Ngư dân TT-Huế bội thu ruốc biển, thu nhập tiền triệu mỗi ngày
Theo các vị cao niên ven biển TT-Huế, đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm lại đây, con ruốc biển ( tép biển) xuất hiện dày đặc tại vùng nước nông ven biển tỉnh này, mang lại thu nhập đáng kể cho bà con ngư dân nhiều huyện, thị xã.
Những ngày gần đây, hầu như vùng nước nông ven biển nào tại TT-Huế cũng xuất hiện dày đặc loài ruốc biển (con tép biển, người địa phương quen gọi là con khuyết). Nhiều nhất là vùng biển Hải Dương (thị xã Hương Trà), biển Thuận An, Phú Thuận (huyện Phú Vang).
So với các loại nghề biển khác, hoạt động đánh bắt con ruốc có phần đơn giản hơn, ít đầu tư ngư cụ tốn kém và có thể thực hiện khai thác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Ngư dân có thể dùng thuyền bố trí lưới mắt nhỏ quét vào vùng có con ruốc để đánh bắt, hoặc lội bộ dưới nước khu vực gần bờ có sóng nhỏ để kéo ruốc. Nhân lực cho việc đánh bắt con ruốc không cần nhiều, tối thiểu chỉ cần hai người là có thể tổ chức đánh bắt được loài tép biển này. Phụ nữ cũng có thể tham gia đánh bắt ruốc.
Việc đánh bắt bằng phương pháp thủ công, ít tốn kém chi phí đầu tư ngư cụ được nhiều ngư dân tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và nhiều nơi khác lựa chọn.
Từ đầu tháng 5/2020 đến nay, riêng tại xã Phú Thuận có trên dưới 200 hộ ngư dân làm nghề kéo ruốc bằng thuyền hoặc kéo thủ công.
Video đang HOT
Chỉ chưa đầy 10 ngày, sản lượng ruốc mà ngư dân xã Phú Thuận đánh bắt được lên đến trên 500 tấn. Đây là một lượng ruốc đánh bắt được nhiều “kỷ lục” tại xã này từ trước tới nay. Sản lượng này hiện chưa dừng lại, vì thời điểm đánh bắt con ruốc biển vẫn đang chính vụ.
Giá ruốc tươi do thương lái thu mua từ ngư dân có giá dao động từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg. Con ruốc được thu mua chủ yếu để ướp mắm để tạo ra sản phẩm nước mắm ruốc đặc sản xứ Huế, hoặc loại mắm ruốc đặc sệt (gồm cả xác con ruốc tan vữa) tựa như mắm tôm ở ngoài Bắc, nhưng khác về mùi vị.
Ngoài ra, con ruốc còn được phơi khô, bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg để làm nhiều món ăn như tôm, tép khô.
Ngoài ra, con ruốc còn được chế biến khi còn tươi để nấu canh rau, làm món trộn xúc bánh tráng, xào ăn kèm rau sống, nấu cháo bánh canh, trộn đúc chả trứng…
Theo ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, con ruốc xuất hiện nhiều tại vùng nước nông ven biển TT-Huế là hiện tượng lạ chưa từng xảy ra. “Biển được mùa ruốc khiến nhiều ngư dân rất phấn khởi vì có thu nhập đáng kể và thường xuyên. Theo các vị cao niên trong vùng, phải mấy chục năm trở lại đây mới thấy con ruốc xuất hiện nhiều như thế tại khu vực ven biển này”, ông Tùy cho biết.
Ông Tùy còn cho biết thêm, hiện nay, mỗi gia đình trong xã đánh bắt ít nhất cũng được khoảng 1 tạ ruốc trong 1 ngày bằng phương pháp thủ công, đạt thu nhập tối thiểu 500.000 đồng. Tuy nhiên, có rất nhiều hộ khai thác đạt từ 5 đến 8 tạ ruốc, thu về 2-3 triệu đồng mỗi ngày. Khi con ruốc biển xuất hiện cũng là lúc ngư dân nhận biết mùa đánh bắt cá nục, cá trích, mực cơm trên biển bắt đầu.
Hà Nội nắng nóng, bán thứ giải nhiệt này thu nhập tiền triệu mỗi ngày
Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng nên nhu cầu về những đồ ăn mát của người dân tăng cao, trong đó có các món chè . Nhiều chủ cơ sở kinh doanh món ăn vặt này cho biết mỗi ngày bán được cả trăm đến nghìn cốc.
Cầm trên tay túi chè được shipper giao đến, chị Nga (Hà Đông, Hà Nội) cho biết trong những ngày nắng nóng, cả gia đình ai cũng ngán đồ ăn nhiều dầu mỡ, mấy đứa trẻ lại thích ăn những đồ thanh mát như chè, tào phớ để giải nhiệt. Vì thế, cách ngày chị lại đặt hàng qua mối quen vài cốc chè cho cả nhà. Chị chia sẻ, ngoài việc mua về cho gia đình, thỉnh thoảng những chị em trong văn phòng cũng nhờ chị đặt mua để giải nhiệt.
Chủ cửa hàng chè bưởi này cho biết việc học sinh, sinh viên đi học trở lại giúp doanh thu mỗi ngày cải thiện đáng kể
Nhu cầu lớn về các loại chè giải nhiệt của người tiêu dùng cũng đã giúp những cửa hàng kinh doanh mặt hàng ăn vặt này đạt doanh thu lớn. Chị Hương - chủ cửa hàng chè tại đường Láng - cho biết trong những ngày hè nóng bức khiến nhu cầu giải nhiệt của người dân tăng cao. Các loại đồ ăn vặt làm mát như chè được người tiêu dùng lựa chọn và mua nhiều.
Chị Hương chia sẻ, cửa hàng chị ngoài bán lẻ cho khách, còn bán buôn cho các quán ăn vặt, do đó mỗi ngày cửa hàng bán ra tới vài trăm cốc trè gồm thái bưởi, thái ngô, thái chuối, thập cẩm, chè bưởi và thái Lod Chong,...
Để đáp ứng được nhu cầu của khách mua lẻ và bán buôn, chị phải thuê thêm 3 nhân viên chuẩn bị nguyên liệu, chế biến và đóng gói thành phẩm. Với giá dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/cốc, giúp chị có được khoản doanh thu đáng kể.
Tương tự anh Quyết, chủ một cơ sở kinh doanh chè bưởi tại đường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết mỗi ngày nhà mình bán cho khách lẻ và bán buôn được từ 20-50kg chè. Giá bán lẻ mỗi kg chè bưởi 60.000đ, giá bán buôn thấp hơn một chút. Mỗi kg có thể chia được 4-5 cốc tùy thuộc lượng đá được cho thêm vào. Anh chia sẻ những ngày càng nắng nóng thì lượng người đặt mua chè càng nhiều.
Để chuẩn bị được lượng hàng bán mỗi ngày, 4 người trong gia đình anh làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ mới xong. Thời gian còn lại các thành viên trong nhà chia nhau đóng hộp và gọi shipper giao cho khách.
Anh Quyết cho biết những ngày nắng nóng gia đình mình bán được tới 50kg chè bưởi
Anh Quyết cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 thời gian qua đã thay đổi nhiều thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, xu hướng mua hàng online được nhiều người sử dụng hơn. Chỉ cần một chiếc điện thoại, giờ đây thì người tiêu dùng có thể đặt mua được mọi thứ mình muốn mà không cần phải ra ngoài trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Chủ cửa hàng chè bưởi trước cổng chợ đêm Phùng Khoang chia sẻ, kể từ khi kết thúc thời gian thực hiện cách ly xã hội và đặc biệt là khi học sinh, sinh viên các trường trong khu vực bắt đầu đi học trở lại thì lượng khách đến với cửa hàng chị đã nhiều hơn. Mỗi ngày cửa hàng chị giờ đây có thể bán được vài trăm cốc chè các loại với giá dao động từ 15.000đ - 20.000đ/cốc. Chỉ tính riêng mặt hàng chè giải nhiệt, giúp cửa hàng chị có một khoản thu nhập tiền triệu mỗi ngày.
Bên cạnh đó, chị cũng bán thêm những đồ ăn, uống vặt khác như nước mía, xúc xích rán, thịt viên chiên,... nhằm đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Để phụ mình bán hàng mỗi ngày, chị cũng đang tuyển thêm nhân viên bán hàng theo giờ.
Thời tiết nắng nóng nên nhiều người lựa chọn mua chè online để giải nhiệt cho cả gia đình
Là người chuyên bán cơm văn phòng online, nhưng trong những ngày hè nóng bức, chị Yến (Mỹ Đình - Hà Nội) cho biết chị cũng chế biến thêm các món ăn vặt giải nhiệt như chè thập cẩm, chè đỗ đen, chè bưởi và cả sữa chua dầm hoa quả để bán. Nhờ giới thiệu của những khách hàng đã từng ăn cơm văn phòng nên mỗi ngày chị cũng bán được thêm vài chục cốc chè hoặc hoa quả dầm. Món ăn vặt này giúp chị có thêm nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh công việc chính.
Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: "Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê" Dù thừa nhận doanh thu của quán sụt giảm nhiều, nhưng ông Đức cho rằng đó không phải vấn đề quá lớn: "Mình phải chấp nhận điều đó vì giờ là khó khăn chung. Bản thân tôi chỉ mong muốn sớm hết dịch để mọi người quay trở lại nhịp sống thường ngày." Mệnh lệnh của người đứng đầu Thành phố Hà Nội...