Người “Áo vàng” biểu tình tuần thứ 16 tại kinh đô thời trang
Các cuộc biểu tình của lực lượng “Áo vàng” vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố trên toàn nước Pháp trong ngày 2/3.
Người biểu tình “Áo vàng” tập trung tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là dịp cuối tuần thứ 16 liên tiếp, các cuộc biểu tình diễn ra tại “ kinh đô thời trang” này và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Tại thủ đô Paris, những người biểu tình đã tập trung tại Khải hoàn môn và dự kiến sẽ tuần hành trên nhiều tuyến phố chính.
Những người tổ chức biểu tình tuyên bố họ sẽ tiếp tục gia tăng sức ép đối với chính quyền, phản đối các chính sách kinh tế xã hội mà họ cho là ưu ái giới giàu có.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại các thành phố lớn của nước Pháp như Marseille, Lyon, Bordeaux, Lille…
Trước đó một ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi người biểu tình “Áo vàng” kiềm chế, tránh các hành động kích động bạo loạn đường phố trong làn sóng biểu tình bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái này.
Hoạt động biểu tình của những người “Áo vàng” nổ ra tại Pháp từ trung tuần tháng 11/2018, xuất phát từ làn sóng phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu và nhanh chóng lan rộng thành một chiến dịch biểu tình hằng tuần nhằm phản đối các chính sách của chính phủ.
Chính phủ Pháp đã thực hiện một số biện pháp nhằm xoa dịu tình hình như hủy bỏ chính sách tăng thuế nhiên liệu, công bố gói tăng lương trị giá 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD) và giảm thuế cho những người thu nhập thấp hoặc những người về hưu.
Tuy nhiên những nhượng bộ này được cho là chưa thỏa mãn được những người biểu tình “Áo vàng” yêu cầu một sự thay đổi chính sách cơ bản có lợi hơn cho nhóm người có thu nhập thấp.
Video đang HOT
Cho đến nay, các cuộc biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt./.
Theo Phương Hồ/TTXVN
'Áo vàng' phủ bóng Paris: Đâu là nút thắt của ông Macron?
Toàn nước Pháp tiếp tục chìm trong những ngày bạo loạn, khói lửa ngay trước thềm Giáng Sinh.
Kinh đô ánh sáng chìm trong lửa khói lần thứ sáu
Ba ngày trước Lễ Giáng sinh, những người theo phong trào "áo vàng" đã tiến hành cuộc biểu tình lần thứ sáu trên toàn nước Pháp.
Bộ Nội vụ Pháp thông báo một "tín hiệu tích cực", chỉ có 38.600 người tham gia các cuộc biểu tình trên khắp cả nước hôm 22/12. Đã giảm hơn hẳn con số 66.000 người so với cuối tuần trước.
Tuy nhiên, tín hiệu buồn cho chính quyền của ông Macron, chỉ có 2.000 người trong số đó thuộc trường phái ôn hòa, số còn lại dâng cao căng thẳng và bạo loạn tiếp tục nổ ra. Gạch đá, gậy gộc, bom khói, pháo sáng và đốt phá diễn ra. Đáp lại, hơi cay, vòi rồng đã tiếp tục vào cuộc.
Người biểu tình tìm cách phong tỏa giao thông tại đại lộ Champs-Elysees. Hành động này đã đánh sập các công tác chuẩn bị cho Lễ Giáng sinh. Ngoài Paris, các thành phố lớn như Bordeaux, Caen, Lille, Lyon, Marseille, Nantes, Rouen Saint-Etienne và Toulouse cũng chìm trong khói lửa.
Lực lượng cảnh sát bảo vệ Khải Hoàn Môn tại Paris trước những người "áo vàng"
Trước những hành động căng thẳng này, chính phủ của ông Macron dường như không còn muốn thỏa hiệp. 80 người đã bị bắt vì các cuộc tuần hành ở Paris. Đáng chú ý, chính quyền Pháp ra sắc lệnh ngay lập tức tăng lương cho lực lượng cảnh sát chống bạo động.
Mức lương trung bình sẽ được tăng lên 120 euro/tháng cho cảnh sát và 150 euro/tháng cho sỹ quan cao cấp. Mỗi giờ tăng ca, các nhân viên cảnh sát sẽ nhận số tiền lớn hơn. Tổng khoản tiền tăng ca phải trả dự kiến là 275 triệu euro.
Paris lo ngại nếu không tăng lương, chính lực lượng cảnh sát sẽ đình công và tình hình sẽ trở lên tồi tệ hơn bao giờ hết. "Sẽ là thảm họa nếu không có ai kiểm soát những cái đầu nóng ngoài kia" - Bộ Nội vụ Pháp chia sẻ.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Pháp tiếp tục kêu gọi người biểu tình bình tĩnh và ngồi vào đàm phán. "Thảm họa thương mại đang hiện diện vào dịp các hoạt động mua sắm sôi động nhất trong năm. Tất cả chúng ta cần phải ngồi lại" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết.
Tổng thống Macron phải thỏa hiệp đến bao giờ?
Trước khi cuộc biểu tình thứ sáu diễn ra 1 ngày, ngày 21/12, Quốc hội Pháp đã thông qua gói biện pháp cắt giảm thuế đầu tiên do Tổng thống Emmanuel Macron công bố trong nỗ lực chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực của phe "Áo vàng."
Chỉ vài giờ sau quyết định này, Thủ tướng Edouard Philippe cũng đã đến thăm vùng Haute-Vienne ở miền Trung nước Pháp để tìm hiểu về sự bất bình của những người dân nông thôn đối với chính quyền địa phương.
Rào chắn bằng vật dụng gia đình như bàn ghế được những người biểu tình lập ra trên đường phố Paris
Từ khi nổ ra phong trào "áo vàng" ngày 17/11, Tổng thống Pháp đã đưa ra một loạt biện pháp, bao gồm hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu, tăng lương tối thiểu, không đánh thuế tiền làm thêm giờ và các khoản tiền thưởng cuối năm cho người lao động,...
Tất cả đều chưa đủ đối với người biểu tình.
Họ đưa ra một loạt các yêu sách nhằm yêu cầu chính phủ Paris thay đổi chính sách đối nội. Và gần như 100% các yêu sách ấy đều đã được đáp ứng. Rồi họ tiếp tục cảm thấy không thỏa đáng và yêu cầu ông Emmanuel Macron từ chức.
Vấn đề đau đầu của nước Pháp ở đây, họ là ai?
Các cuộc biểu tình dân túy thường đi đến kết thúc khi các yêu sách được nhượng bộ. Nhưng "áo vàng" liên tục leo thang các yêu sách, Tổng thống Macron sẽ phải nhượng bộ đến bao giờ? Ai là đại diện của "áo vàng" để chính quyền Paris đàm phán.
Lửa giận vẫn bốc ngùn ngụt ở Paris
Không ai cả, một câu trả lời chung chung, "áo vàng" là người lao động, là người dân... Chẳng lẽ những mâu thuẫn trong lòng nước Pháp lớn đến mức không thể xoa dịu?
Đến lúc này, thuyết âm mưu đã tràn khắp nội các nước Pháp khi cho rằng đây không đơn thuần là một phong trào dân túy, đã có bàn tay ngầm quấy phá đằng sau.
Vậy bàn tay ấy là ai? Đáng ngờ nhất là Washington. Có đủ lý do để Washington không hài lòng với chính quyền của ông Macron và muốn hạ bệ vị Tổng thống này. Quân đội chung châu Âu, tư tưởng "chúng ta trước hết", quan điểm thoát ảnh hưởng Mỹ...
Nhưng thế khó ở đây, cáo buộc Mỹ vào lúc này là không phù hợp, bởi trong bản yêu sách của phe áo vàng, có nêu rõ điều khoản "rút khỏi NATO ngay lập tức".
Vậy còn ai? Bàn tay Nga đã xuất hiện ở đây? Cũng không thỏa đáng bởi quan điểm chống Mỹ của ông Macron đáng ra phải được Moscow thấy có lợi.
Thế khó của Paris lúc này chính là không tìm được căn nguyên cội rễ của phe "áo vàng". Chỉ là dân túy hay là một kịch bản "cách mạng màu" khác trên chính nước Pháp.
Chỉ đến khi tìm được lời giải cho thắc mắc này, ông Macron mới có thẻ tìm được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa thoát hiểm, kéo cả nước Pháp thoát khỏi khói lửa "áo vàng".
Đỗ Tú
Theo baodatviet
Biểu tình 'Áo Vàng' tái diễn tuần thứ 13 liên tiếp tại Pháp Ngày 9/2, hàng nghìn người biểu tình "Áo vàng" lại tuần hành ở thủ đô Paris và nhiều thành phố lớn khác trong tuần biểu tình thứ 13 vào mỗi ngày thứ Bảy nhằm phản đối chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron. Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 26/1/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN) Theo báo cáo...