Ngộ độc gan cấp do thuốc hạ sốt, dùng thế nào cho an toàn?
Paracetamol là loại thuốc rất phổ biến. Thuốc được sử dụng để hạ sốt, giảm đau ở cả trẻ em và người lớn nhưng thuốc có thể gây độc gan cấp tính.
1. Thuốc paracetamol được đưa vào sử dụng như thế nào?
Paracetamol (hay acetaminophen) được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Joseph von Mering. Vào những năm 1950, paracetamol được sử dụng thương mại ở Hoa Kỳ và sau đó là ở các nơi khác trên thế giới. Kể từ khi xuất hiện, paracetamol được cho là loại thuốc đáng tin cậy nhất để hạ sốt, giảm đau ở cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn. Hiện paracetamol vẫn là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.
Một lý do quan trọng khác khiến paracetamol trở thành một loại thuốc đáng tin cậy là nó không ảnh hưởng đến dạ dày, niêm mạc ruột và tương đối an toàn khi sử dụng. Những người không dung nạp thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vẫn có thể dùng paracetamol.
Paracetamol là loại thuốc hạ sốt được sử dụng rất phổ biến.
2. Paracetamol có thể gây độc cho gan khi sử dụng quá liều
Paracetamol được sử dụng để làm giảm đau đầu, đau do kinh nguyệt, đau răng, đau lan tỏa do đau lưng, viêm xương khớp, đau do cảm lạnh hoặc cúm và sốt. Nhưng điểm bất lợi của paracetmol là có phạm vi an toàn hẹp hơn, so với các thuốc hạ sốt, giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen và naproxen.
Video đang HOT
Cơ thể phân hủy hầu hết paracetamol ở liều lượng bình thường và đào thải qua nước tiểu, nhưng thuốc được chuyển hóa thành sản phẩm phụ gây độc cho gan. Nếu dùng quá nhiều – cùng một lúc hoặc trong nhiều ngày – lượng độc tố tích tụ có thể nhiều hơn mức cơ thể có thể xử lý, sẽ gây độc. Do đó, uống quá nhiều có thể gây tổn thương gan, đôi khi dẫn đến ghép gan hoặc tử vong.
Các thuốc NSAID cũng có thể gây tác dụng phụ, nhưng cần dùng liều lớn hơn nhiều mới đạt đến mức quá liều nguy hiểm.
Paracetamol có nhiều tên thương mại khác nhau và cũng có mặt trong các sản phẩm phối hợp trị cảm cúm, cảm lạnh… Do đó, nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.
Nhiều người khi dùng liều đầu tiên chưa thấy giảm đau và/hoặc hạ sốt đã vội vàng dùng liều kế tiếp hoặc tăng liều… dẫn đến quá liều thuốc, gây hại cho gan.
Nhiều người vô tình dùng nhiều sản phẩm có chứa paracetamol cùng lúc mà không biết, dẫn đến quá liều, gây độc.
3. Giới hạn an toàn khi dùng paracetamol
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ sử dụng paracetamol cho trẻ em khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Liều dùng paracetamol phổ biến nhất là 500 – 650 mg/lần. Trẻ em dùng theo cân nặng (10-15mg/kg cân nặng). Đối với trẻ nhỏ, dùng paracetamol dạng lỏng.
Người lớn không nên dùng quá 1.000 mg paracetamol trong một liều duy nhất và không quá 4.000 mg mỗi ngày. Mỗi liều uống nên cách 4 – 6 giờ.
Paracetamol dạng lỏng có nhiều nồng độ khác nhau nên rất quan trọng cần phải kiểm tra, để đảm bảo rằng liều lượng không dùng vượt quá mức cần thiết.
Đối với người có vấn đề về gan, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, và có thể cần phải giảm liều.
Cô gái 19 tuổi ở Phú Thọ nhập viện cấp cứu sau khi uống thuốc hạ sốt do em trai pha
Sau 8 tiếng uống nhầm 9 viên thuốc hạ sốt paracetamol, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt, được đưa đi cấp cứu.
Ngày 13/8, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, vừa qua, đơn vị này đã cấp cứu cho một trường hợp uống quá liều thuốc hạ sốt paracetamol.
Theo đó, tối 11/8, bệnh nhân nữ, 19 tuổi được người nhà đưa đến viện trong tình trạng mệt lả, đau đầu, chóng mặt sau khi uống 9 viên paracetamol loại 500mg.
Qua khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân bị covid-19. Khoảng 12 giờ trưa cùng ngày, bệnh nhân lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt.
Do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay chị, bé trai đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa chị uống.
Bệnh nhân nhập viện do uống 9 viên thuốc hạ sốt. Ảnh minh họa
Sau 8 tiếng uống thuốc, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt nên được đưa đi cấp cứu. Do vượt quá thời gian nên việc rửa dạ dày không còn tác dụng. Các bác sĩ dùng thuốc giải độc và thải trừ paracetamol, theo dõi sát các triệu chứng.
Sau 2 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.
ThS.BS nội trú Nguyễn Thanh Thủy - người trực tiếp điều trị bệnh nhân cho biết, Paracetamol có tên khác là Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều trong cộng đồng, loại thuốc này thường có tại các gia đình.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy thận, rối loạn chức năng đông máu, nặng hơn có thể gây suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong.
Vì vậy, để dự phòng ngộ độc paracetamol, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ; không dùng kết hợp các loại thuốc có cùng thành phần paracetamol.
Bên cạnh đó, các loại thuốc cần để xa tầm tay trẻ em và không nhờ trẻ em lấy, pha thuốc để tránh sử dụng nhầm loại thuốc hoặc liều dùng thuốc, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Những sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc phải Sai lầm khi giải rượu dễ gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh. (Ảnh minh họa) Theo bác sĩ Lý Gia Cường, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, say rượu là trạng thái sinh lý gây...