Người đàn ông suýt chết vì dị ứng với không khí lạnh
Bước từ vòi tắm nước nóng ra ngoài phòng tắm lạnh suýt chút nữa đã làm chết một người đàn ông Colorado, Mỹ do phản ứng dị ứng nghiêm trọng với nhiệt độ lạnh.
Người đàn ông 34 tuổi gục xuống trong nhà tắm và gia đình tìm thấy nạn nhân nằm trên sàn, theo báo cáo ca bệnh được đăng trên tờ The Journal of Emergency Medicine ngày 27/10. Bệnh nhân bị khó thở và da nổi mẩn, biểu hiện của phản ứng dị ứng toàn thân, đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ.
Khi nhân viên y tế đến, người nhà nói rằng bệnh nhân có tiền sử “dị ứng với thời tiết lạnh”. Trước đó bệnh nhân đã từng bị nổi mề đay do dị ứng với lạnh, nhưng không bị sốc phản vệ. Những đợt dị ứng như vậy bắt đầu sau khi bệnh nhân chuyển từ Micronesia, nơi có khí hậu nhiệt đới, đến Colorado, nơi có nhiệt độ lạnh hơn, báo cáo cho biết.
Các nhân viên y tế đã điều trị cho người đàn ông bằng epinephrine và oxy, và đưa người bệnh đến phòng cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân đổ mồ hôi đầm đìa và nổi mày đay khắp người.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị mày đay do lạnh, một phản ứng dị ứng của da sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, bao gồm cả không khí lạnh hoặc nước lạnh. Các triệu chứng cũng có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống lạnh.
Video đang HOT
Triệu chứng phổ biến nhất là nổi mẩn đỏ, ngứa (phát ban) sau khi tiếp xúc với lạnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, khiến huyết áp tụt giảm mạnh và đường thở co thắt, gây khó thở. Các phản ứng nghiêm trọng hơn này thường xảy ra khi da toàn thân tiếp xúc với lạnh, chẳng hạn như khi bơi trong nước lạnh. Trong trường hợp của bệnh nhân kể trên, toàn bộ cơ thể của người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh sau khi bước ra khỏi vòi tắm.
Bác sĩ đã xác nhận chẩn đoán bằng cách sử dụng “test đá lạnh”, bao gồm đặt một viên đá lạnh lên da trong khoảng 5 phút. Nếu bệnh nhân xuất hiện một nốt mẩn đỏ, nổi lên trên da nơi đặt viên đá lạnh, họ được chẩn đoán là bị mày đay do lạnh.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, người ta không biết chính xác mức độ phổ biến của tình trạng này – một nghiên cứu ở châu Âu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0,05%. Phản ứng phản vệ ít phổ biến hơn phản ứng dạng phát ban.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thường không được xác định, nhưng đôi khi có thể do di truyền, nghĩa là người bệnh có cơ địa di truyền. Ở những người khác, mày đay do lạnh được kích hoạt bởi một số thứ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm virus hoặc một số bệnh ung thư.
Phản ứng dị ứng xảy ra do tiếp xúc với lạnh khiến hệ thống miễn dịch giải phóng những hóa chất gọi là histamin, kích hoạt phản ứng viêm. Tại bệnh viện, người đàn ông đã được điều trị bằng thuốc kháng histamin và corticoid, và tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện.
Trước khi xuất viện, bệnh nhân đã được tư vấn để tránh tiếp xúc với nước lạnh hoặc các tình huống khác mà toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh. Bệnh nhân cũng được kê đơn một ống tiêm tự động epinephrine, có thể điều trị sốc phản vệ trong các tình huống khẩn cấp.
Ngớ ngẩn, liệt tứ chi, thậm chí mất mạng từ thói quen ăn thịt tái, sống
Ăn thịt tái, sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu trùng giun sán có nguy cơ gặp di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, con người khi ăn phải tiết canh, thịt sống, chưa được nấu chín nhiễm ấu trùng giun sán, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hóa trú tại dạ dày và ruột non.
Sau 24 giờ, những ấu trùng này phát triển trưởng thành và ký sinh trong niêm mạc ruột, gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
"Vi khuẩn, giun sán sẽ sinh sôi, nảy nở chóng mặt, tạo kén, xâm nhập vào hệ tuần hoàn, cơ hoành và các tổ chức cơ vân làm hại cơ thể. Thời gian ủ bệnh khá lâu, 30 - 45 ngày tùy thể trạng và lượng ấu trùng có trong cơ thể. Như kén giun xoắn có thể tồn tại trong cơ thể từ vài năm, thậm chí là vài chục năm", BS Cấp nói.
Món nem sống, thịt tái như thế này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Chung quan điểm, BS Đặng Thị Nga - Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP.HCM cho biết, bất cứ loài ký sinh trùng nào, kể cả vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đi vào máu đầu tiên, sau đó là các bộ phận khác.
Do cấu tạo của bộ não rất lỏng lẻo nên các loại sán, ký sinh trùng rất dễ xâm nhập và thích nghi ở đó. Giun, sán ký sinh trong não có thể gây chết người hoặc để lại di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi...
Theo các chuyên gia, người có thói quen ăn thịt sống, tái, chưa được nấu chín nhiễm giun sán thường có biểu hiện đau bụng thành từng cơn, rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đi ngoài phân lỏng, thiếu máu, người xanh xao, ngứa, mề đay, suy nhược cơ thể.
Đặc biệt hơn, có người còn xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc, sốt nhẹ, sốt tăng dần, đau lưng cơ đổ mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi và kiệt sức... Có người bị viêm màng não mủ, tụt huyết áp nguy hiểm.
Khi chúng ta ăn phải những thức ăn có chứa ấu trùng giun, sán, vi khuẩn gây bệnh, chúng sẽ xuyên qua thành ruột lên não và tồn tại trong đó, tạo thành vôi. Sau đó, tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người mà gây hại cho cơ thể, thậm chí gây thiệt mạng nếu bệnh nhân chủ quan.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán, các bác sĩ cảnh báo, khi dùng bữa, người dân nên thực hiện nghiêm việc ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay chân và dụng cụ làm bếp sau khi chế biến.
Ngoài ra, không nên ăn những món ăn chưa được nấu chín như tiết canh lợn, nem chạo, nem chua hay thịt lợn tái... vì tất cả các con vật nuôi này đều có thể là nguy cơ và nguồn lây nhiễm ký sinh trùng, vi trùng nguy hiểm chết người.
Thịt bò rất tốt cho sức khỏe nhưng người bị nấm da ăn thịt bò có nên hay không? Thịt bò là một trong những loại thực phấm chứa nhiều protein và vitamin rất thích hợp cho những người cần bồi bổ cơ thể. Vậy những người bị nấm da ăn thịt bò có tốt không? Thịt bò được biết đến là nguồn thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng như chất sắt, protein,... rất có lợi cho sức khỏe. Vậy...