Người có bệnh nền tiêm mũi 3 Pfizer, Moderna làm tăng miễn dịch gấp 20 lần
Kết quả cho thấy, nhóm tiêm mũi 3 có mức độ kháng thể vô hiệu hóa virus tăng trung bình 20 lần, dao động từ 46% đến 99%.
Vắc xin bảo vệ mọi người khỏi bệnh nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vẫn có 5% số người đã tiêm chủng dễ bị nhiễm Covid-19 và mắc bệnh nghiêm trọng.
Họ nằm trong số những người dù đã tiêm chủng nhưng không thể sinh kháng thể, được xem là những người phản ứng kém với vắc xin Covid-19, và thường có mức kháng thể vô hiệu hóa virus thấp hơn 50%, theo Medrxiv.
Người có mức độ kháng thể vô hiệu hóa virus càng thấp càng dễ bị nhiễm Covid-19, theo News Medical.
Một nghiên cứu mới, do các nhà khoa học từ Đại học Bang Arizona (Mỹ) thực hiện, được công bố trên trang chờ duyệt medRxiv, nhằm xác định mức độ kháng thể sau liều thứ 3 của vắc xin Pfizer và Moderna.
Nghiên cứu bao gồm 269 người khỏe mạnh ở độ tuổi từ 19 đến 80 tuổi, đã tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
Ngay cả người có bệnh nền, mũi 3 vắc xin Pfizer hoặc Moderna vẫn làm tăng khả năng miễn dịch gấp 20 lần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những người tham gia được xét nghiệm máu để đo mức kháng thể vô hiệu hóa virus vào các thời điểm:
2 – 4 tuần và 2 – 4 tháng sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
1 – 2 tuần trước khi tiêm và 2 – 4 tuần sau liều thứ ba Pfizer hoặc Moderna.
Kết quả như sau:
Sau liều vắc xin thứ 2
57% có mức kháng thể vô hiệu hóa virus ở mức trên 75%, cao nhất là 99% – vào 2 – 4 tuần sau liều thứ 2. Tuổi trung bình của nhóm này là 50.
Đặc biệt, 25% số người không có mức kháng thể vô hiệu hóa cao hơn 50% trong vòng một tháng kể từ khi tiêm liều thứ 2, trung bình chỉ 21%, thấp nhất là 0% – được xem là người phản ứng kém với vắc xin. Những người thuộc nhóm này có độ tuổi dao động trong khoảng 19 – 80 tuổi, trung bình là 57.
Sau liều vắc xin thứ 3
Có những người dù đã tiêm đủ 2 liều vẫn chưa tạo ra được mức cao kháng thể vô hiệu hóa virus. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong số những người phản ứng kém với vắc xin, có 23 người – ở độ tuổi từ 31 đến 79, được tiêm liều thứ 3 vắc xin Pfizer hoặc Moderna trong khoảng từ 1 – 8 tháng sau liều thứ 2.
Thật tuyệt vời, kết quả đã cho thấy, nhóm này có mức độ kháng thể vô hiệu hóa virus tăng trung bình 20 lần, dao động từ 46% đến 99%, theo News Medical.
Kết luận của nghiên cứu
Phát hiện này cực kỳ quan trọng vì các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng mức kháng thể vô hiệu hóa virus giảm nhanh theo thời gian. Nghiên cứu này chỉ ra rõ rằng hiệu quả của chiến lược tiêm mũi thứ 3. Liều thứ 3 sẽ đảm bảo mức kháng thể vô hiệu hóa virus cao có thể ngăn ngừa nhiễm Covid-19, ngăn chặn sự nhân lên của virus và giảm thiểu nguy cơ lây truyền.
Phố Wall tăng điểm sau tin vui vắc xin Pfizer chống được biến thể Omicron
Có những người dù đã tiêm đủ 2 liều vẫn chưa bao giờ tạo ra được mức cao kháng thể vô hiệu hóa virus. Có thể họ là nguồn lây nhiễm Covid đột phá.
Nhưng những người phản ứng kém với vắc xin – không phải là vĩnh viễn, họ có thể tạo ra mức kháng thể vô hiệu hóa virus cao hơn bằng liều thứ 3 vắc xin Pfizer hoặc Moderna, theo News Medical.
Ca nhiễm siêu biến chủng Omicron tiếp tục tăng tại châu Á
Các nước châu Á tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm biến chủng Omicron mới, trong khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh vẫn đang được triển khai.
Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: EPA).
Tổng số ca nhiễm biến chủng Omicron tại Ấn Độ đã tăng lên 12 trường hợp vào ngày 5/12, sau khi bang Maharashtra thông báo ghi nhận 7 ca nhiễm mới.
Truyền thông địa phương cũng đưa tin, một ca nhiễm mới đã được ghi nhận ở New Delhi.
Ấn Độ hy vọng Omicron, biến chủng được các nhà khoa học cho là dễ lây lan nhất từ trước đến nay, sẽ gây ra ít thiệt hại hơn so với Delta. Biến chủng Delta từng dẫn đến làn sóng dịch bệnh khủng khiếp tại Ấn Độ hồi tháng 3 và tháng 4, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Việc hơn 70% dân số được cho là đã bị nhiễm các biến chủng virus trước đó, cùng với chiến dịch tiêm phòng vaccine, có khả năng làm tăng mức độ miễn dịch tại Ấn Độ. Cơ quan Y tế liên bang cho biết 50% trong số 950 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm biến chủng Omicron cũng tăng lên 12 người, trong đó có 3 trường hợp được xác nhận hôm 4/12.
Trong số 12 ca nhiễm trên, 4 trường hợp dường như đã nhiễm biến chủng mới ở nước ngoài, và 8 trường hợp bị lây nhiễm trong nước do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với 4 người từ Nigeria đến Hàn Quốc vào ngày 24/11.
4 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng mới tại Hàn Quốc là một cặp vợ chồng sống ở Incheon, có mối liên hệ với một nhà thờ tại thành phố này và 2 phụ nữ khoảng 50 tuổi sống ở Goyang, tỉnh Gyeonggi.
Các nhà chức trách Hàn Quốc đang theo dõi 1.088 người đã tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron ở Incheon, trong đó 522 người được cho là đã tiếp xúc gần với các ca nhiễm.
Các ca nhiễm biến chủng mới tại Hàn Quốc được phát hiện trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới tăng vọt trong những ngày gần đây. Trong ngày 4/12, Hàn Quốc có thêm 5.128 ca nhiễm mới, buộc các nhà chức trách phải triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp.
Bộ Y tế Singapore ngày 5/12 thông báo nước này cũng ghi nhận thêm một ca nhiễm biến chủng Omicron nhập cảnh. Ca nhiễm này là một thường trú nhân Singapore, 37 tuổi, di chuyển từ Nam Phi đến Singapore trên chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines vào ngày 1/12.
Ca nhiễm trên đi cùng chuyến bay với 2 trường hợp khác cũng có kết quả xét nghiệm dương tính sơ bộ, tuy nhiên vẫn đang chờ kết quả chính thức.
Malaysia, nước láng giềng với Singapore, ngày 3/12 thông báo nước này phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. Ca nhiễm là một nữ sinh viên 19 tuổi tại một trường đại học tư nhân ở Ipoh, Perak, Malaysia.
Trước đó, nữ sinh này đã trở về từ Nam Phi, quá cảnh ở Singapore. Cô đã hoàn thành việc tiêm chủng vaccine Covid-19.
Trước đó, các nước châu Á gồm Australia, Nhật Bản, Sri Lanka cũng đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron.
Omicron đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi vào tháng trước và được WHO xếp vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang thu thập dữ liệu để xác định thêm thông tin về biến chủng mới này như mức độ lây nhiễm, khả năng kháng vaccine.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các nước châu Á - Thái Bình Dương nên tăng cường năng lực y tế và tiêm chủng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị cho làn sóng Covid-19 mới do biến chủng Omicron gây ra.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 5/12 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 265.875.654 ca mắc COVID-19 và 5.266.834 ca tử vong. Số ca hồi phục là 239.562.126 ca. Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch...