Ngứa ngáy một cách kì lạ khiến bạn phải hoang mang
Ban đầu chỉ có 1 nốt nhỏ như muỗi đốt nhưng khi gãi thì nó cứ lan dần ra và gây ngứa cho bạn đấy.
Ba tháng gần đây, em bị hiện tượng ngứa ở tay, chân, bẹn. Ban đầu chỉ có 1 nốt nhỏ như muỗi đốt nhưng khi gãi thì nó cứ lan dần ra. Những chỗ lan ra bì lên cứng hơn bình thường. Ở chỗ bì lên có màu trắng thì không ngứa, chỉ ngứa ở những nốt nhỏ xung quanh vết bì đó, sau 1 thời gian là hết. Nhiều lúc ngứa rất khó chịu, không gãi thì tự nhiên có cảm giác nhói buốt. Em nghĩ chỉ bị dị ứng thông thường nên mua thuốc uống. Em rất hay bị về đêm, có những đêm phải uống thuốc ngủ thì mới ngủ được, nhiều đêm phải cố gắng nhịn cơn ngứa để ngủ. Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp em cách điều trị hiệu quả nhất với ạ! Em xin cảm ơn. (mr…@gmail.com)
Trả lời:
Chào em,
Da liễu là một chuyên khoa phức tạp, nhiều khi khám nhiều lần mới ra bệnh, việc chẩn đoán qua mô tả rất dễ thiếu chính xác, nên đầu tiên bác sĩ khuyên em là nên đến các cơ sở da liễu thăm khám ngay để tìm ra hướng điều trị, vì theo mô tả của em nếu lâu có thể gây sẹo. Bác sĩ sẽ cố gắng dựa vào những biểu hiện em miêu tả ở trên để giải đáp sát căn bệnh của em.
Có lẽ em mắc phải chứng viêm da tiếp xúc dị ứng, hay còn gọi là chàm tiếp xúc. Đây là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất hoặc các vật gây dị ứng. Biểu hiện là da bị viêm đỏ, sưng và ngứa ở chỗ tiếp xúc.
Tùy theo mức độ phản ứng, triệu chứng có thể gặp là da chỉ phản ứng tại một chỗ hoặc lan rộng:
- Tại một chỗ: Vùng da bị tiếp xúc ngứa, viêm đỏ, phù nề. Nếu bị nhiều lần, da thường dày lên do gãi và chà xát.
- Lan rộng: Đây là dạng nặng hơn, có thể do tiếp xúc với hóa chất. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện rải rác, có thể kèm theo nổi mề đay.
Video đang HOT
Các vị trí thường gặp của bệnh là đầu và cổ (do phản ứng của da với sản phẩm dưỡng tóc), tay và cổ tay (do đeo các loại vòng, đồng hồ), vùng thắt lưng (do thắt lưng, dây nịt), ở tay, chân…
Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần tự bôi thuốc và theo dõi. Nếu sau 3 ngày mà tình trạng không thuyên giảm thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ. Trường hợp nặng, ngứa lan rộng không nên tự điều trị mà phải đến gặp bác sĩ ngay. Người bệnh cần có ý thức giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân tiếp xúc gây dị ứng để có thể có phương pháp điều trị kịp thời.
Chúc em sớm điều trị thành công!
Theo VNE
Mách chị em cách khử mùi hôi vùng kín hiệu quả
Vùng kín là nơi rất dễ bị dị ứng và cần được chăm sóc kĩ lưỡng để tránh những bệnh nguy hiểm và mùi khó chịu. Vậy để thoát khỏi mùi hôi bốc ra từ vùng tam giác của mình, các chị em nên làm gì. Hãy cũng khám phá những cách rất đơn giản dưới đây, để thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé!
Rửa sạch sau khi đi vệ sinh và trong khi tắm
Sau mỗi lần đi vệ sinh nước tiểu thường đọng lại khiến vùng kín bị ẩm ướt, có mùi khó chịu. Một số cho rằng mùi này là mùi âm đạo nên thường bỏ qua nó. Hãy chú ý rửa sạch sau mỗi lần vệ sinh để giữ vùng kín luôn sạch sẽ tránh vi khuẩn gây bệnh và cũng để cuộc yêu thêm hứng khởi.
Nên rửa âm đạo bằng nước ấm và không mùi, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại.
Giữ vùng kín luôn khô ráo thoáng mát
Việc mặc quần lót quá chật hoặc làm từ chất liệu không thấm hút sẽ làm cho vùng kín luôn trong tình trạng bị bó chặt, ẩm ướt từ đó dẫn đến việc hình thành mùi hơi. Một lời khuyên là bạn nên chọn những loại quần lót vừa vặn và làm bằng chất liệu cotton thấm hút tốt để vùng kín luôn khô thoáng.
Bạn chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh "vùng kín", đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, sau khi đi vệ sinh và trong những ngày "đèn đỏ" để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Mặc quần lót rộng rãi
Quần lót chật sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, từ đó sẽ làm cho mùi "vùng kín" nặng thêm. Các chị em nên mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút.
Đặc biệt, không nên tự ý thụt rửa, để phòng mắc các bệnh viêm nhiễm. Không nên dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đây là sai lầm lớn rất thường gặp ở các chị em phụ nữ.
Vệ sinh sạch sẽ trong thời gian "đèn đỏ"
Trong thời gian "đèn đỏ" các chị em thật chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng, việc vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín khô thoàng cũng sẽ giúp "vùng kín" không có mùi hôi.
Trong thời gian "đèn đỏ" phải thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ/lần (tối đa là 6 giờ/ 1 lần), bởi sau 4 giờ các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và có cơ hội để tấn công bạn.
Sử dụng miếng lót vệ sinh hàng ngày
Những miếng lót vệ sinh hàng ngày có chức năng kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín gây nhiễm khuẩn. tuy nhiên bạn cũng phải luu ý thay miếng lót này trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tiếng/ lần. Vật dụng này thường dành cho những người thường xuyên bận rộn với công việc và ít quan tâm đến vùng kín.
Uống nước ép việt quất hoặc nước ép dứa
Đây là những loại nước trái cây tự nhiên giúp cân bằng vi khuẩn đường tiết niệu. Nếu bạn có nước tiểu nặng mùi thì việc uống một ly nước ép nam việt quất, hoặc nước ép dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình hình.
Cắt tỉa hoặc cạo vi ô lông vùng kín
Đôi khi vùng tam giác mật quá rậm rạp lông tóc cũng sẽ khiến cô bé cậu bé ít thông thoáng hơn mà sinh ra nhiều mồ hôi. Do đó, nếu vi ô lông vùng này quá um tùm, bạn nên cắt tỉa cho chúng thường xuyên nhé.
Khám phụ khoa thường xuyên
Nếu bạn đã chăm sóc và vệ sinh vùng kín kĩ lưỡng hang ngày mà vẫn còn mùi thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tốt nhất.
Nếu bạn thấy "vùng kín" có mùi hôi kèm theo biểu hiện ngứa, dịch âm đạo có màu lạ (vàng, xanh), kèm theo mẩn đỏ... thì đó có thể là dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần đi khám để được điều trị kịp thời. Một lời khuyên là bạn cũng nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Theo VNE
5 điều cần tránh tuyệt đối trong kì kinh nguyệt Chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh cũng là một phần trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu ở chị em trong kì kinh nguyệt. Em năm nay 22 tuổi, đã có kinh nguyệt được 8-9 năm nhưng chu kì của em mới chỉ ổn định và đều đặn vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, cũng từ...