Ngọt giòn ngọn su su xào tỏi
Người bạn thời quân ngũ công tác tại Gia Lai gửi cho mớ rau su su xanh mướt thấm đẫm sương gió cao nguyên. Lòng chợt bồi hồi, nhớ về những ngày khoác lên mình màu xanh áo lính với bữa cơm đạm bạc nhưng chan chứa yêu thương, nặng nghĩa tình đồng đội.
Thuở ấy, sau những giờ miệt mài luyện tập trên thao trường, cánh lính chúng tôi luôn tay vun xới từng gốc cà, chăm chút luống rau để cải thiện bữa ăn. Những gương mặt sạm đen vì nắng gió nở nụ cười mãn nguyện khi nhìn giàn su su trĩu quả, lá mướt xanh giữa chiều phai nắng. Quả su su được anh nuôi trong đơn vị chế biến thành các món: luộc, xào, nấu canh… khiến chúng tôi luôn xuýt xoa khen ngợi.
Nhưng “đặc sản” của chúng tôi ngày ấy là những ngọn rau su su non tơ vươn mình tắm sương gió vùng cao. Trước chuyến hành quân dã ngoại, tôi cùng đồng đội ra vườn rau tăng gia bẻ những ngọn su su tươi xanh rồi cẩn thận gói ghém cột phía sau ba lô. Cùng với vũ khí, quân tư trang và các loại thực phẩm, mớ rau su su đồng hành cùng cánh lính vượt qua những chặng đường đất đỏ gập ghềnh.
Đến nơi dừng chân, chúng tôi chia nhau đào công sự và phụ giúp anh nuôi thổi lửa nấu cơm giữa núi đồi hoang vắng. Mớ rau su su được tháo ra khỏi ba lô, tước bỏ vỏ ngoài rồi ngắt khúc ngắn, thêm những lá non và rửa sạch. Sau đó, cho rau vào nồi chần qua nước sôi rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Cho dầu phộng vào chảo cùng ít tỏi giã dập đến khi bốc mùi thơm thì cho rau với ít muối, đường, rồi dùng đũa đảo đều. Tiếp đến, cho thêm tỏi giã dập cùng ít tiêu xay nhuyễn vào chảo và đảo đều rồi nhấc xuống khỏi bếp là đã có món rau su su xào tỏi đậm đà hương vị.
Màu xanh của ngọn và lá su su điểm thêm màu trắng của tỏi đẹp tựa bức tranh vẽ cánh đồng lúa xanh rờn với những cánh cò trắng lướt bay trong nắng chiều yên ả. Vị ngọt từ ngọn và lá su su cùng hương vị thơm dịu của tỏi khiến bữa cơm thêm ấm tình đồng đội.
Giờ nhận mớ rau su su từ người bạn lính thuở trước lòng chợt bâng khuâng, nhớ về thời quân ngũ đã xa.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Những đặc sản nức tiếng ở vùng đất Hải Dương
Bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang... là những đặc sản trứ danh ở vùng đất Hải Dương bạn không nên bỏ qua.
Nhắc đến đặc sản Hải Dương đầu tiên phải nghĩ ngay đếnmón bánh đậu xanh thơm dịu, ngọt ngào. Bánh đậu xanh Hải Dương được làm nên từ những sản vật hết sức gần gũi: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi.
Thưởng thức bánh đậu xanhvới một tách trà nóng sẽ rất thú vị. Khi cho bánh vào miệng, lập tức bánh tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà.
Vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn.Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn.
Thưởng thức bánh gai cũng phải có "nghệ thuật", cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là "bà hoàng" của các loại vải. Vải thiều hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày mọng nước.
Trái vải lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đậm hơi sần sùi. Vị ngọt dịu mát hòa lẫn với mùi thơm của nước vải ngấm vào tận răng người thưởng thức.
Ở Hải Dương hầu như huyện nào cũng có người làmbánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng.Khi ăn, bánh có vị bùi của gạo, xen lẫn vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi.
Bánh "lòng" khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạonếp cáihoa vàng,lạc rangvà đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi An Phụ dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được.
Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương.
Về Tứ Kỳ - Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này. Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể "đánh gục" cả những người có khẩu vị khó tính nhất.
Theo Linh An/Đời sống & Pháp luật
Hô biến chanh leo thành món tráng miệng cực ngon khiến cả nhà thích mê Thạch làm theo công thức này có độ giòn, mát, vị hơi chua chua, thơm dịu đặc trưng của chanh leo nên đảm bảo ai cũng tấm tắc khen ngon. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 2 quả chanh leo - 60g bột thạch agar - 2 thìa súp đường - 1 thìa súp mật ong - 330ml nước. Cách làm thạch chanh...