Người đạt bài viết 9.0 IELTS từ 20 năm trước
Khi Internet còn nhiều hạn chế, TS Nguyễn Chí Hiếu sử dụng tài liệu là sách, báo có sẵn để tóm tắt, ghi lại ý tưởng hay và học cách sử dụng từ ngữ, lập luận cho bài thi viết IELTS.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Định, Nguyễn Chí Hiếu được bố mẹ cho lên TP.HCM học tại THPT Lê Hồng Phong khi 17 tuổi, mong muốn con làm quen môi trường thành phố trước khi học đại học.
Từ cậu học trò nhỏ trở thành chuyên gia giáo dục, Nguyễn Chí Hiếu cho rằng đó là những nỗ lực trong việc tự học, biết cách sử dụng thời gian hiệu quả.
TS Nguyễn Chí Hiếu tại một chương trình giáo dục. Ảnh: NVCC.
Từ 6.0 cho tới 9.0
Đạt được học bổng đi du học ở Anh vào năm 2002, Nguyễn Chí Hiếu cũng cho đó là một sự may mắn và cơ duyên khi cùng người bạn trong lớp đến dự thi tại một buổi hội thảo. Đăng ký thi cho biết nhưng chính anh lại là người đã đạt được điểm số cao nhất và đạt học bổng để du học tại nước Anh.
Để được nhận vào học tại trường đại học ở xứ sở sương mù, thí sinh phải đạt chứng chỉ IELTS và không kỹ năng nào dưới điểm số 7.0. Sau khi hoàn thành bậc học A-level (Chương trình dự bị đại học), anh Nguyễn Chí Hiếu đăng ký thi nhưng kỹ năng viết chỉ đạt 6.0.
Từ đó, Chí Hiếu dành thời gian để tự tìm hiểu kỹ về cấu trúc bài thi IELTS. Anh cũng xin lời khuyên và gợi ý của thầy cô để tìm ra những hạn chế mình đang mắc phải như: Từ vựng chưa đa dạng, cách diễn đạt chưa rõ ý, thiếu sáng tạo…
Video đang HOT
Bài thi viết IELTS do Nguyễn Chí Hiếu nhớ và viết lại.
Sau 6 tháng chăm chỉ tự học, Nguyễn Chí Hiếu đã đăng ký thi IELTS vào giữa năm 2003 và đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Chỉ muốn đạt đủ điều kiện các kỹ năng IELTS trên 7.0 nhưng anh thấy bất ngờ khi mình đạt được số điểm 9.0 cho bài thi viết.
Kết quả trên đã giúp Chí Hiếu tiếp tục nhận được nhiều học bổng ở các bậc học cao hơn tại trường Cambridge Tutors College (Anh). Năm 2004, Nguyễn Chí Hiếu được tuyên dương là sinh viên xuất sắc tại Học viện Kinh tế và chính trị London; top 100 sinh viên xuất sắc trên thế giới năm 2006.
Chia sẻ về bí quyết đạt điểm số ấn tượng trong bài thi viết IELTS, Chí Hiếu nói: “Thời đó mạng Internet còn khá hạn chế, nguồn học liệu về IELTS không có nhiều. Thế nên, những tài liệu mình thu thập được chủ yếu là sách, báo có sẵn”.
Nguyễn Chí Hiếu thường sưu tầm các tạp chí trong thư viện hay tìm các bài báo nổi tiếng của Anh. Bước sau đó, mình sẽ tóm tắt lại các bài báo, ghi lại những ý tưởng hay. Mình cũng học được từ tác giả cách sử dụng từ cũng như lối lập luận của họ” – Nguyễn Chí Hiếu nói.
Quan trọng nhất, bản thân phải dành thời gian để viết. Anh thường luyện viết vào mỗi cuối tuần và sử dụng những ngữ liệu sưu tầm được để chuyển hóa bài viết thành của mình. Quá trình này cần diễn ra thường xuyên nhất có thể.
Ngoài ra, Chí Hiếu cũng dành thời gian để luyện nghe thông qua các chương trình truyền hình, phim ảnh. Anh cũng nâng cao kỹ năng nói nhờ việc đi làm thêm và cố gắng tạo cho mình thói quen giao tiếp với những người bản xứ.
Quay lại Việt Nam vì giáo dục
Sau khi hoàn thành chương trình học Tiến sĩ tại Mỹ, Nguyễn Chí Hiếu quay trở lại Việt Nam vào năm 2015 và làm công việc phát triển hệ thống trung tâm tiếng Anh. Vì chưa hài lòng với mô hình giáo dục hiện tại nên anh đã dành thêm 1 năm học MBA tại Đại học Oxford (Anh) để tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm.
Vào năm 2016, anh Hiếu quay lại Việt Nam với mục đích muốn tập trung phát triển nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu của anh là tiếp tục công việc tư vấn, quản lý và phát triển các hệ thống trường học, tổ chức giáo dục trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, chuyên gia giáo dục cũng chia sẻ: “Tôi muốn mình góp một phần nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng của các thầy cô giáo. Bằng việc phát triển những nguồn tài nguyên, tài liệu, tôi mong muốn người làm giáo dục chúng ta có thể nâng cao năng lực chuyên môn. Nhiều thế hệ học sinh ở khắp nơi trên cả nước sẽ được tiếp cận với những bài học, kiến thức đắt giá”.
TS Nguyễn Chí Hiếu mong muốn thời gian tới tiếp tục tác động tới nhận thức của cha mẹ, học sinh, giáo viên về những cách làm mới, sáng tạo hơn trong giáo dục. Thông qua các buổi chia sẻ trong hội thảo hay liên tục xuất bản những đầu sách, anh muốn mình sẽ tạo nên một cộng đồng chung tay vì sự phát triển của giáo dục Việt Nam.
TS. Nguyễn Chí Hiếu đoạt học bổng toàn phần A-level của trường Cambridge Tutors College (Anh) năm 2002.
Anh từng được chọn là Sinh viên xuất sắc tại Học viện Kinh tế và chính trị London năm 2004, Top 100 sinh viên xuất sắc trên thế giới năm 2006.
Chuyên gia cũng có 5 lần đoạt giải thưởng dành cho trợ giảng và giảng viên xuất sắc tại Đại học Stanford, là thủ khoa chương trình MBA – Đại học Oxford năm 2016.
Năm 2016, anh quay về Việt Nam và trở thành giám đốc điều hành Học viện phát triển tư duy và kỹ năng IEG.
Anh cũng là người ít tuổi nhất của Chương trình Eisenhower Fellowship năm 2018.
Xây dựng ma trận đề kiểm tra chung: Cách nào bảo đảm quyền lợi học sinh?
Vấn đề xây dựng ma trận đề kiểm tra chung của khối THCS và THPT đã từng được nhiều chuyên gia giáo dục đề cập với sự cần thiết để đánh giá chất lượng giáo dục ở các vùng miền khác nhau.
Ảnh minh họa. Ảnh: Quang Vinh.
Nhìn từ sự việc 243 học sinh trường chuyên Trần Đại Nghĩa trượt trường chuyên khi xét tuyển vào lớp 10 THPT vừa qua, yêu cầu về ma trận (bản đồ mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá và là bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề kiểm tra, đề thi) đề kiểm tra chung lại cho học sinh toàn quốc lại càng cần thiết.
Mới nhất, trong đơn đề nghị xem lại phương án xét tuyển lớp 10 trường chuyên của 243 phụ huynh của TP HCM gửi các cơ quan chức năng có nêu vấn đề: Ở bậc THCS của Trường chuyên Trần Đại Nghĩa thường ra đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên khó, gắt gao hơn nhiều trường. Do đó, nếu xét điểm trung bình môn lớp 9 (điểm học bạ), những học sinh này sẽ thua trong cuộc đua vào Trường chuyên so với học sinh nhiều trường THCS khác - được cho là chấm điểm "thoải mái" hơn.
Thực tế, năm nay, khối 9 gồm 15 lớp của Trường THCS Trần Đại Nghĩa (TP HCM) với gần 500 học sinh, khoảng 28% đậu vào lớp chuyên, không chuyên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong; trong khi tỷ lệ này hằng năm khoảng 90%.
Mức độ khó - dễ của đề kiểm tra giữa các lớp trong một trường, đặc biệt là trường chuyên, giữa các trường trong cùng một khu vực và giữa các trường ở các khu vực khác nhau hiện đang có sự chênh lệch lớn. Nếu như việc xét tuyển ĐH còn có một kỳ thi tốt nghiệp THPT chung trên toàn quốc để đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học, kể cả xét tuyển vào ĐH bằng học bạ cũng phải đỗ tốt nghiệp THPT thì với việc xét tuyển vào lớp 10 như cách làm của TP HCM vừa qua, rõ ràng đã bộc lộ những bất ổn.
Bởi yêu cầu của mỗi trường, mỗi thầy cô với học sinh là khác nhau. Tính chất các bài kiểm tra cũng khác nhau với từng đối tượng học sinh nhưng khi kết quả chung cuộc lại đem "đặt lên bàn cân" học sinh đạt 9,0 của trường này với học sinh đạt 8,0 của trường khác để rồi quyết định vấn đề đỗ, trượt vào lớp 10 của học sinh thì không công bằng.
GS TS Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc xây dựng kho đề thi chung ở cấp THCS, THPT trên toàn quốc là cần thiết và hoàn toàn có thể làm được bằng cách tập hợp 100-200 giáo viên ở các miền khác nhau dạy từng môn học và xem xét cách ra đề kiểm tra của họ. Sẽ có một hội đồng đánh giá đề thi, mức độ khó dễ, để bổ sung, thêm bớt... và tạo ra ma trận đề thi chung của Bộ GDĐT, các trường học căn cứ vào đó để triển khai thành một đề thi riêng, cụ thể ở trường mình. Cách làm này đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương trong quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nếu xây dựng ma trận đề thi tại cùng một địa phương, cụ thể là trong cùng 1 quận huyện thì có thể được. Nhưng nếu áp dụng phạm vi toàn tỉnh thì khó bởi có sự vênh nhau về điều kiện kinh tế xã hội.
"Điều kiện tiếp cận về kinh tế, xã hội của học sinh ở các địa phương, thậm chí là trong cùng một địa bàn Thủ đô nhưng ở nội thành và ngoại thành đã khác nhau và không bình đẳng. Nên nếu xây dựng ma trận đề thi chung trên toàn quốc sẽ thiệt thòi cho học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn"- TS Lâm cho hay.
Vị chuyên gia này lấy ví dụ một học sinh ở miền núi được 7 điểm và một học sinh ở thành phố được 8 điểm chưa nói lên được ai giỏi hơn bởi khi có được đầy đủ điều kiện kinh tế, xã hội kết quả học tập sẽ có thể khác. Vì vậy, cần hết sức cân nhắc với ý tưởng này và nếu có thực hiện thì trước hết thí điểm ở một địa bàn là cùng quận, huyện... sau đó có đánh giá, rút kinh nghiệm để nhìn ra những ưu, nhược điểm cần khắc phục với quan điểm tiên quyết là đảm bảo quyền lợi của tất cả mọi học sinh.
Trượt lớp 10 trường công lập, trẻ bi quan chủ yếu do cha mẹ áp đặt Trong cuộc trò chuyện với Báo Giáo dục và Thời đại, TS Giáp Văn Dương - Chuyên gia giáo dục, nêu quan điểm và giải pháp giúp thí sinh vừa trải qua kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập vượt qua áp lực đỗ - trượt. Học sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập. Ảnh minh hoạ Trẻ bi...