Ngọt ngào bánh quy gai xứ Quảng
Bánh quy gai là niềm mong đợi của nhiều thế hệ tuổi thơ cùng làng.
Bánh quy gai vừa ra lò
Trong cái rét mướt một ngày tháng chạp, con đường bê tông dẫn về làng dường như dài hun hút. Mới đến đầu làng, đã nghe trong gió hương trứng gà hòa quyện với bột mì chín thơm lừng. Trong phút chốc tôi nhận ra đấy chính là mùi thơm quen thuộc của món bánh quy gai.
Nhớ mùa tết xưa, từ trung tuần tháng chạp cả xóm bắt đầu rủ nhau làm bánh thuẫn, bánh in, bánh tổ… và thấp thỏm chờ lò bánh quy gai đỏ lửa. Má tôi cũng vậy, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được một ít bánh quy. Chị em tôi mỗi khi thấy má xách bột đi làm bánh liền lẽo đẽo theo sau. Cảm giác mong chờ, khao khát, thèm thuồng vỡ òa cùng niềm sung sướng trẻ thơ khi mẻ bánh ra lò, má cho chị em tôi mỗi đứa một cái.
Có lẽ không riêng gì chị em tôi, bánh quy gai là niềm mong đợi của nhiều thế hệ tuổi thơ cùng làng.
Rồi thời gian trôi qua, cuộc sống khá hơn, tết đến xuân về, chợ búa trưng bày bánh mứt nhiều hơn. Có tiền, chỉ cần một vòng quanh chợ là đã ê hề món lạ, đồ ngon. Vì vậy một thời gian dài, bánh quy gai không được chuộng nhiều nữa, quầy làm bánh quy cũng đóng cửa, để lại trong chị em tôi nỗi tiếc nuối khôn nguôi.
Bao năm xa quê, tưởng chừng bánh quy gai chỉ còn trong nỗi nhớ, vậy mà chuyến về quê lần này, ngay bên nhà tôi lại xuất hiện lò bánh quy gai. Không thể nấn ná được lâu, đặt ba lô trên tấm phản trước nhà, tôi chạy ngay qua lò bánh như sợ mất đi cơ hội “xin một vé” về tuổi thơ.
Chao ôi, vẫn hương vị ấy, vẫn mùi thơm ấy, cả hình ảnh những người đứng xung quanh máy làm bánh đợi đến lượt mình… Lò bánh quy vẫn đông khách như ngày nào. Có lẽ, trong sự xô bồ của nền kinh tế thị trường, người dân không thể nào quay lưng với “bánh quê”, trong đó có bánh quy gai, vừa rẻ, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, lại ngon.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm nên bánh quy gai không khác gì cách đây mấy chục năm trước, gồm bột mì, trứng gà kết hợp với đường. Trứng gà, bột, đường được đổ vào một thau to trộn đều cùng lượng nước phù hợp. Cái giỏi của người thợ làm bánh là nắm được kỹ thuật trộn bột theo tỷ lệ sao cho bột không nhão nát hay khô cứng. Bột trộn xong liền đánh lên cho thật nhuyễn. Đánh mạnh từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, đánh sao bột nở đạt yêu cầu.
Tiếp tục quết bột lại thành khối lớn trước khi cho vào máy để nén bột xuống. Bắt đầu làm bánh, một người quay cần máy ép cho những chiếc bánh quy gai thuôn dài được đẩy ra, một người bắt bánh theo khay một cách nhịp nhàng. Bánh vừa ép xong được chấn thành từng đoạn nhỏ đều đặn dài chừng 8 cm. Bánh nhanh chóng được chuyển vào lò nướng. Công đoạn này đòi hỏi người làm bánh phải chú ý sao cho bánh chín đều thơm lừng và tuyệt đối không được để khay bánh cháy xém. Nướng xong thì nhanh tay cắt bánh, khi bánh còn nóng hổi. Mọi công đoạn làm bánh mất nhiều thời gian và tỉ mỉ, kỳ công, có lẽ chính vì vậy mà món bánh quy gai truyền thống ngon miệng hơn.
Mẻ bánh mới ra lò, như hiểu lòng tôi, bà chủ vui vẻ mời dùng thử. Vậy là không thể chờ thêm được nữa, tôi vội cắn một miếng, bánh giòn tan, vị bánh mịn, ngọt ngào tan dần nơi đầu lưỡi, nghe cả một khoảng trời hoa mộng ùa về.
Theo Thanhnien
Những đặc sản nức tiếng ở vùng đất Hải Dương
Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang... là những đặc sản trứ danh ở vùng đất Hải Dương bạn không nên bỏ qua.
Nhắc đến đặc sản Hải Dương đầu tiên phải nghĩ ngay đếnmón bánh đậu xanh thơm dịu, ngọt ngào. Bánh đậu xanh Hải Dương được làm nên từ những sản vật hết sức gần gũi: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi.
Thưởng thức bánh đậu xanhvới một tách trà nóng sẽ rất thú vị. Khi cho bánh vào miệng, lập tức bánh tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà.
Vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn.Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn.
Thưởng thức bánh gai cũng phải có "nghệ thuật", cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là "bà hoàng" của các loại vải. Vải thiều hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày mọng nước.
Trái vải lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đậm hơi sần sùi. Vị ngọt dịu mát hòa lẫn với mùi thơm của nước vải ngấm vào tận răng người thưởng thức.
Ở Hải Dương hầu như huyện nào cũng có người làmbánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng.Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi.
Bánh "lòng" khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạonếp cáihoa vàng,lạc rangvà đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi An Phụ dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được.
Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương.
Về Tứ Kỳ - Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này. Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể "đánh gục" cả những người có khẩu vị khó tính nhất.
Theo Linh An/Đời sống & Pháp luật
Hễ nhà dư chuối là tôi mang ra làm bánh chuối, ai ăn cũng khen ngon tới tấp Từng miếng bánh chuối mềm ngon ngọt ngào thơm vị sữa và quế rất ngon miệng và ấm bụng. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm món bánh chuối: 4 lát bánh mì 2 quả chuối 2 thìa canh quả việt quất khô 1 quả trứng 30g đường 1 thìa canh bột quế Một ít muối 240ml sữa tươi Một ít đường...