Người châu Á giàu nhanh nhất thế giới
Những người giàu ở châu Á nói chung đang giàu lên với tốc độ nhanh hơn bất cứ giới giàu ở khu vực nào trên thế giới, một khảo sát của Capgemini SE cho biết.
Tăng trưởng kinh tế cùng với đà tăng của thị trường chứng khoán giúp khối tài sản của người giàu châu Á tăng nhanh. (Ảnh minh họa: AFP)
Khảo sát về tài sản toàn cầu năm 2017 của Capgemini SE cho thấy, tăng trưởng kinh tế cùng với đà tăng của thị trường chứng khoán đã giúp tổng tài sản của giới giàu có trên thế giới tăng lên 70,2 nghìn tỷ USD. Khối tài sản này được dự báo sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Theo khảo sát công bố ngày 19/6 của tổ chức Boston Consulting Group, tài sản của những người giàu (tài sản có thể đầu tư đạt trên 1 triệu USD) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng gần 19% lên 21,6 nghìn tỷ USD năm 2017.
Đây là tốc độ tăng tài sản nhanh nhất thế giới, trong khi tăng trưởng tài sản của giới giàu khu vực Đông Âu khoảng 18%, Tây Âu 15%, châu Phi 14%, châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh và Trung Đông tăng trưởng 11%, Bắc Mỹ tăng 8%.
Video đang HOT
Sự gia tăng số triệu phú ở châu Á đã thu hút nhiều định chế tài chính từ Credit Suisse đến DBS Group Holdings đẩy mạnh mở rộng hoạt động ngân hàng tư nhân ở khu vực này.
Trong khi, khối tài sản của người giàu Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất khu vực thì Ấn Độ lại đứng đầu về tốc độ tăng tài sản.
“Các thị trường mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đang là động cơ tăng trưởng chính”, David Wilson, giám đốc công ty tư vấn quản lý quỹ châu Á, cho biết.
Khảo sát cũng chỉ ra, chỉ khoảng một nửa số triệu phú cần đến các quỹ quản lý tài sản và giới siêu giàu có mối quan tâm đặc biệt đến đầu tư vào tiền ảo. Cụ thể, 29% triệu phú bày tỏ sự thích thú đặc biệt trong việc mua hoặc nắm giữ các loại tiền ảo, trong khi 27% cho biết họ cũng có mối quan tâm nhất định.
Minh Phương
Theo Dantri
Bà Merkel có nguy cơ mất chức vì khủng hoảng nhập cư
Chiếc ghế Thủ tướng Đức của Merkel bị đe dọa khi liên minh cầm quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ vì mâu thuẫn trong vấn đề nhập cư.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer trong cuộc họp báo ở Berlin hồi tháng 10/2017. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi đang trong tình thế nghiêm trọng bởi vấn đề khủng hoảng nhập cư đã biến thành vấn đề quyền lực", nghị sĩ Đức Kai Whittaker hôm qua nói với BBC. "Rất có thể cuối tuần tới tình hình sẽ thay đổi, nhiều khả năng là một thủ tướng mới".
Thủ tướng Đức Angela Merkel đang duy trì liên minh cầm quyền với sự liên kết giữa đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà với đảng Liên minh Xã hội Kitô giáo (CSU) do Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer đứng đầu. Tuy nhiên, liên minh này đang mâu thuẫn nghiêm trọng về vấn đề nhập cư, đe dọa vị thế của bà Merkel.
Cuộc khủng hoảng nhập cư bắt đầu từ chính sách "mở cửa" do bà Merkel đề ra vào năm 2015 để hỗ trợ người tị nạn Syria. Tuy nhiên, nó đã mở đầu cho làn sóng 1,6 triệu người nhập cư từ châu Phi, châu Á và Trung Đông tràn vào Đức cùng các nước láng giềng thuộc Liên minh châu Âu, tạo ra cuộc khủng hoảng về nhà ở, việc làm, tội phạm và các vấn đề xã hội khác.
Chính sách mở cửa biên giới của bà Merkel vấp phải sự phản đối của Bộ trưởng Nội vụ Seehofer. Ông này hồi đầu tuần đưa ra kế hoạch yêu cầu lực lượng biên phòng Đức không cho người tị nạn đã đăng ký ở các nước châu Âu khác nhập cảnh vào quốc gia này.
Tuy nhiên, Merkel phản đối và đã tổ chức nhiều cuộc họp khẩn với các thành viên trong đảng để tìm kiếm ủng hộ. Dù cam kết ủng hộ Thủ tướng Đức, các nghị sĩ đảng CDU cũng yêu cầu bà Merkel phải thay đổi chính sách "mở cửa" với người nhập cư, trong lúc các nghị sĩ CSU tuyên bố ủng hộ lãnh đạo Seehofer.
Rạn nứt giữa liên minh hai đảng đặt Merkel vào tình huống khó xử, khiến bà đối mặt với thách thức quyền lực nghiêm trọng có thể hạn chế khả năng đàm phán với những thành viên khác của EU.
Chiếc ghế Thủ tướng Đức của Merkel cũng bị đe dọa vì mâu thuẫn với Seehofer có thể làm tan vỡ liên minh chính trị khó khăn lắm mới đạt được giữa hai bên, đồng nghĩa với việc Merkel một lần nữa không được đa số nghị sĩ quốc hội ủng hộ và có thể phải tổ chức một cuộc bầu cử quốc gia mới.
Một cuộc thăm dò dư luận công bố hôm thứ năm cho thấy 86% người Đức ủng hộ biện pháp thắt chặt kiểm soát tại biên giới với người nhập cư xin tị nạn. Làn sóng phản đối người nhập cư ở Đức tăng cao sau khi một thanh niên tị nạn 20 tuổi gốc Iraq bị cáo buộc cưỡng hiếp và sát hại thiếu nữ 14 tuổi Susanna Feldman hôm 22/5.
Hồng Hạnh
Theo VNE
LasVegas không chỉ là bài bạc Las Vegas (ở Nevada), thành phố nổi tiếng của Mỹ với các sòng bạc (casino) và các tụ điểm vui chơi, giải trí. Đập Hoover kỳ vĩ Thành phố lúc nào cũng hầm hập, giữa tháng 4, cái nắng nóng oi ả của thời tiết, kèm với lượng người đông nghẹt đổ về đây để thử vận may. Cảm giác Las ngột ngạt...