Ngoài tiếng Anh, đây là 5 ngoại ngữ “quyền lực” trong giao tiếp mà bạn nên học nhất
Ngoài tiếng Anh, vốn được coi là ngôn ngữ quốc tế, thì một ngoại ngữ nữa là rất cần thiết và có ích cho việc bạn đi du lịch, học tập, thậm chí là làm việc sau này. Vậy nếu bạn đang băn khoăn rằng mình nên học thêm ngoại ngữ nào, ngoài tiếng Anh, thì đây là câu trả lời cho bạn.
Có nhiều lý do để bạn chọn học một ngoại ngữ. Nhưng nếu bạn muốn mở rộng những cơ hội về mọi mặt của mình trong tương lai, thì có những ngôn ngữ nhất định sẽ rất có ích cho bạn. Busuu , nền tảng dạy ngoại ngữ nổi tiếng và được nhiều giải thưởng của Anh, mới đây đã đưa ra danh sách 5 ngoại ngữ mà bạn nên học nhất trong năm 2021, ngoài tiếng Anh. Thực tế, mỗi năm họ đều đưa ra danh sách này, nhưng vì danh sách qua các năm cũng ít thay đổi, nên có thể nói rằng đây chính là những ngoại ngữ có ích lâu dài cho bạn.
1. Tiếng A-rập
Hiện nay, nhiều trẻ em ở Mỹ cũng học tiếng A-rập. Ảnh: QFI.
Trong những năm gần đây, tiếng A-rập nhanh chóng được coi trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong kinh doanh, vì các nước nói ngôn ngữ này là những nền kinh tế phát triển nhanh.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đây là thứ tiếng “quyền lực” thứ 5 trên thế giới (dựa trên khả năng mà một ngôn ngữ có thể giúp bạn mở rộng kiến thức qua việc đọc, dùng trong ngoại giao, du lịch, làm việc, giao tiếp). Tiếng A-rập cũng được cho rằng sẽ tiếp tục tăng thứ hạng “quyền lực” vì sự mở rộng thương mại của các nước nói ngôn ngữ này.
2. Tiếng Pháp
Video đang HOT
Học sinh tiểu học ở Mỹ đang học tiếng Pháp. Ảnh: Heather Kennison/ Elko Daily Free Press.
Có nhiều tranh cãi về ngôn ngữ này. Vài năm trước, một số người cho rằng nên ngừng coi tiếng Pháp là một ngôn ngữ quan trọng ở tầm thế giới. Nhưng lại cũng có nhiều người nói rằng, sự phát triển của các nước nói tiếng Pháp, nhất là ở châu Phi, sẽ khiến tiếng Pháp là một ngôn ngữ có ích, vì nó vẫn là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở ít nhất là 11 quốc gia.
3. Tiếng Đức
Trong vài năm gần đây, nhiều sinh viên châu Á, châu Âu chọn đến Đức du học thay vì Anh, Mỹ. Ảnh: DW.
Mặc dù tiếng Đức chỉ được nói chính thức ở 6 nước, nhưng tiếng Đức chuẩn lại được nói bởi ít nhất là cả trăm triệu người trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nên các nền tảng dạy ngoại ngữ phổ biến nhất đều xếp tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ quan trọng cho giao tiếp và làm việc trong thời toàn cầu hóa.
4. Tiếng Trung Quốc phổ thông
Khi Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, công khai thể hiện khả năng nói tiếng Trung của mình, một số người rất ngạc nhiên, một số người thích thú, một số người thì… troll rằng chắc Mark chỉ biết nói vài câu.
Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, có thể nói tiếng Trung rất tốt. Ảnh: MS.
Nhưng thực tế, Mark nói tiếng Trung rất tốt và CEO của Facebook hẳn có lý do khi học ngôn ngữ này. Các tổ chức nghiên cứu ngôn ngữ đều cho rằng, học tiếng Trung phổ thông là một trong những bước đi thông minh nhất mà bạn có thể thực hiện, vì công việc tương lai của mình. Bởi Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là ở châu Á, và tiếng Trung phổ thông cũng là thứ tiếng được nói nhiều nhất trên thế giới, đồng thời được dùng nhiều thứ hai ở trên mạng. Tức là, nếu học tiếng Trung, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để luyện tập bây giờ và áp dụng sau này.
5. Tiếng Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha
Nhiều học sinh ở châu Á học tiếng Bồ Đào Nha. Ảnh: iStock.
Hai ngôn ngữ này thường thay nhau có mặt trong Top 5 ngoại ngữ nên học, bởi chúng đều được nói ở nhiều quốc gia, như Brazil – nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin, Argentina… Thực tế, Hội đồng Anh đã từng xếp tiếng Bồ Đào Nha vào danh sách Top 10 ngôn ngữ quan trọng trong tương lai, vì nó giúp bạn có được nhiều cơ hội học tập và làm việc.
Chỉ thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở nơi có nhu cầu, đủ điều kiện
Môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông.
A 4: Học sinh Trường THCS Hoa Lư (Q.9, TP.HCM), một trong số những trường THCS có dạy tiếng Hàn - BẢO CHI
Ngày 9.2, Bộ GD-ĐT có Quyết định số 712 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông tin này thu hút sự quan tâm của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng việc ban hành quyết định này sẽ đưa tiếng Hàn, tiếng Đức trở thành môn học "bắt buộc"?
Ngày 4.3, Bộ GD-ĐT cho biết, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn).
Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng chọn môn học này là ngoại ngữ 1.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD-ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh chọn theo nhu cầu. Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa VN với Hàn Quốc, Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông VN.
Bộ GD-ĐT khẳng định: "Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học".
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa 2 môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn thành môn học 'bắt buộc' Đại diện Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ "bắt buộc" trong quyết định thí điểm đưa môn Tiếng Hàn trở thành một trong các môn Ngoại ngữ 1. Cụ thể, theo quyết định số 712/QĐ- BGDĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí...