Ngủ với xác chết của chồng suốt 1 năm
Một người phụ nữ ở Bỉ vừa khiến dư luận xôn xao khi ngủ cùng xác chết của chồng suốt gần 1 năm qua
Xác ông Marcel vẫn được đặt trên giường
Mới đây, một cụ bà 69 tuổi ở Brussels (Bỉ) đã được tìm thấy khi ở chung với xác chết bị phân hủy gần hết ngay chính trong căn hộ của mình. Được biết, xác chết kia chính là chồng bà ông Marcel 79 tuổi và qua đời hồi cuối năm ngoái.
Vì quá đau buồn và không muốn tin chồng mình đã chết, cụ bà trên đã không làm lễ tang cho chồng để vẫn được “ở” cùng chồng. Hàng ngày, bà vẫn ăn ngủ cạnh xác chết và không hề cảm thấy có điều gì bất tiện.
Video đang HOT
Xác của ông Marcel đã bị phân hủy gần hết
Những người hàng xóm không hề phát hiện có mùi gì lạ và các nhà chức trách chỉ nghi ngờ khi chủ căn hộ cho biết họ đã không trả tiền thuê nhà từ cuối năm 2012. Khi cảnh sát bước vào thì phát hiện xác chết của Marcel.
“Phần thịt bên ngoài và cả nội tạng bên trong của xác chết gần như đã bị phân hủy hết. Trên giường đầy rẫy côn trùng và mùi thối nồng nặc. Tôi đã từng gặp một vài trường hợp tương tự” – một bác sỹ pháp y chia sẻ.
Theo Xahoi
Mạnh tay với "ô nhiễm trắng"
Một vật dụng rất quen thuộc là túi nylon lại đang là nhân tố gây thảm họa môi trường nghiêm trọng, đến mức Ủy ban châu Âu (EC) phải thông qua một đề xuất riêng nhằm ngăn chặn mối nguy hại này.
Túi nylon tràn ngập tại các bãi rác thải
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 4-11 ở Brussels (Bỉ), Ủy viên châu Âu phụ trách môi trường J.Potocnik tuyên bố sẽ tiến hành nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề môi trường, vốn đang nghiêm trọng, do túi nylon gây ra. Dự kiến các quốc gia thành viên EU sẽ buộc phải thông qua các biện pháp giảm tiêu thụ túi nylon có quai xách độ dày dưới 50 micrô mét, đồng thời có thể tăng thuế áp dụng đối với những vật gây tác động xấu tới môi trường, cũng như siết chặt quy định thương mại về thị trường nội địa.
Từ lâu, túi nylon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nylon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng, được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Thế nhưng, sự lạm dụng túi nylon đã dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".
Trước hết, túi nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Quá trình sản xuất túi nylon cũng đòi hỏi các phụ gia là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu... Đây là những chất cực kỳ độc hại tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.
Thêm vào đó, túi nylon khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nylon ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng. Túi nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất nên khi chôn lấp sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Nguy hại là thế nhưng quy mô sử dụng túi nylon trên thế giới khiến người ta phải giật mình. Chỉ xin nêu vài con số thống kê: mỗi năm, châu Âu sử dụng gần 100 tỷ túi nylon; mỗi năm, nước Mỹ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô để sản xuất khoảng 100 tỉ túi nylông; mỗi phút, trên thế giới có hơn 1 triệu túi nylon được sử dụng. Trong khi đó, để phân hủy hoàn toàn, trung bình mỗi túi nylon cần 500 năm.
Nhận thức được tác hại của túi nylon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nylon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nylon đã được áp dụng tại Trung Quốc, Anh, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch và một số bang ở Hoa Kỳ... Ngoài ra, các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nylon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nylon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường.
Với việc EC thông qua biện pháp mạnh tay với túi nylon, châu lục này hy vọng sẽ giảm được tới 80% lượng túi nylon được sử dụng.
Theo ANTD
Người dân Thanh Hóa tổ chức lễ tang cho cá voi khổng lồ Sau khi xin ý kiến lãnh đạo cấp trên, chiều ngày 1/11, chính quyền và nhân dân xã Hải An (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã tổ chức lễ chôn cất xác cá voi xấu số. Sau khi làm lễ xong, công tác trục vớt xác cá đưa về địa điểm chôn cất được triển khai. Trưa ngày 1/11, ngay sau khi thủy...