Ngỡ ngàng loại quả đen sì, trước rụng đầy vườn nay thành đặc sản đắt hơn thịt lợn
Giữa thị trường bão hòa của các loại đồ ăn, thức uống như bây giờ, loại quả bình dị bao đời ở một số vùng quê bỗng “lên đời” trở thành đặc sản, được người dân khắp nơi tìm mua với giá cao hơn giá thịt lợn.
Là loại quả hình thoi, khi chín có màu đen, nếu ai lần đầu nhìn thấy quả trám sẽ chột dạ nghĩ: Tại sao loại quả đen nhẻm, xấu xí, kỳ lạ này khi vào mùa lại được chị em nội trợ đổ xô đi mua với giá đắt đỏ, thậm chí có người chi tiền triệu để mua rồi cất tủ ăn dần?
Được biết, cây trám có ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc, ra hoa vào tháng 2 và cho thu hoạch quả vào tháng 7, khi chín có màu đen, cùi màu vàng, hạt nhọn 2 đầu. Quả trám đen có vị thơm, bùi, ngậy hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều món ăn như trám kho, gỏi trám, xôi trám hoặc ngâm muối để ăn hàng ngày.
Quả trám đen được bán với giá từ 120-150.000 đồng/kg.
Mới sáng sớm, tại cổng chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khi người bán hàng vừa đổ bao trám đen ra chiếc bạt rộng chừng 2m2, lập tức 5-6 người xúm lại tranh nhau bốc từng vốc trám đen cho vào túi rồi mua với giá 140.000 đồng/kg.
Anh Hải (tiểu thương chợ đầu mối Minh Khai) cho biết anh chuyên bán các loại rau củ quả quê ở đầu chợ nhưng trám đen là loại đắt hàng nhất, có bao nhiêu cũng hết.
“Thường là hết mùa trám đen sẽ đến mùa trám chua (trám trắng). Mặc dù giá trám đen gấp 3-4 lần trám chua nhưng bán rất đắt hàng. Năm ngoái, giá trám đen khoảng 100-120.000 đồng/kg nhưng năm nay giá cao, tôi bán 140.000 đồng/kg mà không có hàng để bán. Hôm nào nắng ráo lấy nhiều cũng chỉ được 2 tạ, bán chỉ 2 tiếng là hết veo”, anh Hải nói.
Quả trám có màu đen, cùi màu vàng, ăn rất bùi và ngậy.
Bà Nguyễn Thị Dung, trú tại Lai Xá (Hoài Đức, Hà Nội) cầm túi trám đen 5kg lên tỏ vẻ vui mừng vì phải canh 4-5 ngày nay mới mua được.
“Trước đây, muốn ăn trám đen phải nhờ người mua ở quê chứ ở Hà Nội ít chỗ bán. Từ khi biết ở đây có bán, năm nào tôi cũng phải canh để mua. Mấy ngày trước ra muộn hoặc ra hôm trời mưa không mua được, may quá hôm nay có, tôi mua luôn 5kg, về om lên rồi chấm muối lạc ăn chơi hoặc thổi xôi, ngâm muối, ngâm mắm ăn cả năm, ngon vô vùng”, bà Dung chia sẻ.
Bán trám đen trên chợ mạng với giá 140.000 đồng/kg, chị Phan Thị Thương, trú tại Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cứ đến mùa trám là bố chị lại đi thu mua của các gia đình trong xã rồi gửi xe xuống Hà Nội cho chị bán.
“Bố tôi thường đặt mua cả cây rồi trèo lên bẻ, mất công tí nhưng giá mua được rẻ hơn. Nhà nào có người hái thì lại mua tại gốc với giá 100-120.000 đồng/kg, thêm công vận chuyển, cước xe, hao hụt, mỗi kg trám bán ra 2 bố con tôi sẽ lời từ 10-20.000 đồng/kg. Cộng thêm tiền ship thì 1kg trám có giá cao hơn cả thịt lợn nhưng nhiều người mua lắm, cả tạ bán cũng hết”, chị Thương cho hay.
Video đang HOT
Ít ai ngờ loại quả nơi thôn quê với món ăn dân dã giờ trở thành đặc sản được lùng mua với giá đắt đỏ.
Sở hữu vườn trám đen trên diện tích rộng 1.200m2, cho thu hoạch hơn 1 tấn quả, chị Ngô Phương Thủy, trú tại thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) cho biết, năm nay là năm bội thu của gia đình chị bởi vừa được mùa vừa bán được giá cao.
Với 7 gốc trám cổ thụ được các cụ trồng cả trăm năm trước và 10 gốc trám mới trồng vài chục năm đã cho ra quả ổn định, mỗi gốc cho thu hoạch khoảng 100kg quả, bán với giá từ 120-150.000 đồng/kg, dự kiến gia đình chị Thủy thu về trên 100 triệu đồng từ trám đen.
Những cây trám cổ thụ có tuổi đời trên 100 năm tuổi cho thu hoạch cả chục triệu đồng/cây.
“Năm trước mất mùa, mỗi cây trám chỉ cho thu hoạch từ 30-40kg quả, giá bán chỉ tầm 100-120.000 đồng/kg nhưng năm nay sai quả, mỗi cây hái được cả tạ. Nhà tôi không có người hái nên phải thuê người đập với giá 400.000 đồng/ngày. Trám lấy xuống tới đâu có người mua hết tại gốc đến đó với giá 120.000 đồng/kg, nếu trám sơ chế qua, gọi là trám nấu thì bán với giá 150.000 đồng/kg”, chị Thủy chia sẻ.
Theo chị Thủy, với người dân ở làng Vân Xuyên thì quả trám đen có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Nham trám, xôi nhân trám, trám kho thịt…nhưng độc đáo và hấp dẫn hơn cả đó chính là món nham trám.
Trám đen thành đặc sản của địa phương được mang ra tiếp đãi khách quý.
“Khi chế biến nham, người ta sẽ tách hạt trám, lấy cùi rồi thái nhỏ. Trám trước khi tách phải được ngâm trong nước ấm (khoảng 40-50 độ) 10-15 phút, sau đó vớt ra, để ráo, bổ dọc quả, tách riêng phần cùi và phần hạt sao cho phần cùi không bị rắn hay nát rồi trộn với thịt quay, cá nướng, cùng với rau thơm, khế chua xắt mỏng, nêm chút mắm, muối, bột ngọt, đường, hành phi, rắc thêm lạc rang giã nhỏ dùng kèm với chén nước tương”, chị Thủy bày tỏ.
Ông Hoàng Thế Hùng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hiệp Hòa cho biết, cây trám đen là cây truyền thống được trồng nhiều tại vùng ven bãi bồi sông Cầu thuộc một số thôn của xã Hoàng Vân, được đánh giá là loại cây chủ lực, có giá trị kinh tế cao. Năm 2020, sản lượng trám đen tại xã Hoàng Vân ước cho thu hoạch trên 60 tấn quả, với giá bán từ 120-130.000 đồng/kg quả tươi, dự tính đạt trên 6 tỷ đồng.
Chị Thuyết, một người dân trú tại xã Hoàng Vân tỏ vẻ phấn khởi vì trám năm nay được mùa, được giá.
Theo ông Hùng, trước đây, cây trám đen được trồng lấy quả để chế biến thành các món ăn dân dã hàng ngày, phục vụ nhu cầu tại địa phương. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm gần đây, nhận thấy giá trị kinh tế từ loại cây này, nhiều địa phương trong huyện đã chú trọng nhân giống cây và hướng tới xây dựng thương hiệu trám đen.
“Ngoài việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống là nham trám, chúng tôi còn hỗ trợ kinh phí làm tem, nhãn, bao bì để đóng gói, ứng dụng om trám bằng công nghệ để bảo quản được lâu hơn và đưa trám đen vào hệ thống siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc. Đồng thời, cùng với các Viện nghiên cứu đang tiến hành đánh số các cây trám cổ thụ để bảo tồn giống, đồng thời nhân rộng diện tích thêm 3ha trám ghép”, ông Hùng cho hay.
Thịt lợn Nhật Bản giá khủng, loại này còn đắt hơn thế nữa
Dù đen sì, xấu xí nhưng loại thịt này lại nức tiếng thế giới về độ thơm ngon.
Nhắc đến Tây Ban Nha thì không thể không nhắc đến 2 món "đặc sản": bò tót và đùi heo muối Iberico.
Heo Iberico là giống bản địa của Tây Ban Nha, có nguồn gốc từ bán đảo Iberia. Chung có lông màu đen, mõm nhọn. Đây là loài heo có một không hai trên thế giới.
Kích thước và trọng lượng trung bình của heo Iberico có thể dao động từ 100 đến 150 kg đối với con cái, và 150 và 200 kg đối với con đực.
Ngay sau khi cai sữa, heo con được nuôi bằng lúa mạch và ngô trong vài tuần, sau đó heo được chăn thả ở môi trường tự nhiên, ăn hạt dẻ sồi các loại đậu, ngũ cốc cỏ và thảo mộc chỉ có ở vùng Địa Trung Hải cho tới khi mổ.
Thời gian nuôi cua loai heo nay ít nhất la 12 tháng và trọng lượng đạt từ 150 đến 180kg một con.
Bên cạnh đó, trong 4 tháng cuối, heo ăn ngủ tự nhiên, phải tăng trưởng thêm tối thiểu 40kg đảm bảo cho cơ chứa mỡ có nhiều axit Oleic (một loại chất béo có trong quả olive tốt cho cơ thể).
Nếu đáp ứng các điều kiện trên thì mới đạt chuẩn khi mổ, thịt Iberico mới đóng nhãn kiểm định.
Thịt heo Iberico có chất lượng tốt nhất thế giới nhờ việc heo thường xuyên di chuyển, liên tục chạy nhảy trên đồng cỏ khiến cho thịt săn chắc.
Với chế độ ăn uống chất lượng và vận động nghiêm ngặt nên thịt heo có kết cấu mịn, nhiều vân thớ, cấu trúc thịt chắc, hương vị thơm ngon đặc biệt.
Heo Iberico có sức đề kháng tốt nên trong thịt không có thuốc kháng sinh cũng như không có chất tăng trọng. Đặc biệt, loại thịt heo này rất tốt cho sức khỏe của trẻ em. Mỡ trong thịt heo có chứa axit béo không bão hòa Oleic - một loại Cholesteron tốt trong máu và giúp làm sạch bên trong mạch máu.
Heo được mổ, đóng gói và cấp đông tại Tây Ban Nha theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt của châu Âu, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: Calier, IFS, ISO...
Điểm đặc trưng của loại thịt heo này là có những vân mỡ xen lẫn trong thịt.
Thịt heo Iberico giữ đông được 2 năm kể từ ngày đóng gói mà không làm thay đổi chất lượng thịt.
Nếu không sử dụng ngay, người tiêu dùng có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thịt sau khi được rã đông và cất vào ngăn mát tủ lạnh sẽ để được 5 ngày mà không ảnh hưởng chất lượng.
Chiêm ngưỡng loại chuối khổng lồ, mỗi quả nặng gần 1kg ở VN Giống chuối này từ lâu đã được xem là đặc sản hiếm có, vẻ ngoài "siêu to khổng lồ" của nó khiến ai cũng bất ngờ khi lần đầu nhìn thấy. Giống chuối tá quạ khổng lồ này là đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Mỗi quả chuối tá quạ có thể dài từ 35 - 40cm và nặng từ 0,5kg - hơn...