Ngồi nhầm giảng đường: Hãy chọn nghề như chọn bạn đời
Đó là lời tâm huyết của chuyên gia lẫn những người từng nếm trải “kinh nghiệm xương máu” sau khi chọn ngành nghề sai với sở thích, đam mê của mình.
Mùa thi năm 2014, nhiều bạn trẻ được trắc nghiệm cho ngành phù hợp qua chương trình Tư vấn mùa thi Báo Thanh Niên – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhận diện “người yêu”
Tác giả cuốn sách Giá như tôi biết những điều này… trước khi thi đại học, anh Đinh Tuấn Ân từng chia sẻ: “Công việc sau này các bạn làm sẽ không chỉ đơn giản là công việc mà thôi. Nó cũng giống như một người chồng hay người vợ bạn sống cả đời, mỗi sáng sẽ cùng thức dậy và mỗi tối cùng đi ngủ. Các bạn thử tưởng tượng xem, nếu người vợ hay người chồng mà bạn cưới sau này là người mà bạn không hề yêu, thậm chí là ghét nữa thì
cuộc sống của bạn sẽ kinh khủng như thế nào! Nếu chịu khó quan sát xung quanh mình, các bạn sẽ thấy có vô số những người đang ngày ngày than vãn, chán nản về công việc của mình”.
Làm thế nào để chọn cho mình một “bạn đời” lý tưởng? Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng mỗi người nên sử dụng cái màng lọc, đó là tam giác chọn nghề với 3 đỉnh mang tên: đam mê, năng lực (năng khiếu, khả năng đầu vào, khả năng tài chính của gia đình) và nhu cầu xã hội.
Video đang HOT
Thạc sĩ Hiếu lưu ý: Ngành nghề nào có nhiều nhu cầu thì chúng ta càng có nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, dù không chọn ngành “hot” nhưng nếu thật sự giỏi trong ngành nghề ấy thì bạn cũng có thể trở thành một người “hot”. Cũng theo thạc sĩ Hiếu, để có nhiều thông tin cần thiết về ngành học nào đó, chúng ta nên tìm đọc những tài liệu hướng nghiệp, website của các trường để xem trước chương trình giảng dạy, đồng thời tìm hiểu qua những người đang làm trong ngành nghề đó.
Thạc sĩ Hiếu hướng dẫn những cách để mỗi người khám phá bản thân mình. Trong đó, phương pháp hiệu quả nhất chính là “bung” mình trong các hoạt động khác nhau. Nhờ đó, các “que diêm tiềm năng” lần lượt được thử lửa và chúng ta sẽ nhận diện được những khả năng tiềm ẩn của mình. Bên cạnh đó, còn là những cách: so sánh với những người khác để nhận ra màu sắc, đặc trưng của mình; lắng nghe nhận xét từ những người xung quanh; tự quan sát bên trong bản thân để thấu hiểu chính mình;
trắc nghiệm tâm lý để có thể xác định tính cách hay khả năng mình đang có. “Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, đừng để bản thân mình nằm trong số sinh viên đi lạc đang ngồi trên giảng đường ĐH. Từ đó tạo ra những con người thiếu lửa, tạo nên một xã hội thiếu lửa”, thạc sĩ Hiếu nhắn nhủ.
Chuyện không của sinh viên
Có thể thấy, sai lầm trong việc chọn ngành nghề không chỉ do sinh viên mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.
Thạc sĩ Trần Minh Trọng, Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn nhân lực (thuộc Viện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp), cho biết: “Hiện nay, có quá nhiều sinh viên đổ xô vào học nhóm ngành liên quan đến tiền bạc, kinh doanh. Thực tế, đâu phải em nào cũng kinh doanh được. Có những em chỉ phù hợp với công việc về khoa học xã hội, nhưng khi chọn ngành nghề cũng chạy theo thị trường, theo số đông. Điều này có nguyên nhân gốc rễ từ những khiếm khuyết trong công tác định hướng, chính sách dự báo dài hạn của nhà nước”. Ông Trọng cho rằng những bất cập trên đã dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên ngồi nhầm chỗ, nhầm nơi, học hành không hiệu quả, khi ra trường thì xã hội không dùng được.
Câu chuyện của bạn Đức Minh, sinh viên năm thứ ba Trường ĐH Hoa Sen, người phải học ngành tài chính ngân hàng do gia đình chọn lựa mà bản thân không hề đam mê, đã làm nóng diễn đàn Im lặng hay lên tiếng? tại TP.HCM hôm 14.4. Ngay sau khi trực tiếp lắng nghe nỗi niềm của Minh, tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa để Minh có thể chuyển sang lĩnh vực truyền thông mà bạn yêu thích. Tiến sĩ Phượng đề nghị giảng viên, nhân viên các phòng ban nên quan tâm hơn nữa đến việc hướng nghiệp cho sinh viên ngay từ học kỳ 1 của năm thứ nhất, nếu phát hiện sớm thì có thể đỡ thiệt thòi cho sinh viên.
Theo TNO
Mở chuỗi bàn tròn giáo dục Việt Nam tại Paris
Vào ngày 10/5 tới, bàn tròn với chủ đề "Những nguyên lý căn bản của giáo dục Việt Nam" sẽ được tổ chức tại Trường ĐH Sorbonne (Paris, Pháp).
Một buổi thảo luận của Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam
Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bàn tròn bàn về giáo dục - đào tạo do Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam (AVSE) khởi xướng, dự kiến sẽ diễn ra trong 2 năm.
TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu liên kết xã hội (CERLIS) ĐH Paris Descartes và Ban nghiên cứu lịch sử xã hội về giáo dục (ERHISE) ĐH Genève, điều phối viên của chương trình cho biết, đây là hoạt động mở, công khai, thu hút tất cả những ai quan tâm.
Các diễn giả gồm những giáo sư gốc Việt sinh sống và làm việc tại phương Tây từ đã lâu mà vẫn giữ quan hệ với các đồng nghiệp trong nước và những nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy nghiên cứu ĐH, quan chức hoặc chuyên gia làm trong lĩnh vực giáo dục (người Pháp và châu Âu).
"Chúng tôi cũng đang tìm kiếm những vị khách mời này đến từ Á châu hay Mỹ châu qua lợi thế địa lý của Paris là nơi họ đang làm việc. Phương pháp làm việc và trao đổi là so sánh với các đồng nghiệp ngoại quốc." - TS Thụy Phương cho biết thêm.
Điều thú vị là những nội dung trong các cuộc bàn tròn là những đặc điểm nổi bật hay nổi cộm của nền giáo dục Việt Nam từ 20 năm nay, nhưng đó cũng chính là những thực trạng của nhiều quốc gia khác (như đại học và nghiên cứu; tự chủ đại học; đại học quốc tế; đào tạo nghề và nhân công,v,v,,,
Cùng là những chủ đề đó nhưng nguyên nhân, sự vận hành hay biến chuyển và cách giải quyết tháo gỡ của từng quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào chính sách quốc dân, thể chế chính trị hay tác động của xã hội dân sự của từng nước.
Ngoài cộng đồng trí thức, chuyên gia Việt kiều (thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi), đối tượng thính giả còn có đại diện của các cơ quan (OIF Tổ chức Pháp ngữ quốc tế), viện nghiên cứu (Trung tâm n/c Dân số & Phát triển thuộc Viện nghiên cứu phát triển IRD) hoặc các GS ĐH có mối liên hệ nghiên cứu & giảng dạy với một số trường ĐH ở Việt Nam.
"Hội có một đội ngũ chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, chúng tôi mong muốn vừa nghĩ được vừa làm được, nghĩa là cùng giải quyết được một vài vấn đề với cơ quan chức năng và cộng đồng" - TS Thụy Phương cho biết thêm về ý nghĩa của sự kiện trong dòng thời sự "đổi mới giáo dục" đang nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay.
Theo Vietnamnet
Lên dây cót cho các sĩ tử trước mùa thi Dưới đây là một số lưu ý các bạn có thể tham khảo để tăng thêm sự tự tin khi bước vào mùa thi khó khăn trước mắt. Thời điểm hiện tại cũng là giai đoạn cuối của năm học 2013 - 2014, trong tâm trí mỗi bạn hẳn đã có những dự định và kế hoạch cho riêng mình. Nhưng thời điểm...