Người dân Quảng Ngãi khổ sở vì đập ngăn mặn hư hỏng, xuống cấp
Sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, đập ngăn mặn Hiền Lương nằm trên sông Phước Giang, thuộc hai xã Nghĩa Hà (thành phố Quảng Ngãi) và Nghĩa Hòa (huyện Tư Nghĩa), tỉnh Quảng Ngãi đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của người dân địa phương.
Một phần đập ngăn mặn Hiền Lương.
Đập ngăn mặn Hiền Lương được xây dựng vào năm 2000 và đến năm 2001 đưa vào vận hành khai thác. Công trình gồm các hạng mục: Đập ngăn mặn, cống, nhà quản lý và cầu, đường. Đập ngăn mặn Hiền Lương nhằm ngăn mặn, trữ nước ngọt để cung cấp nước tưới cho 1.433 ha đất sản xuất nông nghiệp các xã khu đông huyện Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm sử dụng, dù được duy tu sửa chữa thường xuyên nhưng do điều kiện môi trường nước mặn xâm thực nên một số hạng mục công trình bị hư hỏng, như: Bề mặt bê tông bảo vệ của đập và khe đáy được làm bằng bê tông bị nước mặn ăn mòn; các kết cấu thép của hệ thống cửa vanh bị hoen gỉ, hư hỏng… Điều này đã ảnh hưởng đến quản lý, vận hành và đặc biệt ảnh hưởng đến mục tiêu nhiệm vụ của công trình là ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.
“Phần đáy của đập bị hư hỏng nhiều điểm nên mỗi khi thủy triều lên thì nước mặn chảy ngược từ dưới đáy cống ngăn mặn rồi hòa vào hệ thống nước ngọt. Nước mặn xâm nhập gây hư hỏng hoa màu, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con chúng tôi. Mong ngành chức năng sớm khắc phục, vì để nước mặn vào sâu bao nhiêu thì nguy cơ thiệt hại cho lúa, hoa màu nhiều bấy nhiêu”, ông Nguyễn Thanh Quang, xã Nghĩa Hà cho biết.
Chỉ tay về thửa ruộng hơn 3 sào của gia đình mình, anh Lê Văn Tư, xã Nghĩa Hà, lo lắng: “Liên tục những vụ lúa gần đây nước mặn tràn vào ruộng nên bà con phải sạ lúa lại nhiều lần nhưng lúa non vẫn không sống nổi. Để đối phó với tình trạng này, bà con sạ lúa dày nhằm trừ hao khi lúa bị ngập mặn. Tuy nhiên, do đập Hiền Lương đã bị hư hỏng nhiều điểm ở đáy đập nên lượng nước mặn tràn vào lớn, đến khi thủy triều rút thì nước ngọt tại các kênh đều có lẫn nước mặn. Nông dân sống dựa vào cây lúa, mà nay ruộng bị nhiễm mặn lúa không sản xuất được thì bà con chúng tôi bị đói”.
Mặt đường của hạng mục cầu thuộc đập ngăn mặn Hiền lương bị hư hỏng.
Không chỉ hư hỏng hạng mục ngăn mặn mà hạng mục cầu, đường cũng xuống cấp nghiêm trọng. Mặt cầu bong tróc tạo thành hàng loạt ổ gà; lan can cầu bị ngã, bong tróc nhiều chỗ, tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người dân khi lưu thông đi lại. Ông Nguyễn Văn Vinh, xã Nghĩa Hà, cho biết, cầu xuống cấp quá nên bà con đi qua lại đã nhiều người bị tai nạn, đặc biệt là vào ban đêm. Nhưng nếu không đi qua đây thì phải đi đường vòng xa hơn nhiều nên mọi người vẫn chấp nhận nguy hiểm.
Được biết, từ khi đập ngăn mặn Hiền Lương xuống cấp, người dân và chính quyền địa phương đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng cấp trên sửa chữa, khắc phục. Nhưng đến nay các hư hỏng tại công trình này vẫn chưa được khắc phục.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hà Nguyễn Thị Loan cho biết, công trình đập ngăn mặn Hiền Lương xuống cấp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ lưu sông Phước Giang cũng như quá trình đi lại của người dân địa phương. Ngoài ra, vào mùa mưa, việc vận hành đập gặp khó khăn do các cửa van xuống cấp nên nước lũ không kịp tiêu thoát đã gây ngập úng tại nhiều khu vực của xã Nghĩa Hà. Chính quyền địa phương và người dân rất mong các cấp sớm bố trí kinh phí tu sửa công trình để người dân yên tâm.
'Đại gia' xây biệt phủ trên đất lúa, đất nhà nước: 'Nôn nóng nên biết sai vẫn làm'
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 21-11, ông Nguyễn Hồng Sơn (58 tuổi, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi) thừa nhận sai phạm và lý giải thêm về "những oan ức không thể giãi bày".
Muốn làm công trình để đời nên làm dù biết sai
* Ông nói gì về việc xây dựng công trình lấn đất lúa, đất nhà nước quản lý mà dư luận đang xôn xao ?
- Tôi đi nhiều nơi, thấy nhiều công trình đẹp và tự hỏi tại sao Quảng Ngãi mình không làm được. Với tính cách một doanh nhân, tôi muốn có một công trình để đời, là điểm đến của nhiều người nên đã ấp ủ thực hiện nó.
Chính vì sĩ diện, nôn nóng, muốn làm cho bằng được nên tôi đã vội vàng trong xây dựng dù biết đó là sai.
Nhưng thật sự đây không phải nhà ở cho tôi mà chỉ cho con trai, con gái. Khuôn viên còn lại - Cẩm Lai Trà Đạo là khu trà đạo, cà phê tôi định làm để khi có điều kiện anh em khắp cả nước tụ về. Đó là tâm nguyện cuối cùng của tôi khi "gác kiếm" kinh doanh.
* Khi xây dựng, biết một phần diện tích là đất lúa, sao ông vẫn thực hiện?
- Với số tiền bỏ ra như vậy kinh doanh cà phê, trà đạo đến đời cháu biết đã thu hồi được chưa nên thật sự tôi chỉ quyết tâm làm một cái gì đó để đời. Sau này ai dùng thì dùng. Chính vì tâm huyết đó nên biết đất nông nghiệp, biết sai tôi vẫn làm.
Biết mình làm sai, nên tôi làm nhanh, không để dây dưa. Đây là nhà lắp ghép nên tôi dựng chỉ trong bảy ngày. Nhưng đúng là tay không che được trời. Mấy ngày nay ngẫm ra mới thấy đau đớn, cả cuộc đời chỉ làm đúng, làm tốt mà giờ bán đi danh dự, bán đi uy tín.
Vẫn mong công trình sai phạm được tồn tại
* Ông đã nộp phạt chưa và đến khi nào mới tháo dỡ?
- Tôi đã nộp phạt xong, tư tưởng đã xác định rồi, sai thì chịu. Thực tình tôi đã đưa phương án dỡ dọn. Nhưng tâm nguyện mấy hôm nay là đợi nắng ráo chụp tấm hình kỷ niệm cho con cái, cháu chắt sau này biết chỗ đó xưa thế nào.
Vừa rồi có quyết định cho tôi 60 ngày dỡ dọn, cũng phải để tôi có thời gian để tháo. Ngôi nhà đó làm rất kỳ công, gỗ nhập khẩu về Hải Phòng, rồi mang lên Hà Nội xẻ, xong lại đem về Hà Tĩnh bốn, năm đội thợ, công phu hoàn thiện mới đem vào dựng.
Công phu là vậy, tôi cũng trân trọng nó nên phải thuê lại đơn vị ngoài Bắc vào dỡ, chứ thợ Quảng Ngãi thì bó tay, tháo ra là phá luôn, không tận dụng lại được.
Một phần công trình với những cột gỗ to - Ảnh: T.M
* Như ông nói thì ngoài tâm huyết, còn lý do gì khiến ông quyết định làm nhà trên đất nông nghiệp dù biết sai?
- Tôi mua chỗ đất nông nghiệp đó chắc đắt nhất tỉnh Quảng Ngãi. Gần 800m 2 tôi mua 2,5 tỉ đồng từ các hộ dân năm 2018, 2019. Gọi đất lúa nhưng thực tế đất không còn sản xuất lúa. Tôi cũng xin chuyển lên đất ở nhiều lần nhưng chưa được.
Chờ không được, trong thâm tâm nghĩ trước sau gì Nhà nước cũng cho chuyển sang đất ở nên tôi nôn nóng làm luôn.
* Còn phần đất giao thông và đất thủy lợi do Nhà nước quản lý thì sao?
- Tôi thấy đau nhói, bởi đất đó tôi mua đến bảy chủ khác nhau, mua dần. Ngày xưa khu vực này là đất ruộng hết. Khi họ bán cho tôi thì đã san lấp hết, đâu còn mương, chỉ còn trong giấy tờ. Còn đất giao thông làm hồ cá tôi cũng mua chứ không phải chiếm dụng.
Dù tôi mua viết giấy tay, nhưng Hợp tác xã nông nghiệp Chánh Lộ ký, đóng dấu công nhận cho người bán, họ mới bán cho tôi. Nói chiếm oan cho tôi quá.
* Vậy ông có "tâm phục khẩu phục" với quyết định xử phạt và buộc tháo dỡ nhà xây trái phép trên đất lúa?
- Tôi xin lỗi các cấp chính quyền khi làm sai, cố tình làm sai. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, tôi tôn trọng quyết định xử phạt và chấp hành, không có điều gì để níu kéo những sai phạm của mình.
Sáng nay tôi đọc văn bản của tỉnh tôi nghĩ lý hết rồi. Tôi nghĩ làm công trình đó cho đời, mà đời không chấp nhận mình thì thôi chịu. Bây giờ chấp hành tháo dỡ. Còn tâm nguyện cuối cùng, tôi vẫn mong cho tòa nhà được tồn tại và có điều kiện chuyển đổi đất lúa thành đất ở hợp pháp.
Biệt thự, công trình hoành tráng bỏ hoang
Theo Trần Mai
Chi phí tăng cao hàng nghìn ha sản xuất vụ lúa Thu Đông ở Bạc Liêu bị bỏ hoang Nếu như ở thời điểm này của năm trước, tại các vùng trồng lúa 3 vụ của tỉnh Bạc Liêu lúa đang xanh đồng, nông dân bắt đầu tỉa dặm, thì năm nay trên các cánh đồng chỉ là gốc rạ. 100% xã viên xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi thống nhất không gieo sạ vụ Thu Đông vì lo ngại thua...