Ngọn cờ đầu trong ngành giáo dục tỉnh Điện Biên
Chúng tôi đến thăm Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) vào một ngày đầu đông.
Khác với không khí sôi động, náo nhiệt tại nhà đa năng, trong căn phòng rộng chừng 20m2 nằm trên tầng 2, cô giáo Ngô Thị Huệ cùng các em học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử vẫn đang miệt mài ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.
Không giấu được niềm tự hào, Tiến sĩ Phạm Hồng Phong, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: “Môn Lịch sử là thế mạnh của nhà trường. Nhiều năm qua, trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển môn Lịch sử đều có giải cao mang về cho tỉnh, tiêu biểu như năm 2017, đội tuyển có 5/6 học sinh đoạt giải”.
Không chỉ riêng môn Lịch sử, trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia đến nay, trường đã có 242 học sinh đoạt giải; 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có hơn 20 giải quốc gia. Khi được hỏi bí quyết nào để đạt được thành tích, thầy Phong hướng ánh mắt về phía các học sinh đang chăm chú làm bài rồi khẳng định: “Đó chính là nội lực vượt khó, say mê, khát vọng vươn lên của thầy cô và học sinh nhà trường”.
Một giờ học của đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia.
Video đang HOT
Là người có mặt từ những ngày đầu thành lập, cô giáo Lê Thị Biên, Phó hiệu trưởng nhà trường nhớ lại, mới đầu trường có tên là Trường THCS Năng khiếu tỉnh Lai Châu, từ năm 2000, trường chính thức được mang tên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Với 14 lớp học, nhà trường có gần 600 học sinh, 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường lớp chật hẹp, trang thiết bị phục vụ dạy học thiếu thốn. Gọi là trường chuyên nhưng chương trình còn chưa có, giáo viên nhà trường chuyển từ cấp 2 lên, chưa được dạy học sinh giỏi, tài liệu cũng tự viết. Để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nhà trường đã mượn thêm phòng học của Trường THCS Him Lam để học chính khóa và ôn thi đại học. Được sự quan tâm của tỉnh, trường được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị. Ban giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học; mạnh dạn tham gia Trại hè Hùng Vương để từng bước hội nhập với trường chuyên các tỉnh. Cùng với việc gặp gỡ các chuyên gia, nhà khoa học, thầy cô nhà trường từng bước học tập kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ đó, chất lượng dạy và học của nhà trường liên tục nâng cao. Hằng năm, tỷ lệ học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đạt hơn 50% tổng số học sinh toàn trường với hơn 4.000 lượt học sinh đoạt giải, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt từ 98 đến 100%.
Khi nói về mục tiêu giáo dục của nhà trường, TS Phạm Hồng Phong cho biết: Nhà trường thực hiện phương châm giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển năng khiếu của mình về một môn học nhất định; thực hiện đầy đủ kế hoạch chương trình giáo dục toàn diện của chương trình phổ thông để các em được giáo dục toàn diện. Mục tiêu xa hơn của nhà trường là giáo dục học sinh theo hướng “công dân toàn cầu”, bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động xã hội, trải nghiệm. Hiện nay, nhà trường đã có 95 cán bộ, giáo viên phụ trách 28 lớp chuyên với hơn 1.000 học sinh, trong đó có 14 Nhà giáo Ưu tú… Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn trau dồi, mở rộng kiến thức, có nhiều sáng kiến, nâng cao chất lượng dạy học.
Vừa qua, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đó là thành quả lao động, sáng tạo và cống hiến không ngừng của các thế hệ giáo viên và học sinh trong suốt 25 năm qua, xứng đáng với ngôi trường mang tên Trạng nguyên Lê Qúy Đôn.
Mô hình "5 góc" cho HS THPT thú vị với góc trải nghiệm thiên nhiên
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) đang thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm cho các trường THPT tỉnh Điện Biên". Mô hình này đang phát huy hiệu quả thiết thực.
Linh hoạt vận dụng...
Sau khi Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT được ban hành, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề tài "Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm cho các trường THPT tỉnh Điện Biên" do Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn làm đơn vị chủ trì, thực hiện.
Thời gian thực hiện từ 2018 đến 2020. Mô hình được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo định hướng của Chương trình hoạt động trải nghiệm 2018, lấy các hoạt động trong thực tiễn làm nền tảng, thể hiện đúng tinh thần mở và động.
Cô giáo Chinh Dương, giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn, chủ nhiệm đề tài cho biết: Mô hình được xây dựng theo cấu trúc 5 góc: Góc trải nghiệm thiên nhiên, góc trải nghiệm văn hóa lịch sử, góc trải nghiệm nghệ thuật, góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp, góc trải nghiệm khoa học công nghệ. Các vấn đề cũng được làm rõ trong mô hình là hình thức, phương pháp tổ chức trải nghiệm, tài liệu phương tiện có thể khai thác, hoạt động đánh giá, công tác quản lý hồ sơ và các giai đoạn tổ chức một hoạt động trải nghiệm.
Đặc biệt, ngoài những hình thức phương pháp dạy học đã biết, mô hình còn đề xuất một số phương thức tổ chức mới gắn với Điện Biên như: hình thức trải nghiệm lễ hội với chủ thể là học sinh, phương thức chuỗi (góc trải nghiệm nghệ thuật); tiếp cận điển hình và tiếp cận chuỗi (góc trải nghiệm khoa học công nghệ); triển lãm di động (góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp).
Học sinh THPT huyện Mường Ảng trải nghiệm mô hình sản xuất cafe
Đa dạng các hình thức trải nghiệm
Điểm nhấn của mô hình là các hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại các trường THPT trên địa bàn. Góc trải nghiệm thiên nhiên được tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn với chủ đề "Trải nghiệm không gian nước ở khu vực lòng chảo Điện Biên" giúp các em học sinh tham quan, tìm hiểu về không gian sông, suối, hồ, từ đó nhận thức được giá trị của không gian nước vùng lòng chảo đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước.
Góc trải nghiệm khoa học công nghệ được tổ chức tại trường THPT Mường Ảng với chủ đề "Tìm hiểu hoạt động trồng, sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Mường Ảng"giúp các em học sinh thâm nhập đời sống sản xuất kinh doanh ở các cơ sở để nhận thức đầy đủ giá trị kinh tế của một loại cây công nghiệp tiềm năng cũng như những thách thức trong phát triển cây cà phê.
"Tại THPT Mường Nhé, nội dung "Góp phần làm giàu nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì ở Mường Nhé về các giá trị văn hóa truyền thống"đã đưa các em học sinh vào một kiểu hoạt động hoàn toàn mới: Mang trả lại đời sống những giá trị văn hóa đã mai một, góp phần tác động đến nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì. Trong quá trình trải nghiệm, các em học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như: khai thác mạng, giao tiếp, thuyết trình, làm video, tổ chức sự kiện, phỏng vấn, điều tra, trình bày bản thảo sách. Có nhiều sản phẩm chất lượng đã được tạo ra như: video hành trình, poster, infographic, tranh vẽ, hoạt động triển lãm, tuyên truyền...", cô giáo Chinh Dương, Chủ nhiệm đề tài chia sẻ.
Học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn trải nghiệm tại đập đầu mối Đại thủy nông Nậm Rốm
Lần đầu tiên học sinh THPT Điện Biên được tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực bằng hệ thống bảng đánh giá đa dạng như: đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm, tự đánh giá; đánh giá theo nhóm, theo cặp, cá nhân; đánh giá trực tiếp, đánh giá qua mạng... Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất, đặc biệt là bồi dưỡng lòng nhân ái, sự thân thiện, tích cực với môi trường sống.
Mô hình là một nguồn tài liệu thiết thực, có vai trò như một cẩm nang trải nghiệm cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Dự kiến mô hình sẽ được chuyển giao cho các trường THPT tỉnh Điện Biên vào năm 2021.
Đề xuất "học THPT như Đại học": Teen hào hứng nhưng vẫn lăn tăn về điều này Một thành viên trong Hội đồng Quốc gia và phát triển nhân lực đã đề xuất chuyển đổi chương trình học THPT sang hệ tín chỉ trong 5 năm tới. Tức là học sinh sẽ học liên tục từng môn rồi thi hết môn thay vì trải đều các môn học như hiện nay. Nhiều quốc gia đã áp dụng từ lâu Trong...