Ngợi ca những Nhà giáo yêu trẻ, “say” nghề
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm, chúng tôi nhận được rất nhiều niềm vui từ những cô giáo yêu trẻ, “say” nghề ở Hà Nội.
“Mẹ của em ở trường”…
Cô giáo Nguyễn Thị Khánh, giáo viên Chủ nhiệm lớp 1G, Trường Tiểu học Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, cho biết, cô được phân công dạy học sinh lớp 1 đã 11 năm nay. Năm học 2020, có đặc biệt là Dịch Covid-19 kéo dài, vì vậy, cả cô và trò rất vất vả khi bước vào năm học mới.
Cô Khánh đi từng bàn uốn nắn cho các con trong giờ học.
Theo lệ thường, các con tiểu học khi vào năm học mới thường có bước “tiền tiểu học”, được tập dượt trong khoảng 5 tháng, nghĩa là được làm quen chữ cái, nề nếp ra vào lớp, tư thế ngồi học, chăm chú nghe cô giáo giảng bài…
Nhưng năm nay bị “phá lệ”, vì đến giữa tháng 7 mới kết thúc học hè, sau đó phải chuẩn bị để đầu tháng 9 vào năm học mới ngay. Vì vậy, việc rèn nề nếp trẻ lớp 1 năm học 2020 – 2021 rất vất vả, cả cô và trò phải vừa làm quen, vừa dạy, vừa dỗ, vừa uốn nắn trong tác phong sinh hoạt để có thời gian học chữ.
Chỉ nói 1 việc đơn giản, phải mất 1 tháng để rèn các con chuyện vệ sinh cá nhân. Ví như, các con tè dầm, đi vệ sinh nặng, “bĩnh” trong quần trong giờ học là chuyện bình thường. Thậm chí, có con đi vệ sinh nặng xong, không biết xử lý như thế nào, xách cả quần cởi truồng đi về lớp…
Khi ấy, cô giáo phải ngừng giảng bài, đưa con trở lại nhà vệ sinh, dạy con cách sử dụng giấy vệ sinh, sau đó rửa tay, lau tay và mặc quần áo trước khi về lớp.
Sau những lần như vậy, cô giáo có “kinh nghiệm” xin quần áo sạch sẽ của con, cháu mình, đưa đến lớp thay cho các con, sau đó, phụ huynh trả lại để các bạn khác dùng.
Chưa kể, đến giờ ăn trưa, cô giáo còn phải bón cơm cho các con, có cháu không những ăn chậm, mà còn “ngậm” không chịu nuốt, phải dỗ mài mới hết 1 bát cơm. Nếu các con không ăn no sẽ ảnh hưởng buổi học chiều, cứ như vậy, xong ăn lại đến ngủ, lúc ấy cô giáo mới ăn trưa.
“Đặc biệt, dạy trẻ lớp 1 tuyệt đối không được “cáu”, nếu cáu là con ngồi im luôn, không giao lưu và bất hợp tác ngay. Do vậy, để rèn luyện, các cô giáo thường mặc áo dài khi đứng lớp. Trong tà áo dài, giáo viên có “cảm giác” được nhắc nhở phải nền nã trong công việc và xử sự”, cô Khánh cho biết thêm.
Ở khối lớp 2, cô Trịnh Thị Phú Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B, cũng cho biết, cô chuyên giảng dạy lớp 2 và 3, riêng lớp 2 đã có 20 năm tròn. Bước vào năm học này vất vả hơn, riêng việc đầu giờ sáng phải đo nhiệt độ cho các con đã mất một khoảng thời gian lớn.
Chưa kể, trước đó các con nghỉ học nhiều, phải học online ở nhà từ tháng 1 – 4, kiến thức lớp 1 “hổng”, phải bù giờ rất nhiều. Tuổi này các con còn ham chơi, chỉ được nghỉ hè 1 tháng lại phải vào học ngay, cô trò chưa có nhiều thời gian để làm quen nhau.
Video đang HOT
Theo đó, ở lớp 1 các con chỉ mới dừng lại ở đọc và viết, trong khi lên lớp 2 đã bắt đầu luyện từ và câu, viết đoạn văn. Về môn toán đã học đến chương trình cộng trừ có nhớ, giáo viên phải dành rất nhiều thời gian để luyện cho các con.
Vì vậy, cũng như nhiều địa phươg khác trên cả nước, chúng tôi rất mong từ nay đến cuối năm, việc học hành của các con sẽ bình ổn, không bị xáo trộn, ngắt quãng, để cô trò yên tâm học hành.
Ngoài ra, không riêng tôi, nhiều giáo viên tiểu học ở Chu Văn An đều có mặt ở trường từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối là chuyện thường. Đều đặn, cuối mỗi buổi học, chúng tôi thường dành 1 – 2h để giúp những bạn tiếp thu chậm, đọc bài, luyện chữ, chữa toán, phát âm sai…
“Còn bạn hỏi động lực nào để tôi yêu nghề, yêu trẻ và chăm lo cho các con như con cái của chính mình, có lẽ do gia đình tôi có truyền thống 3 đời làm nhà giáo, bố đẻ của tôi nguyên là Hiệu trưởng Trường cấp 3 Hà Nội cũ.
Hai con gái cũng đang theo học Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, các cháu lớn lên tự ghi nguyện vọng vào trường, bố mẹ không hề can thiệp”- cô Hà cho biết thêm.
Cô Hà hướng dẫn các con làm thiệp chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
Xây dựng nhà trường yêu nghề, mến trẻ
Anh Đoàn Mạnh An, Trưởng Ban phụ huynh lớp 1G cho biết, anh nhận làm Trưởng Ban phụ huynh do có con gái nhỏ đầu lòng vừa mới vào lớp 1G.
Mặt khác, cũng theo anh An, thông thường các bậc phụ huynh hay chọn ban phụ huynh là các mẹ, để dễ gần gũi cô giáo và nắm bắt các con. Song, cô Khánh góp ý, nên có 1 phụ huynh là nam giới, để các con có đầy đủ sự quan tâm của cả bố và mẹ…
Vì vậy, anh đã nhận lời, tuy nhiên, trước khi cho con vào trường Tiểu học Chu Văn An, anh cũng đã tìm hiểu cặn kẽ, và được biết, các giáo viên ở đây rất mẫn cán, tinh thần trách nhiệm cao, và là ngôi trường có truyền thống giảng dạy tốt, yêu nghề, mến trẻ.
Lấy 1 ví dụ nhỏ, năm 2019 do có dịch Covid-19, con gái nghỉ học nhiều, sợ không theo kịp các bạn, tôi đã đặt vấn đề cho cháu học thêm. Cô Khánh cho biết, bố mẹ cứ yên tâm, cô sẽ nắm bắt năng lực của từng cháu để có cách dạy dỗ phù hợp.
Hoặc, đơn giản như: cô có sáng kiến cho các con thi biểu diễn thời trang, từ những bộ trang phục độc đáo bố mẹ đã mua cho con như áo dài, khăn đóng. Mục đích qua trò chơi để biết tính cách các con, cốt để cho các con tự tin, mạnh dạn trước đám đông, và biết yêu thương, chia sẻ cho bạn bè kém may mắn…
Ở lớp 2B, các phụ huynh cũng cho hay, biết đối tượng của mình là các con còn nhỏ, ham chơi hơn ham học, nhân dịp Tết Trung thu, cô Hà đã tự tay trang trí lớp, vừa làm vừa hướng dẫn các con làm theo và uốn nắn cho các con từng ly, từng tý, trong giờ học cũng như giờ chơi, lúc đi ngủ.
Đặc biệt, cô còn có thói quen giữ lại những đạo cụ, đồ chơi đẹp của từng năm, để làm cho “kho” đồ chơi của các con ngày càng phong phú, bố mẹ không cần phải mua sắm…
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, cô Nguyễn Thị Huệ, cho biết: “Năm học 2020 – 2021 nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học trên lớp. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất, nỗ lực xây dựng nhà trường yêu nghề, mến trẻ.
Đồng thời, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Tăng cường sự gắn kết 3 môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Ngoài ra, còn đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, gắn việc giáo dục với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nhất là tăng cường các hoạt động trải nghiệm, để các con biết yêu lao động, yêu cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên. Biết trân trọng bác nông dân, cô công nhân, giúp các con vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Mặt khác, điểm “nhấn” năm nay của nhà trường vẫn là bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, kèm cặp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, từng bước nâng cao năng lực cho các con”.
Triển khai dạy học chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới: "Chìa khóa" nằm ở phương pháp của giáo viên
Qua 2 tháng triển khai, Bộ SGK lớp 1 mới được lựa chọn giảng dạy tại tất cả các trường TH trên địa bàn tỉnh nhận được đánh giá tích cực, nhưng cũng gây không ít khó khăn. Để bắt nhịp chương trình SGK mới, đòi hỏi các GV phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy.
Tiết học Tiếng Việt của HS lớp 1/5 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
LO HS KHÓ BẮT NHỊP
Theo cô Trần Thị Hồng Liên, GV Trường TH Lý Tự Trọng (TP. Vũng Tàu) cho biết, nếu như những năm học trước đây, trước khi thực học, HS lớp 1 sẽ có khoảng 1-2 tuần để làm quen với môi trường mới, học nề nếp, tư thế ngồi học, cầm bút, các nét cơ bản thì năm học này, HS phải vào ngay việc học kiến thức. Điều này khiến cho cả HS và GV đều phải rất nỗ lực để bắt nhịp. "Tôi cho rằng, tuần chuẩn bị đối với HS lớp 1 vô cùng quan trọng. Ngành giáo dục nên duy trì tuần học này để tạo đà cho các em bước vào năm học mới nhẹ nhàng hơn", cô Hồng Liên nói.
Cô Đào Thị Thu Phong, GV chủ nhiệm lớp 1/2, Trường TH Bùi Thị Xuân (TP. Vũng Tàu) thì nhận định, với môn Tiếng Việt, chương trình cũ có hệ thống âm, tiếng khóa, từ khóa, quy trình giảng dạy cụ thể hơn. Trong khi đó, chương trình, SGK lớp 1 mới lại dạy học theo các chủ điểm, không có quy trình cụ thể mà chỉ giới thiệu âm, vần, cấu tạo tiếng, nhiều bài có số lượng âm, vần nhiều, câu luyện đọc dài. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của chương trình mới, cuối học kỳ 1, HS đã phải đọc thông, viết thạo. Trong khi đó, trước đây, ở cùng thời điểm, các em chỉ cần đọc hiểu ở mức độ đơn giản.
Đồng quan điểm với cô Thu Phong, cô Nguyễn Thanh Dung, GV chủ nhiệm lớp 1/5, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (TX. Phú Mỹ) phân tích thêm: "Theo chương trình cũ, đến hết tuần 24, HS mới học hết phần âm, vần, trong khi đó, với chương trình mới, HS phải hoàn thành nội dung này sớm hơn khoảng 1 tháng.
THIẾU GV, TRANG THIẾT BỊ
Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đề cập đến những khó khăn về sĩ số lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học chương trình mới. Cô Nguyễn Thị Lệ, Phó Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, khó khăn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 là tình trạng thiếu GV và sĩ số HS trên lớp cao.
Hiện nay, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai thiếu khoảng 7 GV, nhân viên do chưa tuyển dụng được và GV nghỉ thai sản. Một số môn năng khiếu như Mỹ thuật, Giáo dục thể chất không có GV bộ môn nên GV chủ nhiệm phải kiêm nhiệm. Cùng với đó, sĩ số HS lớp 1 khá cao (khoảng 40-42 HS/lớp), ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Cô Nguyễn Thị Lệ cũng cho biết thêm, quy định không giao bài tập về nhà cho HS cũng khiến GV khá vất vả vì một số HS tiếp thu chậm chưa thể hoàn thành bài tập ngay trên lớp.
Cô Nguyễn Thanh Dung, GV chủ nhiệm lớp 1/5, Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho hay, thời điểm này, các nhà trường chưa được trang bị thiết bị giáo dục lớp 1, màn hình cảm ứng phục vụ cho dạy và học. GV phải tận dụng thiết bị giáo dục cũ là tự làm thêm đồ dùng dạy học nhưng mới chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu giảng dạy. Nếu được trang bị đầy đủ phương tiện, việc giảng dạy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều".
HS lớp 1 Trường TH Bùi Thị Xuân (TP. Vũng Tàu) trong một tiết học.
ĐÒI HỎI GV PHẢI LINH HOẠT
Theo các nhà trường, để có thể thích ứng tốt chương trình mới, mỗi GV phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng đồng thời nhiều kỹ năng, phương pháp giảng dạy tích cực.
Cô Đào Thị Thu Phong, GV Trường TH Bùi Thị Xuân dẫn chứng, mỗi bài học, GV phải có sự chuẩn bị chu đáo, tham khảo nhiều ngữ liệu, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hiện nay, mỗi bộ SGK còn có thêm phần học liệu điện tử, GV có thể tham khảo, vận dụng để tiết học sinh động hơn. Bên cạnh đó, GV có thể linh hoạt tạo ra các hoạt động liên quan tới chủ đề của mỗi bài cho HS thực hiện (đơn cử như làm lồng đèn, bày mâm ngũ quả hay trang trí lớp học...) để các tiết học trở nên sôi nổi, cuốn hút.
Trong năm học đầu tiên thực hiện chương trình, SGK lớp 1 mới, cô Nguyễn Thanh Dung, GV Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, mỗi GV vừa giảng dạy vừa tự tìm tòi, nghiên cứu, cập nhật những kiến thức mới. Một số nội dung trong SGK, nếu GV nhận thấy chưa phù hợp có thể chủ động điều chỉnh hoặc bàn bạc, tham khảo ý kiến tổ chuyên môn để có giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Với những bài có nội dung kiến thức tương đối nặng, GV có thể phân phối lại kế hoạch học tập, "san bớt" sang các tiết ôn tập và buổi học thứ 2 trong ngày để giảng dạy, củng cố kiến thức cho HS.
BÀ TRẦN THỊ NGỌC CHÂU, GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT: Các trường phải chủ động điều chỉnh kế hoạch giảng dạy
Để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường bổ sung, điều chỉnh kế hoạch giáo dục theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải cho HS. Việc triển khai thực hiện chương trình mới phải được xây dựng theo hướng mở; giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho HS.
Bên cạnh đó, các trường tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực người học. Các nhà trường cần đề ra giải pháp hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong học tập bằng nhiều hình thức: phụ đạo, tinh giản một số nội dung... để giúp các em biết đọc, viết, tính toán và có khả năng học tập tiếp ở các lớp trên; tránh trường hợp chạy theo thành tích để HS "ngồi nhầm lớp".
Cô Thạch Kim Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường TH Lý Tự Trọng cho rằng, song song với các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, GV chủ nhiệm, GV bộ môn luôn luôn gần gũi, tạo điều kiện cho HS chia sẻ cảm nhận bản thân, tự đánh giá, nhận xét kết quả của mình. Ban Giám hiệu nhà trường và GV chủ nhiệm cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của từng em để gia đình đồng hành, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục HS.
Cô Nguyễn Thị Lệ, Phó Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai cho biết thêm: "Để triển khai hiệu quả chương trình SGK lớp 1, hiện nay, nhà trường đã tổ chức các tiết dạy dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, đối tượng HS cụ thể, chứ không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không bắt buộc HS phải hoàn thành tất cả các nội dung trong SGK. Nhà trường cũng đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn hỗ trợ GV trong giảng dạy".
Tạo điều kiện tốt nhất cho dạy - học lớp 1 Cùng với cả nước, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên các trường tiểu học ở Hà Nội triển khai dạy - học theo chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1. Qua hơn 1 tháng triển khai, nền nếp dạy học ở các nhà trường đã bước đầu ổn định, song ở một số nơi vẫn còn những khó...