Nghiên cứu: Virus corona chủng mới có thể tiêu diệt tế bào miễn dịch, trong khi virus SARS không thể
Virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch của cơ thể người, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thượng Hải và New York.
Virus corona chủng mới (SARS- CoV-2) gây ra bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch của cơ thể người, Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) trích dẫn lời cảnh báo của các nhà khoa học đến tại Thượng Hải và New York.
Phát hiện bất ngờ này của các nhà nghiên cứu Thượng Hải và New York trùng hợp với kết luận từng được các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 rút ra sau khi quan sát và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh. Theo đó, các bác sĩ và các nhà khoa học cho rằng COVID-19 có thể tân công hệ miễn dịch của con người và gây ra những tổn thương tương tự như đối với bệnh nhân nhiễm HIV.
Hai nhà khoa học Lu Lu từ trường Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, và Jang Shibo từ Trung tâm Huyết học New York, đã hợp tác trong nghiên cứu nuôi cấy virus SARS-CoV-2 trên tế bào lympho T trong phòng thí nghiệm.
Tế bào lympho T (tế bào T) có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và loại bỏ những “kẻ xâm nhập” vào cơ thể người, thông qua cơ chế bơm chất độc vào tế bào bị virus tấn công, sau đó tiêu diệt cả virus lẫn tế bào nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể tấn công cả tế bào lympho T trong thí nghiệm của họ, nhờ cấu trúc độc nhất trong loại gai protein của SARS-CoV-2. Cấu trúc này dường như đã tạo ra một màng bọc cho SARS-CoV-2, bảo vệ chúng trước tế bào lympho T.
Sau đó, gene của virus thâm nhập vào tế bào T và chiếm tế bào này, làm mất khả năng bảo vệ cơ thể người của tế bào T.
Trong khi đó, thí nghiệm tương tự với virus SARS cho thấy loại virus này không có khả năng tấn công tế bào T.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do virus SARS không có khả năng tạo ra màng bảo vệ giống SARS-CoV-2, mà chỉ có thể tấn công các tế bào thụ thể mang protein ACE2 – loại protein có rất ít trong tế bào T.
Các nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ gợi ý cho những ý tưởng mới về cơ chế gây bệnh và biện pháp can thiệp điều trị, các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Cellular & Element Immunology vừa được xuất bản tuần trước.
Video đang HOT
Ảnh minh họa quá trình tế bào T tấn công các tế bào có hại. Nguồn: Shutterstock
Điểm giống và khác nhau giữa virus SARS-CoV-2 và virus HIV
Một bác sĩ công tác tại bệnh viện công và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Kinh cho biết phát kiến mới của các nhà khoa học đã một lần nữa chứng minh cho những quan ngại của giới chuyên môn về việc virus SARS-CoV-2 có cơ chế tấn công hệ miễn dịch của cơ thể người giống như virus HIV.
“Ngày càng có nhiều người so sánh mó với HIV”, vị bác sĩ này cho biết.
Hồi tháng 2 vừa qua, nhà nghiên cứu Chen Yongwen và các đồng nghiệp tại Viện Miễn dịch học của Quân đội Trung Quốc đã công bố một bản báo cáo lâm sàng, trong đó cảnh báo rằng số lượng tế bào T trong cơ thể bệnh nhân COVID-19 có thể giảm đáng kể, đặc biệt ở các đối tượng người cao tuổi và những người được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực (ICU). Số lượng tế bào T càng thấp, thì bệnh nhân càng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Sau đó, kết quả khám nghiệm hơn 20 bệnh nhân đã chứng minh rằng quan sát này là đúng. Hệ miễn dịch của những người này đã gần như bị phá hủy hoàn toàn, theo các thông tin được truyền thông Trung Quốc đại lục đăng tải.
Các bác sĩ đã chứng kiến quy trình khám nghiệm cho biết những tổn thương do SARS-CoV-2 gây ra trong nội tạng của các bệnh nhân trên giống với những điều họ đã thấy ở bệnh nhân nhiễm SARS và AIDS.
Trong khi đó, loại gene tạo ra màng bọc của Sars-CoV-2 không được tìm thấy trong các chủng virus corona khác.
Tuy nhiên, một số virus nguy hiểm khác như HIV và Ebola lại có chuỗi gene tương tự, khiến nhiều nhà khoa học cho rằng virus Sars-CoV-2 có thể đã âm thầm tồn tại và lây nhiễm trong xã hội loài người từ lâu trước khi trở thành đại dịch.
Mặc dù vậy, theo nghiên cứu mới nói trên, vẫn có điểm khác biệt lớn giữa virus Sars-CoV-2 và virus HIV, đó là virus HIV có thể nhân lên trong tế bào T, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy Sars-CoV-2 có thể làm điều đó.
Hai nhà khoa học Lu và Jiang cho rằng có thể Sars-CoV-2 đã bị tiêu diệt cùng tế bào T sau khi xâm nhập tế bào này.
Hồng Anh
Phát hiện mới về đặc điểm khiến virus corona chủng mới "sinh sôi" nhanh và dễ lây lan hơn virus SARS
Một nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của bệnh nhân, theo SCMP.
Ảnh minh họa
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin, mới đây một nhóm các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một nơi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) "sinh sôi" rất nhanh trong cơ thể người, khiến chúng có thể lây lan dễ dàng hơn virus SARS (gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng).
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature hôm 1/4, do nhóm các nhà khoa học từ Berlin, Munich (Đức) và Cambridge (Anh) đồng thực hiện, virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của người nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều trị lâm sàng của một nhóm gồm 9 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại một bệnh viện ở Munich, trong nhóm này có cả người trẻ lẫn người trung niên, theo SCMP.
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng virus SARS-CoV-2 có thể dễ dàng lây lan qua các giọt bắn và cho rằng đây là phương thức lây nhiễm chính, cần được coi là trọng tâm của các biện pháp phòng dịch.
Theo đó, các mẫu gạc họng được lấy trong tuần đầu tiên bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng đều cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, gạc họng lấy từ các bệnh nhân nhiễm SARS trong cùng thời điểm chỉ cho ra kết quả 40% dương tính với loại virus này.
"Mật độ virus được tìm thấy [trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm SARS và COVID-19] cũng có khác biệt đáng kể", theo nhóm nghiên cứu này. Cụ thể: "Đối với các bệnh nhân COVID-19 tham gia nghiên cứu, mật độ virus đạt mức cực đại trước ngày thứ 5, cao gấp 1.000 lần so với con số đo được trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân SARS."
"Ngoài ra, việc phân lập thành công virus SARS-CoV-2 từ gạc họng cũng là một khác biệt rất lớn so với virus SARS - tỉ lệ thành công khi phân lập virus SARS từ gạc họng của bệnh nhân là rất thấp", nhóm chuyên gia Đức cho biết .
Kết quả nghiên cứu trên được công bố chỉ vài ngày trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận rằng việc sử dụng khẩu trang đại trà là phương pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 từ người sang người.
Giống như virus SARS, chủng virus gây bệnh COVID-19 cũng có hệ thống gai protein giúp chúng hợp nhất với thụ thể ACE2 ở tế bào người và sau đó xâm nhập vào các mô. Loại thụ thể này tập trung nhiều trong các cơ quan hô hấp dưới (như phổi), khiến nhiều bệnh nhân nhiễm SARS và COVID-19 bị tổn thương ở phổi.
Tuy nhiên, điểm vượt trội của virus SARS-CoV-2 so với virus SARS nằm ở gai protein có khả năng hợp nhất dễ dàng hơn với tế bào người, theo nhiều nghiên cứu đã được công bố trước đó, bao gồm một nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại hộc Phúc Đán, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Nhóm nhà khoa học Đức cho rằng đặc điểm này đã lí giải nguyên nhân virus SARS-CoV-2 tập trung với mật độ cao trong đường hô hấp trên, dù bộ phận này có ít thụ thể ACE2 hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này cũng đã phát hiện những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 không chỉ nhân số lượng trong phổi hay hệ tiêu hóa giống virus SARS, mà còn ở trong cổ họng của bệnh nhân.
Đặc điểm này khiến virus SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn nhiều so với virus SARS, bởi nó có thể sinh sôi nhanh chóng ở đường hô hấp trên và lây nhiễm thông qua các giọt bắn ngay từ những ngày đầu bệnh nhân nhiễm virus, nghiên cứu kết luận.
Hồng Anh
Vì sao virus corona mạnh lên tới 1.000 lần khi ở trong cơ thể người? Theo các nhà khoa học, virus corona chủng mới (Covid-19) có đột biến giống HIV và có khả năng mạnh lên tới 1.000 lần (so với SARS) khi trong cơ thể người. Theo thông tin trên tờ South China Morning Post, Giáo sư Ruan Jishou và nhóm cộng sự của ông tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân (Trung Quốc) vừa có...