Người biểu tình khỏa thân xông vào phòng họp Brexit ở Hạ viện Anh
Một nhóm các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu gần như khỏa thân đã vào phòng trưng bày tại Hạ viện, khiến các nghị sĩ Anh mất tập trung khi tranh luận về Brexit tối 1.4.
11 nhà hoạt động của nhóm Nổi loạn Tuyệt chủng chỉ mặc đồ lót và vẽ những khẩu hiệu về môi trường trên cơ thể.
Trên Twitter, nhóm này cho biết họ muốn kêu gọi sự chú ý đến “con voi trong phòng” về “ khủng hoảng sinh thái và khí hậu”.
Những người biểu tình đứng trên gờ đá trong phòng trưng bày công cộng, quay lưng về những nghị sĩ đang cố gắng hết sức để tránh nhìn vào họ.
Một số thông tin trên Twitter cho biết, các nhà hoạt động cố gắng dán chặt mình vào tấm kính ngăn cách phòng gallery công cộng với phòng họp của Hạ viện bên dưới.
Một trong những nhà hoạt động, nhà sinh vật học hoang dã Iggy Fox, 24 tuổi, nói với tờ The Sun rằng: Cô “mệt mỏi với thời gian và nguồn lực mà chính phủ lãng phí về con tàu Brexit“, và cô “sẽ không ngừng gây rối cho đến khi chính phủ làm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người dân khỏi thảm họa khí hậu và môi trường”.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình không ngăn được buổi tranh luận về Brexit và cảnh sát đã đưa những nhà hoạt động ra khỏi phòng.
Người biểu tình gần như chỉ mặc đồ lót . Ảnh: Twitter
Trong một nỗ lực mới, các nghị sĩ Quốc hội Anh tối 1.4 tìm cách phá vỡ thế bế tắc cho Brexit bằng cách bỏ phiếu cho các phương án thay thế liên quan thỏa thuận được Thủ tướng Theresa May đệ trình để nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Con số 4 phương án sửa đổi do chính người đứng đầu Hạ viện Anh, ông John Bercow, chọn ra để thảo luận.
Các phương án bao gồm những đề xuất về việc Anh rời EU nhưng ở lại trong một liên minh hải quan và một cuộc bỏ phiếu công khai có tính chất khẳng định.
Tuần trước, con số các phương án thay thế được đưa ra bỏ phiếu là 8, so với 4 phương án được chọn ra trong buổi tối đầu tiên của tháng Tư.
Tuy nhiên, một lần nữa các nghị sĩ Anh bác bỏ tất cả 4 phương án đề xuất nói trên.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Cuộc chia tay Anh - EU thêm bế tắc
Các nhà lập pháp Anh hôm 29-3 lần thứ 3 bác thỏa thuận về việc nước này rời Liên minh châu Âu (EU) của Thủ tướng Theresa May, dẫn đến nỗi lo về một tiến trình Brexit không thỏa thuận.
Diễn biến trên đã đẩy cuộc khủng hoảng Brexit kéo dài 3 năm qua thêm rơi vào bế tắc và làm dấy lên câu hỏi liệu Anh có rời EU hay không và nếu có thì khi nào. "Tác động từ quyết định của hạ viện là nghiêm trọng" - bà May nhận định sau cuộc bỏ phiếu trên, đồng thời nói thêm về mặt pháp lý Anh vẫn sẽ rời EU vào ngày 12-4 tới.
Dù vậy, theo đài Sky News (Anh), phát ngôn viên thủ tướng Anh cho biết bà May vẫn sẽ tiếp tục thương thảo với phe phản đối thỏa thuận. Khả năng cuộc bỏ phiếu lần thứ 4 về thỏa thuận cũng được nói đến trong lúc nhiều nghị sĩ tin rằng cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay là tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Những người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô London, Anh hôm 29-3 Ảnh: Reuters
Không lâu sau khi các nghị sĩ Anh bỏ phiếu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho biết các nhà lãnh đạo EU sẽ họp khẩn vào ngày 10-4 để thảo luận về Brexit. Không ít nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng rất có khả năng Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận nào. Các doanh nghiệp lo ngại một viễn cảnh như thế sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này rơi vào hỗn loạn.
Hồi tuần trước, theo hãng tin AP, EU đã gia hạn cho Anh rời khỏi khối này vào ngày 22-5 nếu thỏa thuận "ly hôn" nói trên được thông qua hôm 29-3 hoặc rời đi vào ngày 12-4 nếu thỏa thuận bị bác bỏ. Sau đó, bà May đã đề nghị từ chức để đổi lấy việc thỏa thuận được thông qua nhưng bước đi này vẫn không thể đảo ngược được làn sóng phản đối trong các nhà lập pháp. Thất bại mới nhất có thể khiến bà May đối mặt nguy cơ nhường chỗ cho một lãnh đạo Đảng Bảo thủ khác tiến hành đàm phán với EU.
Chính phủ Anh cũng cảnh báo những chính trị gia ủng hộ Brexit phủ quyết thỏa thuận do bà May đề xuất có thể sẽ chứng kiến quá trình này kéo dài vô thời hạn. Dù từng phản đối thỏa thuận của bà May trong cuộc bỏ phiếu trước, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson - gương mặt tiềm năng thay thế bà May làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ - cũng đã lên tiếng cảnh báo thỏa thuận của bà May bị bác lần này có thể buộc nước Anh phải chấp nhận một phiên bản Brexit thậm chí còn tồi tệ hơn hoặc không Brexit.
Ngay sau khi thỏa thuận của Thủ tướng Theresa May bị phủ quyết lần thứ 3 chỉ trong vòng một năm, hàng ngàn người ở London đã xuống đường phản đối việc Anh trì hoãn rời EU. Cuộc biểu tình hôm 29-3 diễn ra một tuần sau khi hàng trăm ngàn người đã tuần hành kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai, qua đó cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ nước Anh 3 năm sau cuộc bỏ phiếu Brexit.
Theo Nguoilaodong
EU cho Anh 2 lựa chọn về Brexit Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 22-3 cho biết Anh có cơ hội cuối cùng để rời khối này (trong tiến trình gọi tắt là Brexit) trong êm thấm và trật tự theo sau cuộc gặp với Thủ tướng Theresa May tại thủ đô Brussels - Bỉ một ngày trước đó. Cụ thể, nếu các nghị sĩ Anh vào...