Ngoại trưởng Mỹ và Nga tiếp tục hội đàm về Ukraine
Sau chuyến công du một tuần tới Trung Đông, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thay đổi lộ trình và quay trở lại Paris vào thứ 7 (29/3) để tiếp tục hội đàm với người đồng cấp của Nga, Sergey Lavrov về vấn đề khủng hoảng của Ukraine.
Ông Kerry đã gặp mặt ngoại trưởng Nga vào tối chủ nhật (30/3) ở nhà khách đại sứ quán Nga ở Paris. Cuộc gặp này diễn ra là kết quả của việc nhất trí giữa hai tổng thống Obama và Putin trong cuộc điện đàm vào hôm 28/3. Theo đó, hai nước Mỹ và Nga sẽ cùng đàm phán để tìm ra một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trong cuộc điện đàm này, tổng thống Putin đã cố lái sự chú ý đến tình hình cực đoan đang gia tăng ở Ukraine và gợi ý ra một số biện pháp để bình ổn tình hình. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã yêu cầu phía Nga đưa ra những yêu sách này bằng văn bản và thúc giục ông Putin ra lệnh rút quân khỏi vùng biên giới giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Obama và Putin đã thống nhất để hai ngoại trưởng tiếp tục bàn bạc về vấn đề Ukraine
Video đang HOT
Trong chuyến công du của mình, ông Kerry cũng đã phải quay trở lại châu Âu gấp vào thứ 3 (25/3) để gặp ngoại trưởng của khối NATO cũng như trở về Trung Đông để làm cầu nối hoà bình giữa Israel và Palestine.
Ông Kerry cũng đã đến Riyadh, Rome và Hague với tổng thống Obama trong tuần vừa qua, tuy nhiên bằng phi cơ riêng của mình, thay vì bay cùng chuyến với người đứng đầu Nhà Trắng.
Theo ANTD
Nỗ lực hạ nhiệt tại Ukraine
Các nhà lãnh đạo Nga và phương Tây ngày 9-3 tiếp tục thảo luận tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời Ukraine gia tăng sức ép lên Crimea sau khi Quốc hội nước cộng hòa tự trị này quyết định sáp nhập vào Nga.
Ba nhà lãnh đạo Đức, Nga, Anh nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho Ukraine
Nhất trí giải pháp ngoại giao
Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 9-3 đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong cuộc điện đàm, ông Putin nói rằng, việc Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea quyết định lựa chọn tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga là nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân trên bán đảo này. Ông Putin cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự thiếu hành động của chính quyền hiện thời tại Kiev liên quan tới các lực lượng cực đoan và dân tộc chủ nghĩa đang hoạt động tại Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh tới quan điểm của châu Âu rằng cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Crimea là vi phạm Hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế. Theo Reuters, bà Merkel cũng chỉ ra tính cấp thiết của việc cuối cùng phải đi đến kết quả quan trọng về thành lập một "nhóm liên lạc quốc tế" về vấn đề Ukraine. Theo Điện Kremlin, mặc dù vẫn còn bất đồng, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng việc giảm bớt căng thẳng tại Ukraine đều nằm trong quyền lợi của các bên.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Putin, trong đó hối thúc Nga ủng hộ việc thành lập "nhóm liên lạc quốc tế" để có thể dẫn đến việc đối thoại trực tiếp giữa Kiev và Matxcơva. Ông Cameron cho biết, Anh cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ mong muốn làm việc với Nga để tìm giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine, trong đó có Crimea.
Phong tỏa hệ thống thanh toán Crimea
Chính phủ lâm thời Ukraine đã gia tăng sức ép lên chính quyền Crimea bằng cách phong tỏa hệ thống thanh toán điện tử của kho bạc Crimea, đóng băng các tài khoản của khu tự trị và tăng cường sự hiện diện của lính biên phòng trên biên giới với Crimea. Theo Phó Thủ tướng Crimea Rustam Temirgaliyev, những hành động gần đây của Kiev sẽ không ảnh hưởng đến việc chi trả lương hưu, và chính quyền Crimea hiện đang mở tài khoản tại các ngân hàng ở Nga để khỏi bị phụ thuộc vào các tài khoản bị Ukraine đóng băng. Ông Temirgaliyev cũng nói với hãng tin Interfax rằng một cây cầu nối với vùng Krasnodar của Nga đang được khẩn trương xây dựng.
Giữa lúc căng thẳng tại Crimea chưa có dấu hiệu lắng dịu, ngày 9-3, hàng nghìn người biểu tình tại thành phố Lugansk, phía tây Ukraine đã phong tỏa và chiếm giữ tòa nhà chính quyền, đồng thời yêu cầu ông Mikhail Bolotskikh, người đứng đầu chính quyền thành phố, được chỉ định bởi chính quyền tạm thời tại Kiev, từ chức. Người dùng Twitter cho biết, ông Bolotskikh đã ký vào đơn từ chức và lên xe ô tô bỏ trốn khỏi trung tâm thành phố. Cùng ngày, tại thành phố Donetsk, khoảng 7.000 người biểu tình cũng tuần hành ủng hộ tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế đối với khu vực này.
Theo ANTD
Kissinger khuyên Ukraine trung lập, không ngả theo Nga hoặc EU Cựu ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ (1969-1975) Henry Kissinger cho rằng Ukraine nên từ bỏ kiểu đứng núi này trông núi nọ, không ngả về phương Tây mà cũng không theo Nga. Vị kiến trúc sư kỳ cựu của nền ngoại giao Mỹ cho biết trong một bài viết trên tờ Washington Post là Ukraine có thể...