‘Nghiên cứu Quái vật’ hủy hoại 22 đứa trẻ mồ côi
“ Nghiên cứu Monster” về tật nói lắp được thí nghiệm trên những đứa trẻ mồ côi, kết quả khiến chúng sợ hãi, thu mình, suy giảm khả năng phát âm.
Nghiên cứu Monster (Quái vật) là một thí nghiệm về khả năng ngôn ngữ với 22 trẻ mồ côi ở Davenport, Iowa vào năm 1939. Thí nghiệm được tiến hành bởi tiến sĩ Wendell Johnson tại Đại học Iowa, Mỹ. Ông là một nhà nghiên cứu các bệnh về lời nói và bản thân ông cũng mắc chứng nói lắp.
Nghiên cứu lấy cảm hứng từ chính cuộc sống của ông. Thời thơ ấu, Wendell vẫn nói bình thường cho đến khi khoảng 5-6 tuổi, một giáo viên nói với bố mẹ rằng ông bắt đầu nói lắp. Từ đó, Wendell phải trị liệu bằng các phương pháp khác nhau. Bác sĩ đã cho ông uống giả dược, phải đến gặp một bác sĩ chỉnh hình.
16 tuổi, khả năng nói của Wendell càng trở nên tồi tệ hơn, phải đến một ngôi trường cho trẻ nói lắp. Ông ở lại trường 3 tháng cũng không giúp ích gì cả. Wendell luôn bị ám ảnh bởi khả năng nói của mình và dần điều này trở thành động lực thúc đẩy suốt phần đời sự nghiệp còn lại.
Tiến sĩ Wendell Johnson từng bị ám ảnh về tật nói lắp của mình.
Những nghiên cứu của ông nhìn vào bản chất cơ bản của việc nói lắp, làm thế nào nó hoạt động và thực sự nó là gì. Có nhiều giả thiết cho rằng nói lắp là do di truyền, nhưng ông muốn chứng minh nói lắp là một hành vi học được. Để chứng minh lý thuyết của mình, ông tiến hành một thí nghiệm gọi là Nghiên cứu Quái vật. Trong suốt cuộc thí nghiệm, Wendell được hỗ trợ bởi nữ sinh viên Mary Tud. Cô là người trực tiếp tương tác với trẻ.
Video đang HOT
Nghiên cứu đã chọn 22 đứa trẻ mồ côi để tham gia thí nghiệm. Chúng hoàn toàn không biết mục đích của nghiên cứu là gì, chỉ biết rằng mình sẽ được trị liệu lời nói. Trong số này có 10 trẻ bị nói lắp và 12 trẻ nói bình thường. Sau đó mỗi nhóm lại được chia thành 2 nhóm nhỏ: một nhóm được nói rằng chúng có vấn đề về nói lắp và một nhóm thì được nói rằng lời nói của chúng hoàn toàn ổn, không có vấn đề gì. Như vậy có tổng cộng 4 nhóm.
Chuyến thăm đầu tiên của mình, Mary thử nghiệm IQ của mỗi đứa trẻ và xem chúng thuận tay nào. Cô đã kiểm tra bàn tay thuận bởi vì một trong những lý thuyết về nói lắp cho thấy rằng đó là do mất cân bằng não. Nếu bạn sinh ra thuận tay trái nhưng sử dụng tay phải, điều đó sẽ khiến các xung động thần kinh của bạn bị sai lệch và lời nói của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hầu hết trẻ em đều thuận tay phải, một số ít thuận tay trái, nhưng không có mối tương quan giữa sự thuận tay và lời nói.
22 đứa trẻ mồ côi được đem ra thí nghiệm.
Nghiên cứu kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1939. Mary định kỳ lái xe đến trại trẻ mồ côi và nói chuyện với mỗi đứa trẻ trong khoảng 45 phút theo kịch bản. Đối với nhóm bị nói lắp, cô khích lệ và nói rằng chúng chẳng có vấn đề gì về phát âm cả. Đối với nhóm bình thường, cô lại nói rằng phát âm của chúng thật tệ và chúng bị nói lắp.
Kết thúc của thí nghiệm cuối cùng lại không diễn ra như mong đợi. Hai trong số 6 đứa trẻ ở nhóm bình thường bị gán cho là nói lắp lại bắt đầu có tật nói lắp thực sự. Trong 6 trẻ bị nói lắp được khích lệ rằng chúng không có vấn đề gì thì có 2 trẻ thậm chí bị suy giảm về khả năng phát âm lời nói.
Thí nghiệm kéo dài nhiều tháng đã có tác động lớn kể cả đối với những trẻ không gặp khó khăn về lời nói trước đấy, khiến một số trẻ cảm thấy sợ hãi và thu mình. Năm 2007, một nửa trong số trẻ đã tham gia thí nghiệm này đã được tiểu bang Iowa trả một khoản bồi thường lớn cho những gì họ đã phải chịu đựng.
Sau khi các nhà thí nghiệm nhận ra thiệt hại, họ đã cố gắng sửa nó. Wendell quay lại thăm những đứa trẻ này một vài lần sau khi nghiên cứu kết thúc, cung cấp một số dịch vụ chăm sóc sau nghiên cứu cho chúng.
Nguyễn Phương
Theo H istory/VNE
Phụ nữ có vòng eo trên 88 cm có nguy cơ chết sớm cao hơn
Những phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên có vòng eo lớn hơn 88 cm có nguy cơ chết sớm cao hơn 30%. Họ vẫn sẽ đối mặt nguy cơ này ngay cả khi chỉ số khối cơ thể (BMI) đang ở ngưỡng khỏe mạnh.
Shutterstock
Kết luận được rút ra từ một nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Iowa (Mỹ). Những gì họ phát hiện đã làm tăng thêm những nghi ngờ về BMI, chỉ số được xem là thước đo tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cân nặng con người, theo Daily Mail.
Nghiên cứu được thực hiện trên 157.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 50 đến 79. Các số liệu được thu thập từ 1993 đến 2017. Những kết quả cho thấy phụ nữ có chỉ số BMI bình thường, tức từ mức 17,5 đến 25, nhưng có vòng eo lớn hơn 88 cm sẽ có khả năng chết sớm cao hơn.
Cụ thể, nguy cơ chết sớm của họ sẽ cao hơn 31% so với những người cũng có chỉ số BMI khỏe mạnh nhưng vòng eo dưới 88 cm. Những căn bệnh khiến họ chết sớm khá đa dạng từ tim mạch, các loại ung thư đến béo phì, theo Daily Mail.
Các chuyên gia tin rằng chỉ số BMI chỉ đo lường sức khỏe cân nặng trong mối quan hệ tương quan với chiều cao. Do đó, một trong những hạn chế lớn nhất của BMI là không đánh giá tỷ lệ cơ và mỡ.
Chẳng hạn, nếu 2 người có cùng chiều cao và chỉ số BMI như nhau thì cũng không có nghĩa là họ khỏe mạnh như nhau. Nếu 2 người cùng chỉ số BMI thì người có nhiều cơ, ít mỡ sẽ khỏe mạnh hơn người ít cơ, nhiều mỡ.
BMI cũng không thông báo cho các bác sĩ biết tỷ lệ mỡ thừa của bệnh nhân, đặc biệt là mỡ bụng. Mỡ bụng rất nguy hiểm vì nó tích tụ quanh các cơ quan nội tạng quan trọng ở ổ bụng.
Các thống kê ở Mỹ cho thấy trong vòng 16 năm, từ 1999 đến 2015, phụ nữ nước này tăng vòng eo trung bình gần 6 cm, từ gần 92 cm lên 98 cm, theo Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Mỹ (NCHS).
Theo thanhnien
Thấy con ngồi dáng chữ W, ông bố MC ngay lập tức điều chỉnh và cảnh báo các bố mẹ về hậu quả khôn lường sẽ xảy đến Ban đầu tưởng con ngồi bình thường, thoải mái là được, nhưng rồi khi tìm hiểu kỹ hơn, ba Ninh Ninh đã thấy thật sự lo lắng trước những hậu quả khôn lường từ dáng ngồi chữ W. Hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ đòi hỏi bố mẹ phải luôn sát sao theo dõi để phát hiện ra những sự việc bất...