Ngoại ngữ nào mở ra cơ hội làm việc lương cao?
Thành thạo 6 thứ tiếng, Sean Hopwood chia sẻ góc nhìn về điểm mạnh của mỗi ngoại ngữ trong việc mở ra nhiều cơ hội việc làm và tăng lương.
Sean P. Hopwood là Giám đốc công ty Day Translation, chuyên cung cấp giải pháp dịch thuật và địa phương hóa cho các công ty toàn cầu. Sean có thể sử dụng thành thạo các tiếng Anh, Pháp, Tây Bay Nha và có thể giao tiếp bằng tiếng Ả Rập, Đức, Bồ Đào Nha. Anh cho rằng để có một công việc tốt, lương cao hơn hay cơ hội làm việc quốc tế, học ngoại ngữ là bước đầu tiên nên làm.
Liệu những người biết nhiều ngoại ngữ có mức lương cao hơn?
Mark Zukerberg, nhà sáng lập Facebook, nói tiếng Anh và tiếng Trung. Michael Bloomberg, tỷ phú sáng lập tập đoàn Bloomberg, nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Paul Bulcke, Chủ tịch tập đoàn Nestle, có thể giao tiếp bằng tiếng Hà Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đức. Điều này cho thấy đa số người thành đạt trong bất cứ ngành nghề nào có thể sử dụng một hoặc nhiều ngoại ngữ.
Khi biết nhiều hơn một ngôn ngữ, cơ hội cũng đến với bạn nhiều hơn. “Sử dụng nhiều ngôn ngữ tạo ra kết nối mạnh hơn với đồng nghiệp, nhân viên và khách hàng. Điều này vô cùng quan trọng cho những công ty đa quốc gia như chúng tôi”, ông Bulcke chia sẻ.
Những người nói nhiều ngôn ngữ có thể tìm kiếm cơ hội quốc tế từ những chi nhánh quốc tế của công ty mình đang làm việc. Khi đó, với việc sống ở nước ngoài, làm công việc yêu cầu khả năng ngôn ngữ, nhân viên thường sẽ nhận được mức lương, thưởng cao hơn đáng kể từ các công ty.
Kể cả khi ở những nước sử dụng đa ngôn ngữ, việc biết thêm một ngoại ngữ cũng khiến bạn có cơ hội tốt hơn ở trong nước. Ví dụ ở Quebec, Canada, vùng sử dụng đồng thời tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ chính, một người sử dụng cả hai thứ tiếng có thu nhập cao hơn 13,9% so với những người chỉ nói tiếng Pháp.
Sean P. Hopwood. Ảnh: Day Translations
Nên học ngoại ngữ nào để phát triển sự nghiệp?
Không có câu trả lời áp dụng cho mọi người rằng nên học ngoại ngữ nào. Với mục đích phát triển sự nghiệp, mỗi người có thể cân nhắc các yếu tố như ngành nghề và địa điểm để lựa chọn ngoại ngữ mình muốn học.
Ví dụ, hiện tại nhiều nghề ở Anh khuyến khích nhân viên học tiếng Pháp để tăng cường giao thương giữa hai nước hậu Brexit, kế hoạch ly khai của Anh khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi đó, học tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ sẽ rất có lợi cho việc kinh doanh, khi 13% người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha với tư cách bản ngữ.
Video đang HOT
Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu dụng nhất
Với hầu hết người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ, đây là ngoại ngữ hữu dụng nhất bạn có thể học và sử dụng. “Tiếng Anh chắc chắn là ngôn ngữ toàn cầu với số người bản ngữ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, được sử dụng chính thức tại hơn 70 quốc gia. Tiếng Anh gần như có thể được hiểu ở bất cứ đâu, là ngôn ngữ của truyền thông, giải trí và khoa học máy tính”, Carlos Carrion Torres viết trên hệ thống bách khoa toàn thư về ngôn ngữ Omniglot.
Tiếng Trung (Quan thoại) – ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất
Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất thế giới, một phần bởi dân số đông và tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Việc học tiếng Trung sẽ mở ra nhiều cơ hội trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và sản xuất.
Khoảng một tỷ người sử dụng tiếng Trung đều ở các nước châu Á, gồm Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Philippines, hay Mông Cổ.
Tiếng Tây Ban Nha – ngôn ngữ phổ biến khắp phương Tây
Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới nhưng lại có số người bản xứ nhiều thứ hai. Đây là ngôn ngữ chính thức của 20 quốc gia và có tầm ảnh hưởng ở nhiều cường quốc như Mỹ.
Nếu bạn định tham gia vào thị trường kinh doanh ở Mỹ, việc sử dụng tiếng Tây Ban Nha sẽ mở ra cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng mới. Đồng thời, đây cũng là một nền tảng tốt để học các ngôn ngữ Rôman khác như tiếng Bồ Đào Nha, Pháp, Italy.
Tiếng Ả Rập – chìa khóa đến Trung Đông
Tiếng Ả Rập được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới, tập trung ở vùng Trung Đông giàu có. Việc rất ít người trên thế giới thành thạo tiếng Ả Rập với tư cách một ngoại ngữ khiến việc nói được ngôn ngữ này trở thành kỹ năng hiếm có trên thị trường tuyển dụng.
Tiếng Đức – ngôn ngữ của kỹ thuật và thương mại
“Đức đóng góp nhiều thứ ba thế giới cho nghiên cứu và phát triển, khiến tiếng Đức quan trọng thứ hai, chỉ sau tiếng Anh, trong ngành khoa học”, một báo cáo của Hội đồng Anh chỉ ra.
Đồng thời, số lượng lớn việc làm ở châu Âu đều coi tiếng Đức là yêu cầu hoặc điểm cộng lớn, khi Đức là một trong những nền kinh tế mạnh nhất của lục địa già.
Tiếng Hindi (Ấn Độ) – đi đầu xu hướng
Hindi cũng là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới với hơn 336 triệu người. Với gần 5.000 công ty khởi nghiệp công nghệ, Ấn Độ có tiềm năng đi đầu thế giới về lĩnh vực này trong nhiều ngành nghề những năm tiếp theo. Đây là một lý do tuyệt vời để bắt đầu học tiếng Hindi.
Tiếng Nhật – Đến với một nền kinh tế đa dạng, sáng tạo
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu và là nước đầu tư lớn thứ hai thế giới vào nghiên cứu phát triển. Với việc đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, phương tiện đi lại và giải trí, học tiếng Nhật sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bất cứ ai ở bất cứ ngành nghề nào. Vì dân số đang già hóa, Nhật Bản đang tìm kiếm rất nhiều nhân viên từ khắp nơi trên thế giới.
ĐH Thái Nguyên: Hướng tới một quy mô đào tạo toàn diện
Ngày 26/6/2020, ĐH Thái Nguyên đã có quyết định thành lập trường Ngoại ngữ (trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ), đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiếp tục nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo của đơn vị.
Cán bộ giảng viên khoa giao lưu cùng các chuyên gia quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đào tạo ngoại ngữ đang là một nhu cầu lớn và thiết yếu trong giáo dục, đòi hỏi sự đổi mới và nâng cao về quy mô, phương thức... Trong bối cảnh đó, việc ĐH Thái Nguyên nâng cấp khoa Ngoại ngữ để thành lập trường Ngoại ngữ là một hướng đi cần thiết.
Sau khi có quyết định thành lập vào tháng 12 năm 2007, khoa Ngoại ngữ (trực thuộc ĐH Thái Nguyên) đã ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2008.
Tại thời điểm mới thành lập, Khoa chỉ có 29 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 tiến sĩ, 17 thạc sĩ. Khi thành lập, bộ máy tổ chức của đơn vị có Ban chủ nhiệm Khoa; 03 phòng chức năng (Phòng Đào tạo - Khoa học và Quan hệ Quốc tế, Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Tổng hợp); 04 bộ môn (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp).
Đến nay, qua 13 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu bộ máy đã đảm bảo mô hình của một trường đại học. Hiện với 159 cán bộ, giảng viên, số lượng tiến sĩ hiện tại của Khoa là 18, thạc sĩ là 114.
Theo kế hoạch, thời gian tới Khoa tiếp tục có thêm 16 tiến sĩ, là giảng viên của Khoa đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, sau khi kết thúc khóa học sẽ trở về cùng tham gia giảng dạy.
Bên cạnh đó còn một đội ngũ đông đảo giáo viên người nước ngoài, giảng viên trong và ngoài ĐH Thái Nguyên có trình độ tiến sĩ cùng tham gia giảng dạy với bình quân 30 giảng viên/ năm học.
Các chương trình đào tạo của Khoa ngày càng được hoàn thiện, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Khoa không chỉ đào tạo trình độ đại học, mà từ năm 2016 còn đào tạo cả các ngành trình độ sau đại học.
Hiện tại, với 07 ngành đào tạo trình độ đại học, 02 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, quy mô đào tạo của Khoa là 3.500 học viên, sinh viên các ngành tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Pháp.
Khoa đã thiết lập quan hệ quốc tế với các trường đại học, các tổ chức từ Mỹ, Pháp, Hà Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Úc, Đài Loan (Trung Quốc), Anh... Khoa đang triển khai hơn 60 chương trình liên kết đào tạo, thực tập, trao đổi giáo viên, chuyên gia với các đối tác quốc tế.
Có thể nói rằng, với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của ĐH Thái Nguyên, sự nỗ lực và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, Khoa Ngoại ngữ đã có một quá trình chuẩn bị để có một nền tảng vững chắc cho những bước phát triển cao hơn.
Khoa đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể tiến tới thành lập trường Ngoại ngữ - nền móng của trường Đại học Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên) sau này.
Và trong tương lai, trường Ngoại ngữ sẽ phát triển thành Trường Đại học Ngoại ngữ, theo hướng hiện đại, hội nhập, tự chủ, trở thành cơ sở đào tạo ngoại ngữ uy tín, chất lượng, thương hiệu và đẳng cấp.
Sau khi thành lập, trên cơ sở các công tác đã ổn định hiện nay, trường Ngoại ngữ sẽ từng bước nâng tầm chiến lược và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Đó là giai đoạn phát triển, với mục tiêu nâng cao chất lượng và khẳng định thương hiệu.
Trong định hướng chiến lược phát triển thời gian tới, nhà trường xác định tập trung một số nhiệm vụ quan trọng cụ thể như: tăng cường hợp tác với các địa phương, các công ty, tập đoàn doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực; thành lập Trường THPT Chuyên ngữ, ươm tạo và phát triển năng khiếu về ngoại ngữ cho con em đồng bào vùng trung du, miền núi phía Bắc; thành lập Trung tâm liên kết đào tạo quốc tế với sự tham gia của giáo viên, chuyên gia từ các trường có uy tín trong khu vực và trên thế giới, thu hút học viên, sinh viên nước ngoài theo học.
Có thể thấy, việc thành lập trường Ngoại ngữ là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội theo hướng tự chủ đại học hiện nay.
Tuyển sinh 2020: Học 4 năm có 2 bằng đại học Chương trình đào tạo thứ 2 (bằng kép) đang được các sinh viên quan tâm, bởi lẽ trong cùng 1 khoảng thời gian học, sinh viên có thể nhận được hai bằng đại học khi tốt nghiệp và nhiều cơ hội việc làm Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đào tạo Bằng kép cho sinh viên nhiều nhất...