Ngưng nhận hồ sơ cấp phép hoạt động giáo dục do dịch Covid-19
Sở GD-ĐT TP.HCM ngưng nhận hồ sơ cấp phép hoạt động giáo dục và các thủ tục hành chính khác do dịch Covid-19.
Ảnh minh họa: Đ.N.T
Ngày 3.4, thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM phát thông báo về các hình thức thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ nhận hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công thành phố đối với 3 thủ tục là Thủ tục cấp bản sao văn bằng, Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp, Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
Ngoài ra, để thuận tiện cho phụ huynh, học sinh, tại bộ phận Nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, Sở bố trí máy vi tính kết nối mạng để hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục trên bằng hình thức trực tuyến nếu đã đến cơ quan Sở và trả kết quả theo dịch vụ bưu chính công.
Cũng trong thông báo nói trên, để thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Sở thông tin tạm ngưng nhận hồ sơ các thủ tục cấp phép hoạt động giáo dục. Các thủ tục hành chính còn lại, Sở tạm ngưng nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 15.4. Những hồ sơ thủ tục hành chính đã nhận trước ngày 1.4 và chưa đến hẹn trả kết quả, Sở sẽ giải quyết tiếp sau ngày 15.4.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 29.3, theo nhận định của UBND TP.HCM, dịch Covid-19 đang bước qua giai đoạn mới, diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp đang quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Để đảm bảo việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong 14 ngày tới, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo, lây nhiễm trong cộng đồng, UBND TP.HCM chỉ đạo như sau: Đối với học sinh, học viên các cơ sở giáo dục, tiếp tục nghỉ học đến ngày 19.4. Đối với học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp, nghỉ học phòng chống dịch Covid-19 đến hết ngày 3.5
Sau thời gian học sinh nghỉ học nêu trên, UBND giao Sở GD-ĐT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế cập nhật tình hình diễn biến dịch Covid-19 tham mưu phương án học sinh đi học trở lại và các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc thực hiện chuyên môn.
Bích Thanh
Phạt tiền và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ nếu đưa cho người khác sử dụng
Nếu cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình thì người được cấp bằng có thể bị buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ này ngoài việc bị phạt tiền.
Ảnh minh họa - Đào Ngọc Thạch
Đây là một điểm mới được bổ sung trong dự thảo nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành lấy ý kiến.
Theo Điều 22 của dự thảo, có thể phạt từ 5-10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi sau: Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
So với Nghị định 138/2013 đang có hiệu lực, dự thảo nghị định còn bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả với trường hợp cho người khác sử dụng văn bằng chứng chỉ của mình. Cụ thể, buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định trên.
Tuyển vượt chỉ tiêu phạt cao nhất 80 triệu đồng
Dự thảo cũng quy định nhiều mức phạt trong vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh.
Trong đó, đơn vị tuyển sinh sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ, thông báo không đủ thời gian theo quy định.
Trường có thể bị phạt từ 20-30 triệu đồng nếu công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng quy định, phạt 30-40 triệu đồng nếu không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, thực hiện không đúng đề án tuyển sinh đã công bố. Phạt 40-60 triệu đồng nếu tổ chức tuyển sinh chương trình có yếu tố nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.
Về vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt cao nhất với bậc đại học là 50-70 triệu đồng với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên. Mức phạt này với bậc thạc sĩ, tiến sĩ từ 60-80 triệu đồng nếu tuyển vượt từ 20% chỉ tiêu trở lên. Biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo là buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt.
Mức phạt mới trong dự thảo có tăng lên so với vi phạm tương tự trong Nghị định 138/2013 hiện đang áp dụng - phạt từ 40-60 triệu đồng với hành vi tuyển vượt từ 20% chỉ tiêu trở lên ở bậc cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Khai man giấy tờ để trúng tuyển phạt 10-20 triệu đồng
Vi phạm quy định về thi, cá nhân có thể bị phạt từ 5-7 triệu đồng nếu thông tin sai sự thật về kỳ thi. Hành vi làm mất bài thi có thể bị phạt tiền từ 12-14 triệu đồng; thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm phạt từ 10-12 triệu đồng; 8-10 triệu với tổ chức chấm thi sai quy định; 6-8 triệu nếu đánh tráo bài thi.
Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo với mức phạt này là buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định.
Dự thảo cũng đưa ra nhiều mức phạt tiền về vị phạm đối tượng tuyển sinh. Trong đó, riêng bậc đại học nếu tuyển sai người học, mức phạt cao nhất 60-80 triệu đồng nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên. Đồng thời, buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại người học số tiền đã thu.
Phạt tiền 20-30 triệu đồng nếu không thực hiện đúng quy định trong quy chế tuyển sinh. Đáng chú ý, phạt từ 10-20 triệu đồng với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển. Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là nộp lại quyết định trúng tuyển và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định trúng tuyển với hành vi này.
Xúi giục người khác bỏ học có thể bị phạt tiền
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nếu xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học với người khác.
Theo đó, ở điều 28 của dự thảo, nghị định quy đinh phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập. Phạt cảnh cáo hoặc tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp phổ cập.
Ngoài ra, dự thảo còn quy định các mức phạt với hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết; tư vấn du học, quản lý văn bằng chứng chỉ, quy định thu chi tài chính.
Bảo đảm tính khoa học, khả thi khi tích hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, quy định chi tiết việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo...