Ngứa da sau khi tắm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gì?
Tắm mang lại cảm giác sảng khoái, sạch sẽ nhưng sau đó, một số người lại bị ngứa da, khó chịu.
Đó có thể là dấu hiệu của mày đay, bệnh đa hồng cầu, ung thư hạch…
Theo Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam – nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, ngứa da sau khi tắm là dấu hiệu bình thường có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là khi nước quá nóng. Tuy nhiên, một số trường hợp ngứa da lại cảnh báo bệnh nguy hiểm:
Thứ nhất, bệnh đa hồng cầu. Đây là một dạng ung thư máu hiếm gặp, người bị bệnh này thường có máu “đặc” hơn. Các triệu chứng gồm đau đầu, chóng mặt, đau ngực, thị giác bị ảnh hưởng, xuất hiện cục máu đông, gan và lách to hơn, da đỏ hồng, ngứa ngáy.
Thứ hai, ung thư hạch hay u lympho Hodgkin. Ngoài các hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn, người bệnh có thể bị sốt, ngứa da nhất là lúc tắm xong, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Thứ ba, bệnh mày đay.Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh cảm thấy rất khó chịu vì phát ban, ngứa. Một số người bị mày đay khi tiếp xúc với nước. Chỉ tắm vài phút, họ đã bị ngứa.
Thứ tư, rối loạn tâm thần. Một số rối loạn thần kinh và tâm thần có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da. Bệnh nhân có thể bị lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Phó giáo sư Nam khuyến cáo, nếu bạn bị ngứa kéo dài, dai dẳng mỗi khi tắm, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám.
Bác sĩ sẽ xác định và loại trừ các bệnh nguy hiểm trên. Sau đó, bác sĩ có thể đánh giá khả năng kích ứng trên da để xác định nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa sau khi tắm do nước, sử dụng hóa mỹ phẩm hay các thói quen khác.
Để tránh hiện tượng ngứa da sau tắm, bạn áp dụng một số cách sau:
Video đang HOT
Thay đổi thói quen tắm: Tốt nhất bạn tắm nước ấm vừa phải, thời gian ngắn, không tắm nhiều lần một ngày, hạn chế sử dụng các hóa mỹ phẩm trên da. Bạn có thể dùng một số chất tẩy tế bào chết nhưng không cần thường xuyên.
Chọn xà phòng tắm: Bạn nên chọn các loại xà phòng nhẹ nhàng dành cho da nhạy cảm hoặc thảo dược. Bạn có thể dùng muối, chanh tắm cũng rất tốt. Đây là những sản phẩm không gây dị ứng và phù hợp với loại da của từng người.
Lưu ý dùng khăn và bông tắm: Bác sĩ Nam cho biết thói quen sử dụng bông, khăn tắm chà mạnh dễ khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy. Bạn nên chọn bông, khăn tắm mềm, nhẹ, làm sạch khăn tắm và bông tắm tránh nhiễm khuẩn để bảo vệ làn da.
Sau khi tắm xong, da còn ẩm bạn nên thoa kem dưỡng toàn thân để bổ sung lượng nước bị mất, giúp da giảm kích ứng, ngứa khó chịu. Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước để bồi hoàn lượng nước bài tiết qua da cũng giúp da cung cấp đủ nước, giảm khô, hạn chế ngứa.
Phó giáo sư Nam khuyến cáo thêm, trong trường hợp áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn dùng thuốc phù hợp.
Lá đu đủ có tác dụng gì?
Không chỉ quả đu đủ mà lá đu đủ cũng được nhiều người sử dụng, vậy lá đu đủ có tác dụng gì?
Có không ít người chỉ biết đến tác dụng của quả đu đủ, hoa đu đủ mà không hề quan tâm đến lá đu đủ. Tuy nhiên, lá đu đủ cũng rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là những tác dụng của lá đu đủ ít người biết.
Tác dụng của lá đu đủ
Đặc tính chống ung thư
Báo Lao động dẫn nguồn bác sĩ Lê Hữu Nghị - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng cho biết, chiết xuất lá đu đủ có khả năng mạnh mẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Những chất chống oxy hóa trong lá đu đủ có khả năng phòng chống tế bào ung thư rất tốt.
Giảm táo bón
Lá đu đủ như một vị thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón vì chúng làm mền phân và cải thiện nhu động ruột, ít tác dụng phụ.
Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Lá đu đủ giàu chất chống ô xy hóa, vitamin B, A, phenolic, magie, kali, beta- carotene: ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt.
Điều trị các triệu chứng sốt xuất huyết
Lá đu đủ làm tăng lượng tiểu cầu, hạ sốt từ đó làm giảm sốt xuất huyết.
Chăm sóc da sáng khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, trong nước của lá đu đủ có rất nhiều vitamin nhóm A và C đặc biệt tốt cho sức khỏe của làn da.
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp cơ thể chống lại những tổn thương ở trên bề mặt da.
Đồng thời, chúng còn giúp ngăn ngừa và loại bỏ được những vấn đề về da như mụn, thâm sạm hay nếp nhăn. Việc uống nước đu đủ thường xuyên sẽ giúp bạn có một làn da khỏe và tràn đầy sức sống.
Lá đu đủ rất tốt cho sức khoẻ.
Kiểm soát lượng đường huyết
Trong nước lá đu đủ có nhiều thành phần tự nhiên với công dụng kích thích hoạt động của các hormone insulin. Vì vậy, nước lá đu đủ sẽ giúp cơ thể kiểm soát và cân bằng được lượng đường máu một cách hiệu quả hơn. Các hoạt chất này cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc đái tháo đường, hạn chế tình trạng béo phì hay bị tăng huyết áp.
Thúc đẩy quá trình mọc tóc
Các chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy quá trình phát triển của các nang tóc. Bên cạnh đó, những hoạt chất này cũng có thể ngăn chặn được tình trạng rụng tóc và làm giảm tỷ lệ bị hói.
Trong lá đu đủ chứa hợp chất karpain với khả năng chống gàu rất tốt. Đồng thời, dùng nước lá đu đủ cũng sẽ giúp bạn giảm bớt được lượng dầu thừa có ở trên da đầu. Có thể nói rằng, karpain đóng vai trò như một loại dầu xả giúp mái tóc bóng mượt hơn.
Giảm bớt những thay đổi tâm trạng
Nhiều nghiên cứu tiết lộ nguyên nhân chính của sự thay đổi tâm trạng và các rối loạn tâm thần khác là do sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Lá đu đủ hoặc thuốc sắc từ nó giúp giảm bớt căng thẳng cảm xúc như thay đổi tâm trạng, căng thẳng và trầm cảm.
Giải độc cơ thể
Lá xanh là tốt nhất cho sức khỏe của gan. Sự hiện diện của các chất phytochemical như flavonoid và alkaloids cùng với các enzyme như papain trong lá đu đủ hoạt động như những chất giải độc, đồng thời bảo vệ gan và thận khỏi mọi rối loạn chẳng hạn như viêm.
Nên dùng lá đu đủ tươi hay khô để nấu nước?
Bên cạnh câu hỏi về những tác dụng của lá đu đủ thì việc sử dụng lá tươi hay khô cũng được rất nhiều người quan tâm. Theo ý kiến từ các chuyên gia, bạn nên chọn lá đu đủ được phơi khô để hãm lấy nước uống.
Lá đu đủ tươi khi nấu nước uống sẽ có vị đắng, rất khó uống. Chưa dừng lại ở đó, lá đu đủ tươi còn chứa nhiều nhựa rất khó để loại bỏ. Trong khi đó, lá đu đủ phơi khô khi nấu nước sẽ mất đi vị đắng và không còn nhựa. Nấu nước với lá đu đủ khô cũng giúp bạn có thể quan sát được độ đậm nhạt của màu nước để cân chỉnh liều lượng phù hợp.
Trên đây là những tác dụng của lá đu đủ với sức khoẻ. Tuy lá đu đủ mang lại nhiều tác dụng nhưng khi sử dụng bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia nếu muốn hỗ trợ điều trị bệnh gì bởi lá đu đủ cũng mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Nghiện cắn móng tay: Rối loạn tâm thần hay chỉ là một thói quen xấu? Cắn móng tay thường bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Mặc dù cắn móng tay là một vấn đề phổ biến và mọi người coi đây là thói quen xấu nhưng điều này có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc rối loạn tâm thần. Cắn móng tay có thể gây nghiện và gây ra một...