Người dân TPHCM có “thẻ xanh Covid” được quay lại sản xuất, kinh doanh
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM cho phép người có “ thẻ xanh Covid” được tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Ngày 20/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Thành phố hình thành 5 bộ tiêu chí thành phần đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm; chợ truyền thống; chợ đầu mối; các cơ sở sản xuất trên địa bàn; văn phòng làm việc của đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ.
Người có “thẻ xanh Covid” được làm gì?
Theo Bộ tiêu chí đầu tiên, khách hàng, người lao động thường xuyên tiếp xúc khách ở các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm cần có “thẻ xanh Covid”. Các bộ phận còn lại đảm bảo có “thẻ xanh Covid” (giới hạn phạm vi hoạt động) để làm việc trở lại.
Ngoài ra, tài xế, nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng hàng hóa cũng cần có “thẻ xanh Covid”. Những người này cần có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực.
Người dân và tiểu thương tại huyện Cần Giờ đã ra chợ thông qua “thẻ xanh Covid” (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Đối với các chợ truyền thống, khách hàng, người tiếp xúc trực tiếp khách (nhân viên đơn vị quản lý chợ, thương nhân, người lao động, nhân viên giao hàng, phụ việc, tài xế…) cần có “thẻ xanh Covid”.
Nhân viên đơn vị quản lý khối văn phòng không tiếp xúc trực tiếp khách hàng cần có “thẻ xanh Covid (giới hạn phạm vi hoạt động)”.
Tương tự như trên, các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách ra vào tại chợ đầu mối cần có “thẻ xanh Covid”. Người ra vào chợ cần điều kiện tối thiểu là “thẻ xanh Covid (hạn chế phạm vi hoạt động)”.
Tại các cơ sở sản xuất, người lao động tham gia sản xuất cần có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ xanh Covid” (hạn chế phạm vi hoạt động). Toàn bộ nhân sự của cơ sở cần có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trước khi vào làm việc.
Đối với văn phòng làm việc của đơn vị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người ngoài tổ chức, cần có “thẻ xanh Covid”. Các bộ phận còn lại, nhân sự trở lại làm việc lần đầu cần có “thẻ xanh Covid” (giới hạn phạm vi hoạt động) và xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.
Điều kiện cấp “thẻ xanh Covid” là gì?
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, một người được xác định có “thẻ xanh Covid” khi hội đủ các yếu tố sau:
Video đang HOT
Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh hoặc RT-PCR âm tính đối với những ngành nghề phải làm xét nghiệm theo quy định.
Tiêm vắc xin Covid-19 hoặc từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh.
Không tiếp xúc gần với F0 trong vòng 14 ngày.
Vắc xin Covid-19 là điều kiện tiên quyết để được cấp “thẻ xanh Covid”.
Đối với yếu tố tiêm vắc xin Covid-19, người được cấp “thẻ xanh Covid” là người đã trải qua 14 ngày sau khi tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 đối với từng loại theo khuyến cáo của Bộ Y tế. “Thẻ xanh Covid” (giới hạn phạm vi hoạt động) sẽ được cấp cho người mới tiêm một mũi đối với các loại vắc xin Covid-19 yêu cầu tiêm 2 mũi.
Với người từng mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh, cần giấy xuất viện hoặc xác nhận hoàn thành thời gian cách ly của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn.
Người có “thẻ xanh Covid” được tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch của thành phố. Người có “thẻ xanh Covid” (giới hạn phạm vi hoạt động) được tham gia các hoạt động ở mức hạn chế hơn, tùy thuộc điều kiện môi trường làm việc, mức độ rủi ro lây nhiễm và mức độ quan trọng của hoạt động tham gia.
Thẻ xanh COVID là điều kiện buộc có để đi làm, đi chợ
Người bán hàng ở chợ truyền thống, chợ đầu mối, người đi chợ, người lao động đi làm phải có "thẻ xanh COVID" theo tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 mà UBND TP.HCM vừa ban hành.
Kiểm soát người ra vào tại chợ đâu mối Thủ Đức (tháng 6-2021)- Ảnh: D.N.HÀ
UBND TP.HCM vừa ban hành tiêu chí phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh như các chợ truyền thống, chợ đầu mối, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ.
Theo đó, tất cả người bán hàng, người đi chợ, người lao động ít nhất phải có "thẻ xanh COVID" giới hạn (tiêm ngừa 1 mũi vắc xin được 14 ngày)...
Tại chợ truyền thống, cả người bán lẫn người mua phải có thẻ xanh COVID, bộ phận nhân viên quản lý chợ và những người ít tiếp xúc với khách hàng ít nhất phải đạt thẻ xanh COVID giới hạn.
Đối với chợ có nhà lồng phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu 4m2/người và khoảng cách 2m giữa hai người kế cận, tiêu chí 4m2/người không áp dụng đối với chợ không có nhà lồng.
Chợ phải có phương án kiểm soát người ra - vào chợ, có sơ đồ bố trí lối vào và lối ra và phải bảo đảm biện pháp an toàn trong giao nhận hàng hóa. Những người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, mệt mỏi, đau rát họng sẽ không được bố trí làm việc hoặc vào chợ.
Chợ phải có thiết bị y tế, thiết bị nhận diện thẻ xanh, quét mã QR, khai báo y tế điện tử..., có phương án phòng chống dịch bảo đảm vệ sinh môi trường, có kế hoạch truyền thông.
Còn người ra vào chợ đầu mối ít nhất phải có thẻ xanh COVID giới hạn, bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhiều người phải có thẻ xanh COVID.
Người mua và bán ở chợ truyền thống phải có thẻ xanh COVID- Ảnh: N.TRÍ
Tại chợ đầu mối, ngoài những điều kiện trên còn phải có phương án hạn chế người ra vào chợ bằng mã QR hoặc thẻ từ, khuyến khích áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hàng hóa giao qua phương tiện trung gian, trách tiếp xúc trực tiếp.
Có kế hoạch tổ chức hệ thống logictis nội bộ, áp dụng công nghệ tự động hóa các khâu nhằm giảm người làm việc trực tiếp. Chợ phải có phương án phòng chống dịch, kế hoạch truyền thông về dịch COVID -19...
*Với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có phương án tổ chức sản xuất an toàn và được quyền chọn một trong những mô hình an toàn phù hợp với thực tế để hoạt động.
100% người lao động tham gia phải đạt thẻ xanh COVID hoặc thẻ xanh COVID giới hạn, được xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi vào làm việc (test nhanh hoặc PCR).
Có kế hoạch và tự tổ chức xét nghiệm, tầm soát định kỳ cho người lao động test nhanh hoặc PCR. Nhóm thông thường xét nghiệm 7 ngày một lần, nhóm nguy có cao được xét nghiệm 3 ngày một lần.
Nơi làm việc phải bảo đảm diện tích tối thiểu 4m 2 /người, khoảng cách 2m, nếu không đủ không gian thì phải có vách ngăn hoặc người lao động phải đeo tấm chắn giọt bắn.
Những đơn vị có tổ chức bữa ăn phải bố trí bồn rửa tay, nước sát khuẩn tại khu vực nhà ăn, người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe, thực hiện giãn cách khu vực nhà ăn, không nói chuyện khi ăn...
Nơi lưu trú của người lao động phải đáp ứng theo quy định của ngành y tế, việc lưu thông phải theo cung đường xanh. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có phần mềm giám sát lưu thông và lưu trú của người lao động.
*Đối với văn phòng làm việc của đơn vị sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ: người lao động tối thiểu phải có thẻ xanh COVID giới hạn, bộ phận tiếp xúc với bên ngoài phải có thẻ xanh COVID, người trở lại làm việc lần đầu phải có kết quá xét nghiệm âm tính.
Cơ quan, đơn vị Nhà nước muốn hoạt động phải đạt 16/22 tiêu chí an toàn
Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn TP.HCM, theo đó, cơ quan, đơn vị muốn hoạt động phải đạt ít nhất 16/22 tiêu chí.Các tiêu chí bắt buộc gồm:
- Phải có ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, các tổ an toàn COVID-19 của đơn vị.
- Phải có kế hoạch và các phương án phòng chống COVID-19.
- Phải đảm bảo 5K.
- Xây dựng kế hoạch công tác/ phương thức làm việc của cán bộ công chức và người lao động theo quy định
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và khử khuẩn môi trường nơi công sở.
- Thực hiện nghiêm việc kiểm soát dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị.
- Bố trí, công việc của cán bộ, công chức, người lao động làm việc trực tiếp tại cơ quan đơn vị phù hợp.
- Đảm bảo an toàn phòng dịch khu vực bếp ăn và xung quanh.
Ngoài ra, còn có các tiêu chí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại trụ sở, địa điểm của cơ quan, đơn vị làm việc và khi trở về nơi lưu trú.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các sở - ban ngành, đơn vị sự nghiệp, chủ tịch UBND TP Thủ Đức, chủ tịch UBND các quận - huyện chịu trách nhiệm thực hiện việc tự đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị mình theo các tiêu chí quy định.
Các cơ quan, đơn vị được xếp loại an toàn trở lên được hoạt động theo hướng dẫn thay đổi phương thức làm việc theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị được xếp loại không an toàn thì tạm thời thực hiện phong tỏa cơ quan, đơn vị và thực hiện phương án hoạt động "3 tại chỗ" cho đến khi được thay đổi xếp loại từ an toàn trở lên.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan khác hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chí và xếp loại các cơ quan, đơn vị theo quy định, đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, Thanh tra TP, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Bộ Tiêu chí theo quy định.
TP HCM bố trí nhân viên có thẻ xanh Covid làm việc tại trụ sở Từ tháng 10 cơ quan nhà nước ở thành phố bố trí tối đa 1/2 nhân viên có thẻ xanh Covid làm việc tại trụ sở và tăng dần lên 100% vào tháng 1/2022. Đây là một trong nội dung đề cập ở văn bản thay đổi phương thức làm việc của đơn vị, cơ quan nhà nước nhằm phù hợp các biện...