Ngó lơ khi con nói ‘không yêu mẹ nữa’, tôi suýt phải trả giá
Tôi từng rơi vào khủng hoảng trong mối quan hệ với con trai 3 tuổi mà không rõ nguyên nhân. Cảm giác tồi tệ ấy khiến tôi nghĩ nó sẽ có thể kéo dài bất tận.
Tôi không chắc mọi chuyện xảy ra như thế nào. Có thể sự căng thẳng của những ngày nghỉ cùng với một chuyến đi đường dài, và những rắc rối trong cuộc sống đã khiến tôi không thể tập trung vào việc làm mẹ.
Vấn đề là tôi chưa thấy những xáo trộn nghiêm trọng nhưng tôi có thể cảm nhận được sự khác biệt.
Con trai không còn rủ tôi chơi cùng nữa, thay vào đó thằng bé chơi một mình. Ban đầu, tôi nghĩ đơn giản thằng bé đang lớn lên và đó là một giai đoạn mới. Tôi không cảm thấy lo lắng vì cho rằng mình sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào những việc cần làm.
Nhưng sau đó tôi nhận ra con trai đang dần rời xa mình. Và có lẽ, thứ vô hình nào đó cũng đang kéo tôi đi. Con chuẩn bị đi học mẫu giáo, tôi nghĩ mình gặp khó khăn với việc này. Có lẽ tôi đã lùi lại phía sau để chuẩn bị cho việc không có con bên cạnh mọi lúc. Cho dù lý do là gì, một cái gì đó khiến tôi cảm thấy hụt hẫng, lo sợ.
Dù ở cùng một nhà, tôi vẫn thấy nhớ con. Sau đó, con bắt đầu cư xử khác. Thằng bé dễ xúc động hơn, những điều nhỏ nhặt cũng có thể khiến thằng bé khó chịu. Những điều mà trước đây thằng bé thường xử lý một cách từ tốn, giờ đây lại khiến tôi bất an và rơi nước mắt. Tôi không thể hiểu nổi cách cư xử của con trai và cả phản ứng của mình nữa.
Càng gần đến cuối năm, cuộc sống của tôi càng bận rộn với những kỳ nghỉ, đi du lịch. Những việc vặt không tên như đóng – mở hành lý, sắp xếp đồ chơi,… khiến tôi không còn cảm xúc gì nữa. Tôi thậm chí còn ít thời gian hơn để tập trung vào con và những nhu cầu của thằng bé. Một hôm, con nói với tôi rằng con không còn yêu tôi nữa.
Thực ra, không chỉ một lần, mà thằng bé đã nói điều đó trong nhiều ngày. Nhưng tôi đã bỏ ngoài tai, nghĩ rằng chuyện này chẳng có gì lạ lùng cả, vì thằng bé đang bước vào một giai đoạn mới và đã có những hành động kỳ lạ trong một thời gian. Vì vậy, điều này phải xảy ra.
Tôi còn yên tâm rằng con đang làm quen với những khái niệm mới và đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu. “Không sao đâu, con vẫn yêu mình”, tôi tự trấn an bản thân như vậy.
Sau những ngày nghỉ, mọi thứ cuối cùng cũng chậm lại. Tôi đã có thể nghỉ ngơi một chút và dành thời gian cho con. Hai mẹ con chơi cùng nhau, ăn cùng nhau, sống chậm lại cùng nhau. Mọi thứ đã tốt hơn, nhưng không hoàn hảo.
Con vẫn gặp khó khăn với mọi việc và thường xuyên la mắng tôi. Tôi cũng đã có một khoảng thời gian khó khăn. Tôi vẫn cáu giận, cảm thấy gấp gáp và bực bội. Vào một buổi sáng, tôi kết thúc việc la hét bằng một hành động thực sự nhỏ nhặt. Khi tôi đến gặp con để xin lỗi, con nói: “Mẹ, không sao đâu”. Nhưng ngay khi dứt câu, thằng bé đã xông vào đánh tôi.
Tôi nhận ra, khi con nói “Con không còn yêu mẹ nữa” là con thực sự có ý đó. Điều đó không chỉ là “một giai đoạn khó khăn” như tôi từng nghĩ. Con đã cố gắng nói với tôi điều gì đó nhưng tôi đã không lắng nghe con. Thằng bé trút cơn thịnh nộ dữ dội lên tôi. Hôm đó tôi đã khóc rất nhiều. Tôi nói với con trong nước mắt: “Mẹ xin lỗi vì đã không chú ý đến con khi con khó chịu với mẹ. Từ nay trở đi, mẹ sẽ cố gắng lắng nghe con”.
Video đang HOT
Sau trận nổi loạn ấy, tôi thấy con vui hơn, hạnh phúc hơn. Hai mẹ con kết nối với nhau hơn và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Con không la hét nữa và chịu khó làm theo các nguyên tắc. Tôi khá chắc chắn về điều đó vì con không cần phải hét lên để cảm thấy được lắng nghe. Tôi nghĩ, ơn giời, mình đã kịp tỉnh táo để sửa đổi bản thân, để thấu hiểu được những gì con cần mình nghe.
Trắc nghiệm: Ngôi nhà nhỏ bạn chọn hé lộ chuyện tình cảm của bạn
Những lựa chọn của bạn trong những tình huống nhất định, đặc biệt là trong những tình huống mà bạn không thường xuyên gặp trong cuộc sống hằng ngày, luôn có thể nói lên khá nhiều về tính cách của bạn.
Bởi những lúc đó, bạn lựa chọn không phải theo thói quen, mà dựa trên những nét tính cách sâu thẳm bên trong bạn. Vậy hãy thử nhé!
Hãy bắt đầu với tình huống này: Bạn đi vào một khu rừng rậm và bỗng nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ...
1. Khi ấy, bạn sẽ:
a. Cứ thế đi qua.
b. Gõ cửa trước khi đi vào.
c. Cứ thế xông vào.
2. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đã ở trong ngôi nhà nhỏ đó. Quanh căn phòng có 20 ngọn nến, bạn sẽ thắp lên bao nhiêu ngọn?
3. Giữa căn phòng có một cái bàn, bạn thấy nó hình gì: Vuông, tròn hay chữ nhật?
4. Quanh cái bàn có mấy cái ghế?
5. Trên bàn còn có một cái bình, nó làm bằng gì vậy?
6. Trong bình có nhiều nước không?
a. Không có chút nước nào.
b. Có nửa bình nước.
c. Nước đầy khoảng 3/4 bình.
d. Nước đầy bình.
7. Nhìn ra ngoài cửa sổ căn nhà, bạn thấy xa xa có một thác nước. Bạn thấy nước đổ mạnh đến mức nào? Hãy chọn một con số chỉ mức độ (1 là thấp nhất và 9 là cao nhất).
8. Ra khỏi căn nhà, bạn đi tiếp và tới một bờ sông. Dòng sông cũng không quá rộng. Bạn định làm sao để sang bờ bên kia?
a. Nhảy xuống bơi qua luôn.
b. Đi quanh quanh, tìm cách nào đó để băng qua.
Bây giờ thì hãy xem đáp án. Những lựa chọn của bạn đã nói lên điều gì nào?
1. Gặp một căn nhà nhỏ trong rừng là điều khá bất ngờ và nó có thể tượng trưng cho đủ các khả năng, cũng giống như chuyện tình cảm vậy. Nên phản ứng của bạn khi nhìn thấy ngôi nhà cũng tượng trưng cho thái độ của bạn hiện tại đối với tình yêu.
a. Bạn chưa quan tâm tới tình yêu chưa sẵn sàng cho những tình cảm mang tính ràng buộc.
b. Bạn đã sẵn sàng cho chuyện tình cảm với một thái độ tích cực.
c. Bạn đang rất mong có người yêu rồi, nhưng dù sao, hãy thận trọng và suy nghĩ chín chắn nhé, vì sự vội vàng trong tình yêu dễ khiến chúng ta phải trả giá.
2. Vốn dĩ chúng ta không cần thắp quá nhiều nến thì mới nhìn rõ, nếu tinh ý bạn sẽ thấy không có chi tiết nào nói rằng lúc bạn đi vào rừng là lúc trời tối cả. Vì vậy, số cây nến mà bạn sẵn sàng thắp lên cho thấy một khía cạnh trong việc quản lý tiền bạc của bạn. Nếu bạn thắp ít nến, chứng tỏ bạn là người tiết kiệm, chỉ chi tiêu những gì thật cần. Còn nếu bạn thắp thật nhiều nến, ví dụ toàn bộ 20 cây nến, thì ngược lại, bạn chi tiêu rất rộng rãi, ít tính toán, cũng có thể là hoang phí.
3. Hình dạng của cái bàn tượng trưng cho một đặc điểm lớn của bạn:
- Cái bàn hình vuông cho biết bạn là người chính trực, có kỷ luật, nhưng khá bướng.
- Cái bàn hình tròn cho biết bạn là người hòa nhã, linh hoạt, thích làm hài lòng người khác.
- Cái bàn hình chữ nhật cho biết bạn có khả năng bảo vệ ý kiến riêng của mình nhưng cũng biết lắng nghe người khác.
4. Số lượng ghế chính là số người có thể ngồi vào quanh bàn. Vì vậy, việc bạn tưởng tượng ra là có bao nhiêu cái ghế cho thấy mức độ thân thiện, hiếu khách của bạn. Số ghế mà bạn tưởng tượng càng nhiều, chứng tỏ bạn càng quảng giao, thân thiện.
5. Chất liệu tạo nên cái bình cho thấy mức độ cứng rắn hay mềm yếu của bạn, đặc biệt là trong tình cảm.
6. Lượng nước trong bình tượng trưng cho mức độ mà bạn sẵn sàng hy sinh trong tình yêu. Vậy tức là, nếu bạn chọn cái bình trống rỗng thì rõ ràng là bạn chưa sẵn sàng để yêu bất kỳ ai khác ngoài bản thân mình.
7. Độ mạnh của ngọn thác tượng trưng cho kiểu tình yêu mà bạn mong muốn. Dòng thác chảy nhẹ nhàng cho thấy bạn thích kiểu tình yêu êm đềm. Dòng thác chảy càng mạnh cho thấy bạn càng thích kiểu tình yêu với nhiều điều bất ngờ, phấn khích, liên tục thay đổi.
8. Nếu bạn nhảy xuống sông để bơi qua, bạn là người hay bốc đồng, rất nhanh nhẹn nhưng thiếu cẩn thận, ít khi tính toán hay cân nhắc kỹ càng. Bởi dù một dòng sông hẹp, bạn cũng không thể biết được là nó sâu đến đâu, có xoáy nước nguy hiểm không...
Còn nếu bạn đi loanh quanh tìm cách băng qua sông, bạn là người suy nghĩ kỹ, xem xét nhiều tùy chọn trước khi bắt tay vào hành động. Như vậy có thể mất nhiều thì giờ hơn nhưng cũng đỡ rủi ro hơn nhiều.
Khi con trẻ khủng hoảng để... lớn: Đừng "dựng rào" cản con trưởng thành Nhiều phụ huynh đau đầu khi con thường xuyên làm trái ý, "bỏ ngoài tai" mọi lời khuyên của cha mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ thường có ba giai đoạn dễ "nổi loạn". Cha mẹ cần kiềm chế cơn giận khi trẻ "cứng đầu". Ảnh minh họa. Khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn, trẻ bắt đầu...