ.ánh giá quốc gia và quốc tế về thành tích học tập của học sinh, trung bình có 60% học sinh phổ thông không đạt trình độ cơ bản về đọc, làm toán và khoa học tự nhiên. Điều này có nghĩa là học sinh phổ thông có thể đọc, viết, đếm nhưng không thể hiểu ý nghĩa của những gì mình đọc và không thể áp dụng kiến thức của mình vào cuộc sống.
Chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông nông thôn thua xa thành phố. Theo đ.ánh giá quốc gia về thành tích học tập của học sinh, năm 2017, ở các trường phổ thông nông thôn, có khoảng 70% học sinh lớp 4 không đạt trình độ kiến thức cơ bản, trong khi ở thủ đô Bishkek chỉ có 43% học sinh như vậy. Tỷ lệ nhập học ở trường mầm non thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập của học sinh các trường phổ thông. Ví dụ, chỉ có 22,2% trẻ em từ 3 – 5 tuổi được đi nhà trẻ.
![Hiện trạng đáng lo của giáo dục Kyrgyzstan - Hình 2]()
Nhiều trường phổ thông ở Kyrgyzstan phải dạy ba ca. Ảnh: IT
Nghề giáo không được ưa chuộng
Kyrgyzstan có 82.000 giáo viên, trong đó 2/3 làm việc ở nông thôn. Khoảng 85% giáo viên là phụ nữ. Gần một nửa số giáo viên đang ở độ tuổi nghỉ hưu và tiền nghỉ hưu (từ 50 tuổi trở lên), họ có thể rời hệ thống trong thập kỷ tới.
Các nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy lương giáo viên tương xứng ít nhất phải bằng lương trung bình trong nước. Thế nhưng, năm 2021, ở Kyrgyzstan, lương trung bình tháng trong ngành giáo dục (bao gồm lương của cán bộ giảng dạy và không giảng dạy ở các trường công và tư, cũng như các cơ quan khoa học) thấp hơn khoảng 20% so với mức lương trung bình trong nước và thấp hơn gần 40% so với khu vực hành chính công. Ví dụ, năm 2020, mức lương trung bình trong ngành giáo dục là 14.764 som (khoảng hơn 4.000.000 VND), trong nước – 18.940 som (khoảng hơn 5.500.000 VND), còn trong khu vực hành chính công – 22.879 som (khoảng hơn 6.500.000 VND).
Nếu nói về đội ngũ giáo viên các trường công thì lương tháng của họ ở thủ đô Bishkek gần 7.000 som/tháng (khoảng hơn 2.000.000 VND). Nghĩa là, tính trung bình, lương cơ bản của giáo viên thấp hơn gần 2,5 lần so với mức lương trong nước nói chung, và thấp hơn 3 lần so với lương công chức. Nhiều giáo viên buộc phải làm việc gấp 1,5 lần, nhiều giáo viên ở nông thôn phải làm thêm kinh tế phụ.
Hằng năm, cả nước thiếu khoảng 2.000 giáo viên, đặc biệt thiếu giáo viên tiểu học, Tiếng Nga, Toán, Vật lý. Nghề giáo viên ở Kyrgyzstan không được ưa chuộng. Số giáo viên dưới 30 tuổi hầu như không vượt quá 10%.
Thiếu sách giáo khoa và học quá tải
Kyrgyzstan gặp khó khăn nghiêm trọng về số lượng và chất lượng sách giáo khoa. Tỷ lệ cung cấp sách giáo khoa ở các trường nói tiếng Kyrgyzstan chỉ đạt 80%, ở các trường nói tiếng Nga – 70%.
Ở Kyrgyzstan, chỉ có Bộ Giáo dục và Khoa học mới có quyền lựa chọn tác giả và xuất bản sách giáo khoa. Một số sách giáo khoa mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Nhiều cuốn không đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh theo chuẩn giáo dục quốc gia. Mặc dù vậy, các trường phổ thông và giáo viên chỉ được sử dụng sách do Bộ Giáo dục và Khoa học Kyrgyzstan xuất bản.
Học sinh Kyrgyzstan phải học quá tải. Ví dụ, trung bình một học sinh Kyrgyzstan học 1.020 giờ/năm, trong khi ở Estonia – 820, Phần Lan – 808, Nga – 803. Rõ ràng, khối lượng công việc lớn không đảm bảo kết quả học tập. Kyrgyzstan luôn luôn đứng cuối trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng giáo dục phổ thông.
Dưới thời Xô Viết, học sinh các trường phổ thông Kyrgyzstan học 17 môn, hiện nay – 25 môn, cao hơn nhiều so với chuẩn chung. Trung bình, trên thế giới, số lượng các môn học dao động từ 8 – 15. Vì vậy, cần phải giảm bớt số lượng và xem xét chất lượng các môn học trong các trường phổ thông của Kyrgyzstan.
Trường học quá tải
Cả nước có 2.296 trường phổ thông, trong đó có 152 trường tư thục (với 38.000 học sinh, chiếm gần 3% tổng số học sinh cả nước). 245 trường công lập đang trong tình trạng xuống cấp, việc dạy học trong những trường này gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của học sinh. 457 trường phổ thông (1/5) cần đại tu mái, nền móng, tường, và hệ thống cấp, thoát nước. Theo Bộ Giáo dục, cả nước thiếu khoảng 670 trường phổ thông (30% số lượng hiện có).
Nhiều trường phổ thông ở Kyrgyzstan quá tải. Hiện nay, có 151 trường (1/15) dạy 3 ca. 90 trường ở Bishkek được thiết kế cho 75.000 học sinh, nhưng thực tế có tới 170.000 học sinh. 25% số trường không có nước uống. 74% số trường không có nhà vệ sinh nội bộ, 68% trường không có nước nóng.
Cả nguồn lực tài chính và hành chính của các trường ( mua sắm hàng hóa và dịch vụ, chính sách cán bộ) đều do các phòng kế toán quận, huyện/thành phố và Bộ Giáo dục quản lý. Điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý các trường phổ thông.
Vai trò của chính quyền địa phương trong sự phát triển của các trường phổ thông còn hạn chế. Pháp luật thiếu quy định về các trường tư, mặc dù số lượng trường tư ở Kyrgyzstan tăng lên. Ở một số quốc gia, khu vực tư nhân chiếm tới 15% -20% học sinh. Sự gia tăng các trường tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tải cho các trường công lập. Tuy nhiên, ở Kyrgyzstan, việc thành lập các trường tư bị cản trở bởi các yêu cầu về giấy phép và tiêu chuẩn vệ sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số Để đạt mục tiêu tiếp tục duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh (HS) người dân tộc thiểu số (DTTS) được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Giáo dục tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp. Chuẩn...
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...
Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh
07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý
Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới
07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...
Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên
07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...
Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera
10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non
Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô
07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?
Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh
07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh
Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc
07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều
Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'
07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều trẻ em nghèo, khuyết tật
Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực
07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: tiền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm
07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều tiền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông
Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo
07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy
Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học
06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến
06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến
TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ
06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nữ sinh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu
06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện nữ sinh đang theo học ...
Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ
06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập
Phong trào khuyến học huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp sức hàng nghìn học sinh, sinh viên học tốt
06:01:39 19/12/2022
Với những hỗ trợ thiết thực, phần thưởng kịp thời, Hội Khuyến học – Cựu giáo chức huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tiếp sức hộc sinh, sinh viên học tốt, góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học, thúc đẩy sự phát triển ngành giáo dục – đà...
Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật
05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế