Người giàu hưởng lợi nhiều hơn từ công nghệ số
Theo “ Báo cáo Phát triển Thế giới 2016: Lợi ích công nghệ số”, nhóm người giàu, có kĩ năng và ảnh hưởng trên thế giới có khuynh hướng hưởng lợi nhiều từ công nghệ số, vì họ có khả năng khai thác lợi thế công nghệ tốt hơn.
Công nghệ số đã làm thay đổi thế giới của kinh doanh
Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới cho biết, internet, điện thoại di động và các công nghệ số khác đang phát triển với tốc độ cao tại các nước đang phát triển, nhưng lợi ích được kỳ vọng để hỗ trợ tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao dịch vụ công đã không được như mong đợi, và 60% dân số thế giới vẫn đứng ngoài lề nền kinh tế số đang phát triển như vũ bão này.
Theo “Báo cáo Phát triển Thế giới 2016: Lợi ích công nghệ số” của hai đồng tác giả, giám đốc dự án Deepak Mishra và Uwe Deichmann và nhóm công tác, thì nhóm người giàu, có kĩ năng và ảnh hưởng trên thế giới có khuynh hường hưởng lợi nhiều từ công nghệ số vì họ có khả năng khai thác lợi thế công nghệ tốt hơn.
Báo cáo cũng cho biết, tuy con số người sử dụng internet toàn thế giới đã tăng gấp 3 so với năm 2005 nhưng vẫn còn 4 tỷ người không có internet.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, công nghệ số đã làm thay đổi thế giới của kinh doanh, việc làm và Chính phủ. “Chúng ta phải tiếp tục sự nghiệp kết nối mọi người và không được phép để ai bị bỏ rơi bởi chi phí cơ hội. Nhưng nếu muốn chia sẻ lợi ích do công nghệ số mang lại cho mọi đối tượng trong xã hội, thì các quốc gia phải cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu tư vào giáo dục và y tế, và thúc đẩy một nền quản trị tốt”, ông Jim Yong Kim nói.
Tuy đã có nhiều câu chuyện thành công nhưng nhìn chung trên quy mô toàn thế giới, tác động của công nghệ trong việc nâng cao năng suất lao động, tạo thêm cơ hội cho nhóm nghèo và nhóm trung lưu và hỗ trợ phát triển một nền quản trị có trách nhiệm vẫn chưa được như mong đợi. Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, nhưng lợi ích của nó – tăng trưởng, việc làm và dịch vụ – vẫn chưa bắt kịp tốc độ đó.
Theo ông Kaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới, hiện nay đã có 40% dân số thế giới kết nối với internet. Đây là một kết quả đáng mừng, nhưng đồng thời nó cũng nhắc ta phải làm sao tránh tạo ra một giai cấp mới bị đẩy xuống dưới đáy xã hội. “Khi còn gần 20% dân số mù chữ, thì công nghệ số cũng không giúp xoá bỏ được khoảng cách về tri thức trên thế giới”, ông Kaushik Basu nhấn mạnh.
Cần cách cung cấp internet cho toàn dân với chi phí vừa phải
Cũng theo “Báo cáo Phát triển Thế giới 2016: Lợi ích công nghệ số”, công nghệ số có thể giúp chia đều thành quả, nâng cao hiệu suất và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Hiện trên 40% người thuộc độ tuổi trưởng thành tại khu vực đông Phi trả tiền điện, nước thông qua điện thoại di động.
Tại Trung Quốc, 8 triệu doanh nhân, trong đó 1/3 là phụ nữ, thực hiện bán sản phẩm cho các khách hàng trong cả nước và xuất khẩu tới 120 nước khác dựa trên nền tảng thương mại điện tử.
Trong vòng 5 năm, Ấn Độ đã cấp mã nhận dạng công nghệ số cho 1 tỷ người qua đó tăng cường tiếp cận và hạn chế tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công. Trong lĩnh vực y tế công, dịch vụ tin nhắn (SMS) cũng được sử dụng để nhắc nhở bệnh nhân HIV uống thuốc.
Theo Ngân hàng Thế giới, nhằm thực hiện đầy đủ cam kết về phát triển trong thời đại công nghệ số, Ngân hàng đề xuất hai hành động chính đó là xoá bỏ khoảng cách công nghệ số bằng cách cung cấp dịch vụ internet cho toàn dân, với chi phí vừa phải, dịch vụ mở và an toàn. Cùng với đó, tăng cường các quy định nhằm đảm bảo thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng cho người lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi trong thời đại mới, và tăng cường trách nhiệm giải trình của các thể chế.
Báo cáo cũng đề xuất một số biện pháp như, đầu tư vào hạ tầng cơ bản, giảm chi phí kinh doanh, giảm rào cản thương mại, khuyến khích các công ty khởi nghiệp gia nhập thị trường, tăng cường năng lực cơ quan quản lý cạnh tranh, và khuyến khích cạnh tranh giữa các nền tảng số nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, tuy khả năng biết đọc, biết viết vẫn rất quan trọng đối với trẻ em, nhưng ta vẫn phải chú ý đào tạo kĩ năng nâng cao về tư duy nhận thức và tư duy phản biện, đào tạo cơ bản về các hệ thống ICT thì mới có thể mở rộng diện sử dụng internet. Cần đào tạo kĩ năng kĩ thuật và cho trẻ em sớm làm quen với công nghệ để nâng cao kiến thức về ICT và cơ hội nghề nghiệp cho các em.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Nga phát triển trang phục chiến đấu Ratnik-3
Đại tướng bộ binh Oleg Salyukov cho hay Nga hiện đang phát triển hệ thống trang phục chiến đấu bộ binh Ratnik thế hệ thứ ba.
Ông cho biết, hơn 80.000 quân nhân Nga đang được trang bị Ratnik-2- "người lính của tương lai" trong năm 2015. Salyukov nói "Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu để chế tạo trang phục Ratnik thế hệ thứ ba, nó sẽ vượt qua tất cả các trang phục chiến đấu tương tự của nước ngoài, phù hợp với sự phát triển của quân sự năm 2025" . Các thiết bị Ratnik bao gồm hơn 40 thành phần, bao gồm cả vũ khí, áo giáp, thiết bị quang học, thiết bị truyền thông và dẫn đường, cũng như hệ thống cung cấp điện hỗ trợ sinh tồn. Các trang phục Ratnik-2 bổ sung đáng kể hiệu quả chiến đấu và khả năng sống sót của người lính, nhất là vì nó nhẹ (20 kg), nó chỉ nặng một nửa so với phiên bản trước đó của nó. Đối với các thiết bị chiến đấu người lính thế hệ thứ ba, nó sẽ tích hợp các công cụ cơ sinh học khác nhau, bao gồm cả khung xương.
Các trang phục Ratnik được thiết kế chủ yếu cho tay súng bắn tỉa, lính súng trường, lính điều khiển xe bọc thép và pháo thủ trên máy bay. Thiết bị Ratnik giúp người lính duy trì liên lạc vô tuyến 1 cách ổn định với tất cả binh lính xung quanh và đồn chỉ huy, nhận dữ liệu trinh sát liên tục cập nhật về vị trí của đối phương và tình hình chung của khu vực chiến đấu.
Nga chú trọng trang bị cho quân khu miền Tây trong năm 2016
Nga có kế hoạch để hình thành ba sư đoàn mới và tăng cường trang thiết bị, huấn luyện chiến đấu cho cho quân khu miền Tây trong năm 2016. Ba sư đoàn mới cho quân khu miền Tây sẽ được hình thành trong năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã nói "Nhiệm vụ là vô cùng quan trọng". Shoigu nói thêm rằng bên cạnh việc hình thành ba sư đoàn , kế hoạch được dự kiến sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng kiên cố, phòng thí nghiệm, kho vũ khí quân sự và doanh trại. Năm ngoái Shoigu cho biết, từ đầu năm 2015 khoảng 30 đơn vị và lực lượng đã được tạo ra ở quận khu miền Tây. Và vào cuối tháng mười một, ông tuyên bố rằng mười lăm đơn vị đã được tạo ra trong quân khu miền Nam. Theo báo cáo trước đó, quân khu miền Tây đã được tăng cường một đội xe tăng mới, có trụ sở gần Moscow. Trước đó, thông tin về cuộc tập trận lớn nhất năm 2016 của Nga là Kavkaz-2016 cho thấy Nga sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tại phía Tây và phía Nam. "Nói về cuộc tập chỉ huy tham mưu cấp chiến lược Kavkaz-2016, điều quan trọng là đánh giá khả năng của chúng ta trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia tại phía Tây trong bối cảnh quân sự quốc tế không mấy êm ả" Bộ trưởng Quốc phòng cho biết.
Theo Lao động
Nhóm giàu nhất sàn: Đại gia bất động sản vượt mặt tỷ phú ngân hàng Chiếm tới 8/20 người giàu nhất sàn chứng khoán, những đại gia kinh doanh bất động sản cho thấy họ sở hữu tài sản lớn hơn bất kỳ đại gia nào kinh doanh các lĩnh vực khác. Trong số 20 người có tài sản lớn nhất sàn chứng khoán, có tới 8 người sở hữu cổ phiếu bất động sản, với tổng tài...