Ngoài thực hiện 5K và tiêm vắc xin – 8 lời khuyên để giữ cho phổi bạn khoẻ hơn
Trong gần hai năm trở lại đây, sống trong hiểm họa COVID, ai cũng quan tâm hơn đến sức khỏe nói chung và sức khỏe phổi nói riêng.
Ngoài việc thực hiện đúng 5K của Bộ Y tế và tiêm phòng vắc xin ngừa COVID, 8 cách đơn giản sau đây giúp giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh.
1. Bỏ thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá trước khi sinh có liên quan đến việc suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Ở người lớn, tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá dẫn đến hen suyễn, suy giảm chức năng phổi, tăng độ nhạy cảm của phế quản.
Khói thuốc lá gây viêm mãn tính và thu hẹp đường thở làm cho việc thở khó khăn hơn. Theo thời gian, khói thuốc lá có thể phá hủy các mô phổi, do đó làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Thuốc lá – thủ phạm chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dẫn đến suy hô hấp.
2. Tránh khói thuốc lá
Khói thuốc thụ động rất độc và gây hại cho phổi và sức khỏe tổng thể. Bạn có thể làm một số điều sau để tránh khói thuốc:
Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà, xe hơi hoặc nơi làm việc của bạn.
Tránh những nơi công cộng cho phép hút thuốc.
Lưu trú tại các khách sạn không khói thuốc khi đi du lịch để tránh khói thuốc còn sót lại từ những khách ở trước đó.
3. Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm
Ngoài khói thuốc lá, có nhiều chất ô nhiễm khác có trong không khí có hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.
Ngay cả các loại nước hoa tổng hợp được sử dụng trong các sản phẩm giặt là và làm mát không khí cũng thải ra các hóa chất độc hại.
Khi xây dựng hoặc tu sửa nhà, hãy lựa chọn các vật liệu thân thiện với môi trường như tủ không chứa formaldehyde, sơn chứa ít hoặc không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC: Volatile Organic Compound).
Video đang HOT
4. Cải thiện không khí trong nhà
Một số cây trồng trong nhà hoạt động như một máy lọc không khí tự nhiên vì chúng lọc ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phổ biến (VOC) bao gồm formaldehyde, benzen và trichloroethylene.
Sử dụng các cây trồng trong nhà có thể hút các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như dương xỉ, huệ tây, cọ lá tre, lô hội, cây thường xuân, cây huyết dụ và những loại cây khác.
Đảm bảo giữ cho tán lá không có bụi. Không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì có thể dẫn đến nấm mốc phát triển.
Hạn chế tối đa việc sử dụng chất tẩy rửa mạnh và chất tẩy rửa có mùi thơm nồng. Tránh sử dụng bình xịt dạng xịt. Đảm bảo thông gió đầy đủ trong nhà.
Dương xỉ được ví như một máy lọc không khí tự nhiên, loại cây nên trồng trong nhà.
5. Thực hiện các bài tập thở sâu hàng ngày
Không đủ ôxy thường khiến mọi người dễ mắc các bệnh về phổi hoặc thậm chí là các bệnh về tim. Bạn có thể dễ dàng tăng cường phổi của mình bằng các bài tập thở sâu thường xuyên có thể giúp loại bỏ các chất độc có thể tích tụ trong phổi, cải thiện hoạt động của phổi và làm thông thoáng đường thở.
Ngồi ở một nơi thư giãn và yên tĩnh. Nhắm mắt và hít thở sâu bằng mũi. Đếm đến năm, từ từ hít vào sâu, giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra từ từ.
Lặp lại bài tập thở này từ 6 đến 8 lần trong ngày. Thở sâu này hàng ngày để giúp làm sạch phổi và giúp bạn không bị căng thẳng. Tập Yoga và thiền định cũng rất tốt để điều hòa hơi thở.
Tập thở sâu, Yoga và ngồi thiền giúp làm sạch phổi và điều hòa hơi thở.
6. Ăn đúng loại thực phẩm
Sự kết hợp khoa học các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống có thể giúp chức năng phổi khỏe mạnh và làm sạch phổi khỏi các độc tố có hại. Bạn nên chọn các loại thực phẩm và thảo mộc giúp giải độc và giàu chất chống oxy hóa như tỏi, hành tây, ớt, gừng, nghệ, lựu, táo, bưởi, trà xanh, bạc hà…
Chọn các nguồn protein tốt như sữa, pho mát, cá, các loại hạt và thịt gia cầm trong chế độ ăn uống của bạn để giúp duy trì cơ hô hấp khỏe mạnh.
Nghiên cứu cho thấy khó thở do COPD thường liên quan đến lượng folate thấp. Ăn thực phẩm giàu folate như đậu lăng và đậu đen để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chọn các loại carbohydrate phức hợp, như bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau.
Hạn chế carbohydrate đơn giản (đường ăn, kẹo, bánh và nước ngọt thông thường). Chọn chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa không chứa cholesterol. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.
Để giúp phổi khỏe mạnh, nên chọn các loại thực phẩm và thảo mộc giúp giải độc và giàu chất chống oxy hóa như tỏi, hành tây, ớt, gừng, nghệ,…
7. Tích cực tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng dung tích phổi, giữ cho tim và cơ bắp được cung cấp đầy đủ oxy, sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và tâm trạng tốt hơn.
Tập thể dục ít nhất 20-30 phút mỗi ngày, thực hiện 5 ngày trong một tuần. Áp dụng các bài tập thể dục củng cố các cơ bao quanh phổi như aerobic, đi bộ, bơi lội, khiêu vũ hoặc đi xe đạp. Trong khi tập thể dục, bạn nhớ hít thở sâu hơn và thường xuyên hơn.
8. Khám sức khỏe định kỳ
Để đảm bảo phổi khỏe mạnh và hoạt động bình thường, nên khám sức khỏe thường xuyên vì nhiều bệnh về phổi không được phát hiện cho đến khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng phổi của bạn và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng của các vấn đề về phổi, như khó thở trong các hoạt động đơn giản, đau khi thở, chóng mặt khi thay đổi hoạt động hoặc ho dai dẳng.
Khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng phổi của bạn và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Bệnh phổi gây ra khó thở, thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp. Suy hô hấp chiếm ít nhất 30% tổng số ca tử vong do ung thư, gần 80% số ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tim mạch.
Bí quyết tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến cơ thể dễ đau ốm, đặc biệt là đối với những ai có hệ miễn dịch kém. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng khi thời tiết thay đổi thất thường?
Những người thích nghi yếu với tình trạng thời tiết thay đổi thì rất dễ bị các bệnh về thân nhiệt, huyết áp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Để cơ thể có khả năng chống lại với thời tiết, chúng ta có thể áp dụng một số cách bảo vệ sức khỏe dưới đây để có được một sức khỏe tốt.
1. Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa hiệu quả. Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngay khi tình hình thời tiết thay đổi thất thường.
2. Cải thiện giấc ngủ
Ngủ đủ giấc, ngủ sâu rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt, một giấc ngủ ngon có thể làm giảm nồng độ hormone căng thẳng, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
Nếu tình trạng stress khiến bạn mất ngủ, khó ngủ, hãy thử những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tập thể dục hằng ngày và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt mặc cho thời tiết thay đổi thất thường. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
3. Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày
Thời tiết thay đổi như thế nào, bạn cũng phải luôn uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó là bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh, củ quả, thực phẩm giàu protein, nước ép trái cây...
4. Bổ sung vitamin C và D
Vitamin C có nhiều trong trong các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi,... Vitamin C giúp tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể, có tác dụng tự sản xuất bạch cầu.
Tương tự như vitamin C, vitamin D mang lại nhiều lợi ích đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ thường xuyên bổ sung vitamin D để tốt cho tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
5. Giữ thân nhiệt luôn ổn định
Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Do đó, bạn nên mặc những bộ quần áo bằng cotton có khả năng cách nhiệt vào mùa hè hoặc giữ nhiệt vào mùa đông.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng và gió, đeo khẩu trang khi ra đường và tắm bằng nước ấm.
Thuốc lá làm nóng: Giống và khác gì với thuốc lá điếu? "Nếu chấp nhận giải pháp giảm thiểu tác hại thuốc lá, đến năm 2030 sẽ tạo ra những khác biệt lớn giúp giảm thiểu gánh nặng bệnh tật" - Giáo sư danh dự Robert Beaglehole của trường Đại học Auckland, New Zealand và là cựu Giám đốc Bộ phận Bệnh Mạn tính và Khuyến cáo về Sức khỏe của Tổ chức Y tế...