5 điều cần tránh tuyệt đối trong kì kinh nguyệt
Chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh cũng là một phần trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu ở chị em trong kì kinh nguyệt.
Em năm nay 22 tuổi, đã có kinh nguyệt được 8-9 năm nhưng chu kì của em mới chỉ ổn định và đều đặn vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, cũng từ lúc đó em thường xuyên bị đau bụng, tức bụng, buồn nôn trong những ngày này.
Theo em tìm hiểu trên mạng thì đó là triệu chứng bình thường trong kì kinh nguyệt, không ảnh hưởng nhiều và sau khi hết kinh nguyệt em cũng thấy các hiện tượng này biến mất. Chính vì vậy, em cũng không lo lắng quá. Em thường uống thuốc giảm đau để dễ chịu hơn và cũng thấy hiệu quả.
Nhưng thời gian gần đây, ngay cả uống thuốc giảm đau em cũng thấy không đỡ hơn, thậm chí đôi lúc còn bị ngứa “vùng kín” rất khó chịu. Nhiều người thấy em như vậy thì khuyên em nên kiêng khem ăn uống cũng như chú ý vệ sinh sạch sẽ hơn trong những ngày này. Thực tế, bình thường em cũng là người rất sạch rồi nên có thể những triệu chứng trên là do em chưa kiêng ăn uống mà thôi.
Bác sĩ cho em hỏi, em nên tránh những gì trong những ngày nhạy cảm này? Em xin cảm ơn! (K. Thoa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn K. Thoa thân mến,
Theo như mô tả của bạn thì đúng là bạn gặp những triệu chứng phổ biến trong những ngày có kinh nguyệt như: đau bụng, đau lưng buồn nôn, đầy bụng, tức bụng… Những dấu hiệu này rất phổ biến ở nhiều chị em và chúng thường tự hết sau vài ngày hoặc sau khi chu kì kinh nguyệt của bạn kết thúc.
Uống thuốc giảm đau cũng là một cách để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc này và tốt nhất nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lạm dụng hoặc uống quá nhiều thuốc giảm đau cũng là một nguyên nhân khiến cho tác dụng của thuốc giảm đi đáng kể.
Đau bụng, đau lưng buồn nôn, đầy bụng, tức bụng… là những dấu hiệu phổ biến trong kì kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chế độ ăn uống cũng là một phần trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu ở chị em trong những ngày “đèn đỏ”. Chính vì vậy, trong những ngày này, bạn nên lưu ý hơn đến chuyện ăn uống của mình. Ngoài ra, chuyện vệ sinh cũng cần được chú ý, không được bỏ qua vì có những thói quen nhiều người cho là có tác dụng làm sạch “vùng kín” nhưng thực tế nó lại gây hại nhiều hơn.
Dưới đây là những điều chị em cần tuyệt đối tránh trong kì kinh nguyệt để giữ gìn sức khỏe của mình tốt nhất.
- Không uống nước trà đặc: Nước trà đặc chứa nhiều caffeine nên uống nhiều có thể gây kích thích thần kinh và tác động tới vấn đề tim mạch và gây trở ngại cho sự hấp thụ các phần tử sắt có trong thực phẩm vì trong lá trà có chứa tinnin. Trà càng đặc, khả năng hấp thụ các chất sắt của cơ thể càng thấp.
- Không ăn nhiều muối: Ăn muối quá nhiều khiến lượng nước và lượng muối trước kỳ kinh sẽ làm gia tăng những cơn đau bụng kinh, khiến bạn dễ bị kích thích và nổi giận.
- Không tắm quá lâu: Trong kì kinh nguyệt, miệng tử cung được mở rộng hơn, nếu bạn tắm quá lâu, đặc biệt là tắm bồn thì càng khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục.
- Không dùng sữa tắm để vệ sinh: Dùng sữa tắm để vệ sinh “vùng kín” trong những ngày “đèn đỏ” sẽ làm cho lượng kiềm trong âm đạo tăng lên, tính axit giảm xuống, do đó làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến “vùng kín” có mùi hôi, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Không sử dụng thuốc bổ máu: Sử dụng các loại thuốc bổ máu trong kỳ kinh sẽ làm lượng máu bị mất đi nhiều hơn dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra còn khiến lượng máu kinh ra nhiều bất thường và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bạn hãy kiểm tra lại xem thói quen giữ vệ sinh của mình đã đúng chưa, có gây tác dụng ngược đối với “vùng kín”, dẫn đến ngứa hay không. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt ở các cơ sở y tế có uy tín.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
4 "thủ phạm" chính gây bệnh phụ khoa cho chị em văn phòng
Với nhiều chị em văn phòng, cho dù giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng... nhưng vẫn không tránh được các bệnh phụ khoa. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nhiều chị em văn phòng cho rằng mình làm việc ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, công việc làm nhàn nhã như vậy mà thì không có lý do nào lại có thể bị mắc bệnh phụ khoa. Vậy là, khi có bệnh, chị em đổ lỗi cho việc dùng xà bông hoặc lam dung nươc rưa vê sinh nhiều lần trong ngày, thụt rửa "vùng kín", mặc quần áo quá chật...
Thực tế, lam dung nươc rưa vê sinh, xà bông nhiều lần trong ngày để vệ sinh "vùng kín", thụt rửa liên tục, mặc quần áo quá chật... cũng là những nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa. Nhưng với nhiều chị em văn phòng, ngay cả khi không có những thói quen trên, chị em cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ở "vùng kín". Vì sao vậy? Đó là do chính thói quen tại công sở của chị em.
Dưới đây là 4 "thủ phạm" chính gây bệnh phụ khoa cho nhiều chị em văn phòng.
Chị em văn phòng không nên ngồi lâu một chỗ. Ảnh minh họa
1. Ngồi lâu một chỗ
Những chị em văn phòng ngồi lâu một chỗ thường mắc các bệnh phổ biến nhưbéo bụng, các bệnh về da và hô hấp, mỏi mắt (do làm việc liên tục với máy tính sẽ khiến mắt không chỉ mỏi, nhức, mà còn có thể bị khô hoặc chảy nước liên tục...) cung như hội chứng tổn thương thần kinh... Ngoài ra, cũng do thói quen ngồi lâu một chỗ mà không ít chị em phải chịu hậu quả ở cơ quan nhạy cảm của mình.
Do đặc điểm sinh lý mà "vùng kín" của người phụ nữ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu cộng với việc ngồi lâu một chỗ, "vùng kín" không được thông thoáng sẽ dễ bị sung huyết do lưu thông kém, tắc nghẽn ở vùng chậu... Hậu quả là chị em văn phòng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng do buồng trứng bị thiếu oxy.
2. Nhịn tiểu
Công việc bận rộn khiến không ít chị em ngại đứng lên, ra ngoài. Ngay cả khi cần giải quyết nhu cầu cá nhân là... đi vệ sinh, chị em cũng lười. Thói quen này không tốt chút nào vì nó có thể khiến cho chị em phải đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe. Viêm niệu đạo là bệnh phổ biến nhất thường gặp ở những chị em có thói quen nhịn tiểu.
Do đặc thù công việc văn phòng nên chị em thường ngồi một chỗ làm cho tuần hoàn máu chậm lại, nhất là tuần hoàn máu ở đáy chậu. Điều này kết hợp với nước tiểu bị tích lũy lâu trong bàng quang, niệu đạo sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì đường tiết niệu rất gần với "vùng kín" nên một khi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khả năng vi khuẩn lây lan sang, gây viêm nhiễm âm đạo là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Không nên nhịn tiểu để tránh dẫn tới bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
3. Lười uống nước
Một đặc thù khác của dân văn phòng là lười uống nước. Chị em văn phòng có nhiều lý do để lý giải cho việc lười uống nước của mình, có thể do ngại đi lấy nước, mải làm việc, ngại đi vệ sinh nếu uống nước nhiều... Nhưng lười uống nước lại là thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu.
Niệu đạo là bộ phận thải nước tiểu của cơ thể người, chất dịch nước tiểu có tính kích thích và tác dụng ăn mòn lớn hơn. Nếu lười uống nước, lượng nước tiểu sẽ hạn chế, do đó nó không thể làm sạch đường tiết niệu, các chất bẩn, chất thải độc bị sót lại có thể gây bệnh viêm niệu đạo. Mà chị em khi đã bị viêm niệu đạo sẽ nhanh chóng kéo theo viêm âm đạo sau đó vì 2 bộ phận này ở gần nhau.
4. Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng
Ở văn phòng, chị em sẽ không thể thoải mái vệ sinh "vùng kín" với nước như ở nhà, vì vậy, dùng giấy vệ sinh để làm sạch là lựa chọn tối ưu nhất.
Tuy nhiên, việc làm sạch chỗ kín khi đi vệ sinh bằng loại giấy không đảm bảo chất lượng cũng là một yếu tố gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm vùng kín. Mặt khác, nếu chị em không rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho "vùng kín" thì lại có thể đã đưa mầm bệnh vào cơ quan sinh dục của mình.
Để phòng các bệnh phụ khoa, ngoài việc chú ý ăn mặc, vệ sinh, chị em văn phòng còn tập cho mình thói quen uống đủ nước và thường xuyên vận động. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe "vùng kín" mà còn giúp tuần hoàn trong cơ thể tốt hơn, tránh tăng cân, béo phì lại tăng sự minh mẫn cho đầu óc.
Theo VNE
Xử trí khi bị ngứa "vùng kín" trong ngày "đèn đỏ" Vào những ngày "đèn đỏ", do có sự thay đổi của hormone nên càng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm gây hại tăng sinh. Chào bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi. Cứ đến mùa đông là tôi gặp phải rắc rối trong những ngày "đèn đỏ". Bình thường vào mùa hè, trong những ngày "đèn đỏ" tôi không bị...