Người được cho là PGS.TS Bùi Xuân Biên chửi bới nhà báo, học trò sẽ học được gì
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” .
Theo Báo Pháp luật Việt Nam, liên quan đến phản ánh trụ sở chính của trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (địa chỉ tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) sau nhiều năm được phê duyệt vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, đi vào hoạt động… chiều ngày 26/11, tổ phóng viên của báo Pháp luật Việt Nam đã có mặt tại dự án này cùng cán bộ địa chính xã Tiền Phong.
Tại đây, theo clip đăng tải trên báo Pháp luật Việt Nam cho thấy phóng viên đã gặp một người đàn ông được cho là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đứng ở đó và dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để lăng mạ, chửi bới một số người.
Không chỉ vậy, người đàn ông này còn dọa đánh người trước sự chứng kiến của cán bộ địa chính xã.
Người này còn tự xưng là Tổng biên tập Tạp chí khoa học Tài chính – Ngân hàng, tuy nhiên theo thông tin trên website của trường thì tổng biên tập lại là người khác.
Trước sự việc trên, phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã nhận định rằng, việc một Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học đứng đầu một trường đại học lớn tại Hà Nội lại có ứng xử thiếu đạo đức, văn hóa như vậy đã làm xấu hình ảnh của những nhà giáo. [1]
Câu chuyện đến nay chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, với những gì đã đăng tải lên phương tiện thông tin đại chúng, rõ ràng ứng xử của người đàn ông trong clip của báo Pháp luật Việt Nam là rất khó chấp nhận.
Người đàn ông được cho là Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có lời nói, cử chỉ không giống với tác phong nghề giáo. (Ảnh: Pháp Luật Việt Nam)
Để có thêm thông tin khách quan, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trực tiếp liên hệ với Phó Giáo sư- Tiến sĩ Khoa học Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội theo thông tin từ website của nhà trường.
Tuy nhiên, phóng viên không nhận được phản hồi. Nếu người đàn ông trong clip đăng tải là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, là chủ tịch Hội đồng Quản trị của một trường Đại học thì thật đáng quan ngại về văn hóa ứng xử.
Khi nói tới “văn hóa ứng xử”, chúng ta có thể hiểu nôm na, đó là những cái hay, cái đẹp được tích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử, trong giao tiếp.
Video đang HOT
Có nhiều khía cạnh ứng xử: giữa thầy cô và học sinh sinh viên, giữa học sinh sinh viên với nhau cũng như giữa thầy cô và phụ huynh.
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn là một bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói, học mở” .
Nhưng thật tiếc khi có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là một chuyện đương nhiên mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt.
Và với những suy nghĩ như vậy đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người khác không hiểu ý, những điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra miệng không trùng khớp với nhau…
Nếu những gì được ghi lại trong đoạn video đăng tải trên Báo Pháp luật Việt Nam là đúng, thì quả thật tiếc cho hình ảnh của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Biên bị hoen ố bằng những ngôn từ thiếu chuẩn mực khi giao tiếp với phóng viên.
Bên cạnh việc làm hoen ố hình ảnh nhà giáo, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Liên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) còn nhận định người đàn ông trong clip đăng tải trên báo Pháp luật Việt Nam còn có biểu hiện vi phạm pháp luật khi có biểu hiện cản trở hoạt động báo chí và vi phạm đạo đức nhà giáo. [2]
Hình ảnh người thầy từ xưa luôn là chuẩn mực của cái hay, cái đẹp, cái mực thước, nghiêm túc, của sự kính trọng và lòng biết ơn trong mỗi phụ huynh, học sinh và toàn xã hội. Từ cách đi, đứng, nói năng, ăn mặc, ứng xử với những người xung quanh…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, dù trong bất kỳ tình huống nào người thầy phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng không chỉ cho học sinh noi theo mà còn xã hội nhìn vào.
Và khi một người thầy, người đứng đầu một trường đại học lại có hành vi thiếu chuẩn mực như vậy thật nghiêm trọng. Thiết nghĩ phải có cơ quan chức năng vào cuộc để có câu trả lời cho dư luận. Nếu không, sinh viên, xã hội sẽ nghĩ gì về hình ảnh người thầy?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://baophapluat.vn/media/soc-voi-cach-ung-xu-cua-pgs-tskh-bui-xuan-bien-chu-tich-hdqt-truong-dai-hoc-tai-chinh-ngan-hang-ha-noi-post7132.html
[2] https://baophapluat.vn/media/vu-viec-chui-boi-phong-vien-tai-truong-dai-hoc-tai-chinh-ngan-hang-ha-noi-ong-bui-xuan-bien-co-can-tro-bao-chi-tac-nghiep-post7159.html
Bằng thật trình độ giả: Khó tìm lời giải
Loại một tiến sĩ khoa học để bổ nhiệm một kỹ sư chân đất, điều không mấy ai làm được.
Đó là chia sẻ của GS-TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương về quyết định của mình thời điểm ông còn làm quản lý.
Ông Phùng Văn Chiến bị tạm đình chỉ chức Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình
Câu chuyện được nhắc lại liên quan tới những lùm xùm về bằng giả, bằng thật xảy ra mấy ngày vừa qua. Vị GS trăn trở, hiện tượng sử dụng bằng giả để thăng tiến xảy ra khá phổ biến từ xưa tới nay, tuy nhiên, điều ông lo ngại hơn chính là có bằng thật nhưng trình độ giả.
Trong khi đó, với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm hiện nay, để loại bỏ một người có trình độ giả nhưng lại có bằng thật là khá khó khăn. Bởi việc tuyển dụng lâu nay vẫn dựa chủ yếu trên bằng cấp, chưa dựa trên đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc thực tế. Một số có thể không phải là ít lại được tuyển dụng dựa trên quan hệ.
Bên cạnh đó, cơ chế đánh giá cán bộ vừa yếu, vừa thiếu, cán bộ đã vào biên chế là gần như không loại ra được. Vì điều này, có nhiều trường hợp dù biết rõ không có năng lực nhưng vẫn không thể thực hiện tinh giản biên chế.
Trở lại câu chuyện tại viện mình, vị GS cho biết ông đã loại một tiến sĩ khoa học để bổ nhiệm một kỹ sư chân đất, bất chấp sự phản ứng của một số cá nhân.
"Trưởng bộ môn nghiên cứu tại viện tôi lúc đó chỉ là một kỹ sư, trong khi tiến sĩ khoa học vẫn chỉ là nhân viên. Đây là hiện tượng bất thường ở thời điểm chức danh tiến sĩ đang rất "hót".
Tuy nhiên, tôi đã quyết định bổ nhiệm cậu kỹ sư kia làm trưởng bộ môn vì cậu này có năng lực thật sự, rất giỏi về chuyên môn. Cậu ấy không ngại xắn quần, lội ruộng, ngày đêm mầy mò tìm ra loại giống lúa mới.
Cậu kỹ sư này, chỉ vì ham mê nghiên cứu, làm việc thực tế mà bỏ quên việc học, bỏ quên kỳ thi, nên không lấy được bằng tốt nghiệp.
Còn vị tiến sĩ khoa học kia dù đã du học tại nước ngoài nhưng kiến thức xa rời thực tế, không ứng dụng được tại Việt Nam, giao đề tài không làm được. Đó là chưa nói, ở một trình độ tiến sĩ mà khi nhìn cây cỏ lộc vừng lại cho rằng đó là cây lúa đột biến thì không thể chấp nhận được.
Vì thế, tôi vẫn để làm nhân viên", GS Trần Duy Quý kể.
Câu chuyện thứ hai, vị GS kể lại là việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng Tổ chức cán bộ khi chưa đủ những điều kiện căn bản thời điểm đó. Người này suốt 12 năm liền giữ cho các hoạt động của viện luôn ổn định, chọn lựa được người tài, trung thực, khách quan, trân trọng người tài.
"Tôi đã gặp phải nhiều khó khăn khi bổ nhiệm cán bộ này, thậm chí còn phải đối mặt với kiện cáo, kỷ luật vì làm sai nguyên tắc, tuy nhiên, tôi đã lựa chọn được một người tài, có năng lực thật sự cho viện", vị GS chia sẻ.
Từ hai câu chuyện kể trên, GS Trần Duy Quý cho biết, tình trạng sử dụng bằng giả, bằng thật - trình độ giả để thăng tiến là chuyện diễn ra từ lâu.
Điều khiến ông lo ngại nhất là điều này sẽ tạo cơ hội để lọt những cán bộ yếu kém cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức ngồi vào các vị trí quản lý hành chính.
Nhắc lại ví dụ về vị tiến sĩ khoa học lại không phân biệt được cây cỏ với cây lúa, ông giả định nếu người này ngồi lên chức Trưởng bộ môn thì nguy cơ sẽ thế nào?
Hay chọn Trưởng phòng tổ chức cán bộ nếu chỉ là người có đủ bằng cấp, tiêu chuẩn nhưng lại không có tầm, không có tâm thì sẽ như thế nào?
Đặt ra hàng loạt những câu hỏi như vậy, vị GS liên hệ tới thực tế vừa qua khi chúng ta có rất nhiều cán bộ, lãnh đạo đã bị truy tố, tù tội do những chỉ đạo, điều hành thiếu thực tế. Vị chuyên gia nhấn mạnh, những chệch choạc tại một số cơ quan, bộ ngành đang thấy là hệ quả của việc lựa chọn người quản lý thiếu tài, thiếu tâm.
Từ những phân tích nói trên, GS Trần Duy Quý cho biết, câu chuyện sử dụng bằng giả để làm viện trưởng như trường hợp của ông Phùng Văn Chiến, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Thái Bình không phải là cá biệt nhưng phải được xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, cùng với việc xử lý nghiêm, truy đến cùng những trường hợp sử dụng bằng giả để thăng tiến thì cũng phải song song rà soát, loại bỏ ngay những người có trình độ giả.
GS Trần Duy Quý cho rằng, việc rà soát, loại bỏ những đối tượng này mới khó. Nếu muốn loại bỏ đòi hỏi người quản lý phải có bản lĩnh, công tâm, khách quan, minh bạch.
"Điều này không hề dễ, bởi ngay cả khi cơ quan công an đã xác định có tới 221 trường hợp được cấp văn bằng giả của Trường Đại học Đông Đô đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng mà tới này còn không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Nếu không được làm tới cùng thì tình trạng gian lận thi cử, bằng cấp, gian lận trong thăng tiến, tuyển dụng vẫn còn tồn tại", vị GS cảnh báo.
Cô giáo nhận nuôi học trò mất mẹ do nhiễm COVID-19 Hai mẹ con đều bị nhiễm COVID-19, mỗi người đi cách ly một nơi. Khi đi cách ly về, em Q mới biết mẹ đã mất. Đã hơn ba tuần nay, nhiều người đến nhà cô giáo PTHL, ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM, đều thấy một em trai ra chào lễ phép. Nhiều vị khách không biết đều nghĩ là...