Ngoài luộc, trứng lộn còn có đến 3 phiên bản ăn vặt cực ngon và lạ miệng
Trứng lộn tuy là món ăn kinh dị với nhiều du khách nước ngoài, nhưng với người Việt, đây lại là một đặc sản với nhiều phiên bản mới lạ, ngon miệng.
Thực ra với những người ăn được trứng lộn thì trứng luộc không, ăn kèm ít gia vị, rau răm, gừng thái chỉ đã ngon lắm rồi. Nhưng có điều trứng lộn ăn như thế lại dễ ngán. Có lẽ vì thế, người ta đã “ sáng tạo” ra món trứng lộn hầm với ngải cứu. Cụ thể sau khi luộc chín, bóc vỏ, trứng lộn sẽ tiếp tục được hầm với ngải cứu, thuốc bắc sao cho quả trứng thấm được cái nhẫn đắng, cái thơm của ngải cứu và thuốc bắc.
Món này khi ăn đắng hơn khá nhiều so với trứng lộn thông thường, nhưng nó được xem là món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho người tăng cân. Ngoài ra nếu cũng có người cho rằng, vị ngải cứu và thuốc bắc giúp trứng vịt lộn ngon gấp bội.
Trứng lộn xào me có thể là trứng vịt hoặc trứng cút luộc chín, sau đó xào cùng nước cốt me, ớt đến sệt. Cuối cùng chỉ việc nêm gia vị cho vừa rồi đổ ra đĩa ăn kèm rau răm, lạc rang giã nhỏ là đã có ngay món ăn tuyệt ngon.
Trứng lộn xào me ngoài cái ngon, bùi đặc trưng của trứng lộn còn có vị chua, ngọt của sốt me. Đặc biệt phần sốt me bám đều vào quả trứng nên ăn cả đĩa vẫn đều vị và không ngán. Trứng lộn xào me ưa chuộng ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt là miền Nam. Thời điểm lý tưởng nhất để ăn món này chính là tầm xế chiều.
Khi các món ăn vặt khác “vận động” không ngừng, luôn có những biến tấu mới thì trứng lộn cũng không ngoại lệ. Một trong những phiên bản trứng lộn mới rất đáng thử chính là trứng lộn bọc khoai môn. Món này có thể áp dụng cho cả trứng vịt lộn và trứng cút lộn.
Trứng sau khi luộc, bóc vỏ sẽ được bọc một lớp bột khoai môn rồi chiên giòn. Món này vì luộc lại qua chiên nên hơi khô, nhưng bù lại nếu ăn nóng khá bắt miệng. Vị khoai môn bùi béo rất hợp với vị trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn bọc khoai môn khi ăn sẽ được dọn kèm nước chấm mặn ngọt, giúp món ăn đỡ ngán và đỡ khô.
Theo aFamily
4 món canh sườn vừa ngon lại nóng hổi
Trong những ngày mưa gió thế này, tại sao lại không lựa chọn những món canh sườn cho bữa cơm gia đình thêm đậm đà nhỉ. Dưới đây là gợi ý cách chế biến một số món canh sườn đơn giản cho chị em nhé!
Video đang HOT
Canh sườn củ sen
Nguyên liệu:
- 300g sườn
- 1 bắp ngô ngọt - 200 g củ sen - củ cà rốt - 1 củ hành
- Bột canh, dầu ăn, hạt tiêu, mì chính
- Hành, mùi
Cách làm:
- Cà rốt, củ sen gọt vỏ, rửa sạch, củ sen cắt miếng mỏng vừa ăn, ngâm củ sen với chút nước chanh để củ sen không bị thâm, cà rốt cắt miếng dày cỡ 1 cm, ngô ngọt rửa rồi cắt miếng cỡ 2-3 cm, hành, rau thơm rửa sạch thái nhỏ.
- Sườn rửa sạch chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi áp suất, chế thêm 1bát tô nước rồi đậy vung hầm mềm. Hầm sườn khoảng 15-20 phút sau đó mở nắp vung thêm bát nước như vậy nước sườn sẽ trong.
- Cho phần nước sườn ra nồi nhỏ, nêm 1 thìa bột canh, 1 thìa bột nêm sao cho vừa miệng. Sau đó cho ngô ngọt, củ sen, cà rốt vào đậy vung đun khoảng 5-10 phút, đun sôi nhỏ lửa để các loại rau củ chín là được.
- Khi thấy sườn mềm thì lần lượt cho phần rau củ vào (bạn nên ưu tiên và chọn loại nào lâu chín cho vào trước, riêng cà chua và đậu que nên cho sau để không bị chín quá mất ngon).
- Như vậy bạn đã hoàn thành món canh sườn củ sen rồi đấy. Tắt bếp cho ít hành mùi thái nhỏ cùng 1 thìa mì chính.
- Trút canh ra bát dùng với cơm trắng. Canh sườn củ sen là món canh đầy đủ dinh dưỡng giúp bạn và gia đình luôn luôn được khỏe mạnh.
Canh sườn chua nấu dứa
Nguyên liệu (3-4 phần ăn)
500 gram sườn1 củ hành khô2 quả cà chua nhỏ50 gram dứa1 - 2 tablespoons nước cốt meHành lá, mùi tàuNước mắm, muối, tiêuDầu ăn
Ghi chú: Dứa và nước cốt me là nguyên liệu không bắt buộc, nhưng mình rất thích nấu canh chua với dứa vì nó tạo cho canh có vị chua ngọt rất dịu và thanh Nếu dùng dứa thì các bạn chọn dứa chín vừa phải thôi nhé, chín quá thì dễ bị ngọt nhiều và dễ nhũn khi nấu canh, xanh quá thì sẽ không được ngon.
Cách làm
- Sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho sườn vào nồi, đổ ngập nước, thêm một thìa muối. Đun lửa to đợi sôi khoảng 2-3 phút thì đổ sườn ra rổ, rửa cho sạch bọt bẩn và vụn thịt (nước luộc sườn đầu tiên cũng đổ đi luôn nha). Cho sườn lại vào nồi. Đun lửa to đến khi sôi, hớt sạch bọt nếu có. Hạ nhỏ lửa, ninh đến khi sườn mềm nhừ.
- Trong lúc đợi ninh sườn thì chuẩn bị các loại nguyên liệu khác: Hành khô bóc vỏ, bằm nhỏ. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa thái miếng vừa ăn (cỡ khoảng 2 x 2cm). Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái khoanh tròn. Mùi tàu cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái sợi.
- Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa. Đun nóng một thìa dầu ăn, phi thơm hành. Cho dứa vào xào khoảng 3-4 phút đến khi dứa hơi mềm. Cho cà chua và 1 thìa nhỏ gia vị (mình dùng bột canh Hải Châu, các bạn có thể thay bằng muối, bột nêm Knorr hoặc nước mắm) vào xào cùng dứa đến khi cà chua và dứa mềm hơi nhuyễn (có thể giữ lại một vài miếng cà chua để cho vào sau cho bát canh đẹp mắt).
- Cho sườn và nước ninh sườn vào nồi. Đun sôi, hớt sạch bọt (nếu có). Hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 3 - 5 phút cho vị chua ngọt của dứa và cà chua ngấm vào nước canh. Nêm thêm nước mắm và nước cốt me nếu cảm thấy thiếu chua. Tắt bếp. Rắc hành mùi. Dùng nóng với cơm trắng hoặc bún.
Canh sườn nấu khoai mì
Nguyên liệu:
- Khoai mì (củ sắn): 350-400g
- Sườn non: 300g
- Hành lá
- Gia vị: muối, bột nêm, nước mắm.
Cách làm:
- Để làm món này bạn nên chọn loại khoai mì dẻo sẽ ngon hơn, củ nhỏ thon dài, đường kính cỡ 2-3cm. Khoai mì cắt bỏ 2 đầu, bóc vỏ, rửa sạch, cắt khúc sau đó bổ đôi hay ba, tước bỏ phần sợi lõi đi.
- Ngâm khoai mì trong nước có pha chút muối khoảng 2-3h. Chú ý nên ngâm nhiều nước và thỉnh thoảng thay nước để loại bỏ độc tố có trong khoai mì. Sau đó cho khoai mì vào nồi luộc sơ khoảng 5-6 phút để đảm bảo chắc chắn loại bỏ hết độc tố có trong khoai.
- Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó cho vào nồi cùng chút muối đun sôi 2 phút thì tắt bếp. Cho sườn ra rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. Tiếp đó cho lại vào nồi hầm mềm.
- Hành lá bỏ rễ, lá giập, rửa sạch, xắt khúc.
- Khi sườn gần mềm, cho khoai mì cùng chút bột nêm vào đun tiếp. Khi khoai chín mềm thêm 1/2 thìa nước mắm cho thơm, nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp, rồi cho hành lá cắt khúc ở trên vào là được.
- Món này ăn nóng rất ngon. Những miếng sườn chín mềm, khoai mì dẻo dẻo, thơm ngon vừa lạ miệng vừa hấp dẫn.
Canh sườn nấu sấu
Nguyên liệu làm món canh sườn nấu sấu
- 1 kg sườn no (nên chọn sườn tươi, non, vì phần sườn này khi măm rất giòn, thịt mềm rất ngon)
- 8 quả sấu (hoặc nhiều, ít hơn tùy khẩu vị)
- 2 quả cà chua
- 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu mè
- Hạt tiêu, hành lá, mùi tàu
Cách làm món canh sườn nấu sấu
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Sườn rửa sạch, chặt nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Sấu cạo vỏ, dùng dao sắc nhỏ lạng 1 vòng quanh quả sấu.
- Bước 2: Chần sườn qua nước sôi rồi rửa sạch lại với nước. Để sườn có vị đậm đà hơn, các bạn ướp sườn với 1 thìa hạt nêm, ướp khoảng 30 phút, miếng sườn sẽ đậm đà thơm ngon hơn.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho vào trong chảo 1/2 thìa cà phê dầu mè. Dầu nóng cho đầu hành lá vào phi thơm, tiếp đến cho sườn vào đảo đều đến khi miếng sườn săn lại thì trút sườn sang nồi khác, cho nước sôi vào ngập sườn, thêm sấu, đun sôi. Tong quá trình đun sôi, bạn nên vớt bọt cho nước dùng được trong hơn. Sau khi sôi khoảng 5 phút, các bạn vặn lửa nhỏ đun khoảng 30 phút - 1 tiếng.
- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho vào trong chảo 1 thìa con dầu ăn, trút cà chua vào, xào cà chua cho mềm. Khi cà chua đã mềm, đổ cà chua vào nồi sườn, đun thêm khoảng 1-3 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Cuối cùng, bạn tắt bếp, rắc thêm chút hành lá, mùi tàu và hạt tiêu là có ngay bát canh sườn nấu sấu chua ngon tuyệt.
Theo khỏe và đẹp
Tôm sốt me chua ngọt Tôm sốt me là món ăn đưa cơm mà lại rất dễ làm. Vị ngọt tự nhiên của tôm hết hợp với vị chua chua ngọt ngọt của me, thêm chút mặn mặn của nước mắm tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 500gr tôm tươi - 2 thìa nước cốt me - 2 thìa đường...