Người dân vẫn tìm bắt sâu độc vì bán được giá cao
Làn sóng tìm bắt sâu độc ban miêu đã lan tới một số xã ở huyện Đăk Đoa, Gia Lai, khi loài này tiếp tục được thương lái thu mua với giá cao.Theo thông tin từ UBND huyện Đăk Đoa.
Hiện nay, nhiều người dân 2 xã Hà Đông và Đăksơmei (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) đang ráo riết tìm bắt, thu gom bọ 3 sọc (hay còn gọi là sâu đậu, sâu ban miêu) bán cho các cửa hàng tạp hoá ở địa phương với giá từ 1,5 – 1,7 triệu đồng/kg.
Sâu ban miêu được xếp vào loài sâu độc bảng A, có thể gây bỏng, tổn thương giác mạc.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Đăk Đoa cho biết, sâu ban miêu ký sinh trên khoai lang, bầu bí, lúa từ tháng 5 đến tháng 11. Loài sâu này có độc tố cantharidin, được xếp vào loài sâu độc bảng A, có thể bỏng, tổn thương giác mạc mắt; nếu ăn phải có thể gây tổn thương dạ dày, ruột, xuất huyết đường tiêu hoá, thậm chí gây tử vong
Video đang HOT
Thực tế, có nhiều trẻ em tham gia tìm bắt sâu ban miêu tại các xã đã bị bỏng vì độc tố của sâu ban miêu.
Đơn vị này khuyến cáo người dân nên sử dụng găng tay, kính trong quá trình tiếp xúc, tìm bắt sâu ban miêu; tuyệt đối không ăn loại sâu độc này. Cùng với đó, kiến nghị lực lượng công an điều tra, làm rõ mục đích mua bán sâu độc tại địa phương.
Theo Cafef
Cỏ dại tưởng vô giá trị hóa ra là mỏ vàng "hái ra tiền"
Trước kia, loài cỏ dại này từng là "ân nhân cứu mạng" của nhiều người dân vùng nông thôn.
Ở nông thôn Trung Quốc vốn có rất nhiều loài cây dại, không ít trong số đó tiềm ẩn công dụng và giá trị khá cao. Tuy nhiên trước kia, chúng thường không được để ý tới và bị cho là vô giá trị. Cho tới giờ, người Trung Quốc mới nhận ra những loại cỏ mọc hoang kia thực chất chính là mỏ vàng "hái ra tiền". Một trong những "mỏ vàng" đó là cây châu chấu tía (Lythrum salicaria L.).
Ngày nay, loài cỏ dại này có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Giống cỏ dại này có lá mảnh như lá liễu, hoa màu tím rực rỡ. Chúng phân bố ở khắp nơi trên mảnh đất Trung Hoa, hầu như đi tới đâu cũng có thể bắt gặp. Châu chấu tía thường sinh trưởng ở những nơi có nước hoặc vùng ẩm ướt. Do ngoại hình bắt mắt, chúng thường được trồng ở các khu vực công cộng để làm đẹp cảnh quan.
Cây châu chấu tía ở Trung Quốc
Ít ai biết ngoài vai trò làm cây cảnh, châu chấu tía còn là một loại thực phẩm xanh, sạch và hấp dẫn. Xưa kia, khi đời sống ở các vùng nông thôn Trung Quốc còn khó khăn, người dân thường hái châu chấu tía về chế biến thành thức ăn. Dù có vị hơi đắng, chát của cây dại, châu chấu tía vẫn được coi là ân nhân cứu mạng của nhiều gia đình thời bấy giờ.
Trong thực tế, giá trị dinh dưỡng của châu chấu tía cũng rất cao, nếu ăn thường xuyên có thể bồi bổ cho cơ thể. Vào mùa đông, người ta còn nghĩ ra cách phơi khô châu chấu tía rồi ngâm muối. Phương pháp này giúp bảo quản châu chấu tía tốt hơn.
Ngày nay, loài cỏ dại vô giá trị năm nào đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Ở khu vực thành thị, châu chấu tía có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Theo dân việt
Bí ẩn những thương lái đi mua vảy cá Thời gian gần đây tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhiều thương lái tranh nhau thu mua vảy cá, một loại phế phẩm mà trước đây được người dân bỏ đi. Không rõ mục đích thu mua của họ là gì? Tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, nơi có trên 30 cơ sở xuất khô cá lóc truyền thống được hình...