Người bị bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm này mỗi ngày
Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những người thừa cân và béo phì. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị tiểu đường nên ăn mỗi ngày.
Trái cây: Chế độ ăn uống hàng ngày của người bị bệnh tiểu đường nên có các loại trái cây tươi như táo, lê, các loại quả mọng, đu đủ và đào. Các loại trái cây này cung cấp carbs, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Rau: Người bị tiểu đường nên ăn các loại rau không tinh bột như các loại đậu, vì hầu hết các loại rau này chứa ít chất béo và nhiều chất xơ.
Ngũ cốc: Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc ít qua chế biến nhất như gạo nâu, hạt kê, lúa mì nguyên hạt và lúa mạch nguyên hạt.
Rau ăn lá xanh: Rau ăn lá xanh là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường. Rau chân vịt, cải xoăn và rau diếp là những loại rau tiêu biểu.
Bánh mì: Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn loại bánh mì trắng thông thường, thay vào đó nên ăn bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì ngũ cốc.
Video đang HOT
Yến mạch: Yến mạch ăn theo bất kỳ cách nào cũng đều tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Quả hạch: Các loại quả hạch như hạnh nhân, quả óc chó hay hồ đào rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Đồ uống: Trà hoặc cà phê không ngọt pha với sữa ít béo rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Nên tuyệt đối tránh xa các loại nước ngọt có ga.
Các món ăn nhẹ: Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn các món ăn nhẹ ở dạng nướng lò.
Chất béo: Dầu thực vật, xốt Mayonnaise ít béo, bơ không hydro hóa là những nguồn chất béo mà bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng.
Các sản phẩm từ sữa: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng các sản phẩm sữa ít béo mỗi ngày vì chúng cung cấp nhiều protein, khoáng chất và canxi.
Thịt: Cần tránh ăn thịt đỏ. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các sản phẩm thịt ít béo khác ở dạng luộc, hấp hoặc nướng lò./.
M.K./VOV.VN (biên dịch)
Theo Boldsky
5 loại thực phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng chất xơ ăn vào được đề nghị cao hơn, từ 30 gram đến 50 gram mỗi ngày.
Chất xơ rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường - Ảnh minh họa: Shutterstock
Ăn thực phẩm giàu chất xơ rất cần cho sức khỏe tiêu hóa và nhu động ruột hoạt động đều đặn, theo The Health Site.
Chất xơ có thể giúp cải thiện lượng cholesterol và lượng đường trong máu, ngăn ngừa một số bệnh như tiểu đường, bệnh tim và ung thư ruột.
Chế độ ăn giàu chất xơ cũng giúp no lâu hơn và giúp giảm cân.
Phụ nữ nên tiêu thụ ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày và nam giới ít nhất 38 gram.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, lượng chất xơ được đề xuất cao hơn - từ 30 gram đến 50 gram mỗi ngày, theo The Health Site.
Chất xơ rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường.
Vì vậy, đưa các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế các biến chứng.
Sau đây là 5 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, theo The Health Site.
1. Bơ
Một quả bơ cỡ trung bình chứa khoảng 17 gram carbohydrat, so với 25 gram trong 1 quả táo và 27 gram trong một quả chuối.
Phối hợp quả bơ với các loại thực phẩm khác có thể giúp cho đường huyết không bị tăng vọt. Hàm lượng chất béo và chất xơ của quả bơ cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn và làm chậm sự hấp thu các carbohydrat, theo The Health Site.
2. Các loại đậu
Đậu rất giàu chất xơ và protein. Khoảng 40% tổng lượng carbohydrate trong đậu là chất xơ, giúp làm giảm lượng đường trong máu. 100 gram đậu có hơn 15 gram chất xơ và gần 18 gram protein.
3. Hạt lanh
Thêm hạt lanh trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tim và nguy cơ đột quỵ do bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe đường ruột và độ nhạy insulin, theo The Health Site.
4. Các loại hạt
Các loại hạt có chứa chất béo tốt giúp chống lại bệnh tim. Những chất béo này cũng có thể giúp giảm kháng insulin và làm cho lượng đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Các loại hạt rất giàu chất xơ và magiê, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất, mì ống, gạo lứt, yến mạch và lúa mạch là nguồn chất xơ phong phú. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tăng cân, một yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh tiểu đường, theo The Health Site.
Theo Thanh niên
Có nên "trốn" trong nhà để phòng ngừa dịch COVID-19? Nếu cơ thể khỏe mạnh, chưa từng tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ và không thuộc diện phải cách ly thì "trốn" trong nhà để phòng ngừa dịch bệnh là một quan điểm sai lầm. Ô nhiễm không khí trong nhà khiến sức khỏe bạn suy giảm Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tuy nhiên cần...