Người đi “xây trường, dựng lớp”
“Phải khắc phục khó khăn để hoạt động hiệu quả. Mình không tạo được môi trường tốt thì làm sao đồng bào có thể tin tưởng?” – thầy Nguyễn Văn Tập – Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ trăn trở.
Thầy Tập (bên phải) phát thẻ dự thi kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh cho các em học sinh. Ảnh: NVCC
Lên rừng…
Sinh ra ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), năm 2008 sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, thầy Tập lại lựa chọn lên vùng cao Điện Biên công tác và dạy học. “Bến đò” đầu tiên của thầy Tập là ngôi trường THPT Chà Cang (xã Chà Cang, huyện Mường Nhé, nay là huyện Nậm Pồ). Ngôi trường “ngự” tại mảnh đất mà người ta vẫn quen gọi là “ngã ba Chà” (3 xã gồm: Chà Nưa, Chà Tở, Chà Cang).
Chà Cang cách trung tâm huyện lỵ Mường Nhé hơn 80km. Những ngày đầu đứng trên bục giảng, thầy Tập đối diện với rất nhiều thách thức bởi là giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm. Rào cản về ngôn ngữ, văn hóa giữa thầy và trò khiến cho việc truyền thụ kiến thức càng gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012, huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) được thành lập trên cơ sở chia tách, sáp nhập một số xã của hai huyện Mường Nhé và Mường Chà. Lúc này, cả huyện mới có ngôi trường duy nhất hệ THPT nơi thầy Tập công tác. Ở đây có tới 95% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học. Đối diện với muôn vàn khó khăn, thầy Tập tự lên kế hoạch khắc phục. Thầy không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng ngày một tốt hơn công việc được giao. Học trò quý mến, cấp trên tín nhiệm, năm 2015 thầy Tập được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng nhà trường.
Ban giám hiệu cùng 68 học sinh lớp 10, 11 tham dự thi chọn học sinh giỏi năm học 2019-2020. Ảnh: NVCC
Sau 10 năm gắn bó với Chà Cang, đến tháng 4/2018, thầy được điều động sang môi trường mới để đặt những “viên gạch” đầu tiên. Đó là trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ. Đến tháng 7/2019, thầy được giữ chức Hiệu trưởng. Cũng bởi mới được thành lập, nên bản thân thầy Tập và tập thể giáo viên trong trường phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Họ đã nỗ lực không ngừng về mọi mặt. Bằng tinh thần trách nhiệm với công việc, thầy đã xây dựng được một tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, vững mạnh.
Cô Ngần Thị Hướng – giáo viên Ngữ văn chia sẻ: “Trên hành trình xây dựng trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ, chúng tôi tự hào khi có người hiệu trưởng tận tụy với nghề, tận tâm với trò. Thầy Tập luôn quan tâm tới đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, nhân viên, đó cũng là động lực rất lớn cho chúng tôi yên tâm công tác và gắn bó với trường”.
Bứt phá “thần kỳ”
“Thầy Tập là tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó, đổi mới, sáng tạo. Trong công tác chuyên môn thầy luôn chỉ đạo sát sao, thường xuyên trao đổi, đánh giá kết quả dạy và học, đề xuất những giải pháp hỗ trợ, khuyến khích giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”, cô Ngần Thị Hướng nói thêm.
Theo thầy Tập, đến bây giờ mới có đủ các khối học. Số lượng học sinh ở trường ít, dù là trường nội trú nhưng cơ sở vật chất lại chưa có nên khó khăn lại tăng lên bội phần.
“Không vì thế mà cứ chần chừ đợi khi nào điều kiện đầy đủ mới phát triển được. Tôi luôn nhủ rằng: “Bằng mọi cách phải khắc phục khó khăn để đưa trường đi vào hoạt động hiệu quả”. Mình không tạo được môi trường tốt thì làm sao đồng bào có thể tin tưởng, gửi gắm con em?”, thầy Tập chia sẻ.
Thầy Tập ôn luyện cho các em đội tuyển học sinh giỏi tỉnh. Ảnh: NVCC
Em Bùi Thị Yến Nhi, học sinh lớp 12C3 cho biết: “Thầy Tập luôn có phương pháp dạy mới lạ và đặc biệt để mang đến những giờ học tuyệt vời nhất cho học sinh. Mỗi tiết học của thầy đều thu hút được sự chú ý của cả lớp, nhiều bạn còn quên mất mình từng cho đó là môn học “buồn ngủ” nhất. Ngoài ra, em còn cảm nhận được ở thầy nguồn năng lượng tích cực không chỉ ở lúc dạy học mà còn ở các hoạt động ngoại khóa của trường”.
Trong điều kiện muôn vàn khó khăn ấy, chỉ sau mấy năm đi vào hoạt động, Trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ đã bứt phá vươn lên để trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Năm học 2019 – 2020, trường vẫn chưa có học sinh lớp 12. Thế nhưng, tại kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa và máy tính cầm tay lớp 9 và lớp 12, 33 học sinh lớp 11 của trường đã mạnh dạn đi thi vượt cấp chương trình lớp 12. Trong số đó, 16 em đã xuất sắc đạt giải.
Năm học sau đó, trường có 51 học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn văn hóa và máy tính cầm tay, xếp thứ 7/33 trường THPT toàn tỉnh. Đặc biệt, trường có 2 em được lựa chọn tham gia đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Đáng chú ý, trong năm học này, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường đã đạt 100%. Điểm thi trung bình các môn toàn trường xếp thứ 4/39 đơn vị có thí sinh dự thi.
Hơn mười năm gắn bó với giáo dục vùng cao, trong nhiều năm liên tiếp, thầy Nguyễn Văn Tập đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bên cạnh đó, thầy liên tục được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Những thành tích trên là niềm tự hào không chỉ của bản thân, gia đình thầy Tập, mà còn là nền tảng, động lực để cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường noi gương.
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngày 31-10, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống (31/10/1966-31/10/2021) và khai giảng năm học mới 2021-2022.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn gắn Huân chương Lao động hạng Nhất lên lá Cờ truyền thống của Nhà trường.
Tham dự có các đồng chí: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn; Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Đại học Thái Nguyên; đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên Nhà trường.
Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) đã khẳng định được vị thế là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong hệ thống các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Cờ thi đua xuất sắc cho Nhà trường.
Đến nay, Nhà trường đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có hơn 6.000 thạc sĩ và tiến sĩ; bồi dưỡng hàng chục nghìn giáo viên các cấp, đào tạo hàng trăm sinh viên quốc tế.
Trường hiện có 13 khoa; 10 phòng, ban chức năng; 1 viện nghiên cứu, 1 trường thực hành và 5 trung tâm. Số cán bộ, viên chức là gần 450 người, trong đó có 37 giáo sư và phó giáo sư, 165 tiến sĩ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn gióng trống khai giảng năm học mới của Nhà trường.
Trường là cơ sở giáo dục đầu tiên trong khối các trường đại học sư phạm thực hiện kiểm định chất lượng nhà trường và cũng là đơn vị đầu tiên thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện đánh giá chương trình đào tạo quốc tế theo chuẩn AUN-QA. Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, Trường đã công bố hơn 3.000 bài báo khoa học, trong đó có hơn 500 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/SCOPUS...
Chương trình văn nghệ chào mừng buổi Lễ.
Với những thành tựu đó, Nhà trường đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, như: Anh hùng Lao động năm 2016; 6 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba. 3 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân; 28 giảng viên là Nhà giáo Ưu tú, 14 giảng viên được tặng thưởng Huân chương Lao động; 45 cán bộ, giảng viên nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...
Nhân dịp này, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tiếp tục được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần thứ 2) và Cờ thi đua của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Nghe tiếng trống khuyến học, đồng loạt hơn 2.000 học sinh ngồi vào bàn học 7h tối, khi tiếng trống vang lên cũng là lúc học sinh khắp các thôn, xóm của xã Hoằng Châu (huyện Hoằng Hóa) đồng loạt ngồi vào bàn học, hoạt động giải trí ảnh hưởng đến học tập cũng được ngưng lại. Tiếng trống khuyến học ở làng quê xứ Thanh Được thành lập vào tháng 2/2014, tiếng trống khuyến học đã gắn...