Nghiên cứu nói COVID-19 có ở Mỹ từ tháng 12-2019, Trung Quốc lên tiếng ngay
Theo một nghiên cứu mới, ít nhất 7 người ở 5 bang của Mỹ dương tính với virus SARS-CoV-2 từ vài tuần trước khi Mỹ chính thức ghi nhận ca nhiễm đầu tiên. Trung Quốc đã bình luận về thông tin này tại họp báo ngày 16-6.
Nhân viên lấy máu từ đầu ngón tay trong một xét nghiệm kháng thể COVID-19 – Ảnh: AFP
Hãng tin AFP cho biết một nghiên cứu xét nghiệm kháng thể mới được công bố ngày 15-6 cung cấp bằng chứng cho thấy COVID-19 đã xuất hiện tại Mỹ ít nhất từ tháng 12-2019, tức vài tuần trước khi Mỹ chính thức công bố ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 21-1-2020.
Cụ thể, Viện Y tế quốc gia Mỹ phân tích khoảng 24.000 mẫu máu được các tình nguyện viên trên khắp nước Mỹ cung cấp từ ngày 2-1-2020 đến 18-3-2020.
Các nhà khoa học phát hiện kháng thể chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 thông qua 2 xét nghiệm huyết thanh khác nhau ở mẫu máu của một số bệnh nhân.
Đáng chú ý, những trường hợp xét nghiệm trong nghiên cứu này đều ở các khu vực bên ngoài điểm nóng thành phố Seattle (bang Washington) và thành phố New York (thuộc bang cùng tên), vốn được xem nằm trong số những nơi đầu tiên mà COVID-19 xâm nhập vào Mỹ.
Video đang HOT
Các mẫu được lấy từ bang Illinois, Massachusetts, Mississippi, Pennsylvania và Wisconsin.
Hãng tin Reuters dẫn kết quả nghiên cứu cho biết ít nhất 7 người từ 5 bang này đã dương tính với kháng thể chống virus SARS-CoV-2. Có 3 mẫu từ Illinois, 4 mẫu đến từ 4 bang còn lại.
Các mẫu xét nghiệm dương tính đầu tiên là người ở bang Illinois và Massachusetts, được xác định lần lượt vào ngày 7-1-2020 và 8-1-2020. Điều này cho thấy có thể COVID-19 đã xuất hiện ở hai bang này từ cuối tháng 12-2019.
“Xét nghiệm kháng thể đối với các mẫu máu giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở Mỹ trong những ngày đầu của đại dịch, khi mà việc xét nghiệm lúc đó bị hạn chế” – bà Keri Althoff, phó giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Johns Hopkins và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên một cuộc điều tra tương tự mà Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố hồi tháng 11 năm ngoái, vốn đưa ra kết luận tương tự.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Clinical Infectious Diseases .
Tại cuộc họp báo ngày 16-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên lên tiếng về nghiên cứu trên, trong bối cảnh dư luận đang đổ dồn sự chú ý vào Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc liên quan nguồn gốc COVID-19.
“Điều này một lần nữa chứng minh việc truy tìm nguồn gốc COVID-19 là một vấn đề khoa học phức tạp, liên quan tới nhiều nơi và nhiều quốc gia” – ông Triệu nói.
Ông Triệu nói rằng từ đầu khi xuất hiện đại dịch, “truyền thông và chuyên gia y tế nhiều quốc gia chỉ ra dịch đã bùng phát ở nhiều nơi trên toàn cầu”, gồm nghiên cứu cho thấy dịch thậm chí xuất hiện ở châu Âu vào tháng 11-2019.
Ông Triệu kêu gọi các nước hợp tác truy tìm nguồn gốc COVID-19 với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giống như Trung Quốc.
Anh giúp Mỹ điều tra giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Tình báo Anh đang hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, trong đó có giả thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, theo báo Anh.
Tờ Telegraph hôm 30/5 cho biết giới chức tình báo Anh đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc nCoV, sau khi xuất hiện giả thuyết cho rằng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Nguồn tin cấp cao giấu tên trong chính phủ Anh tiết lộ tình báo nước này đang hợp tác với cuộc điều tra mới của Mỹ nhằm xác định sự thực xoay quanh nguồn gốc đại dịch.
"Chúng tôi đang đóng góp những dữ liệu sẵn có về Vũ Hán, cũng như đề nghị giúp đỡ Mỹ trong quá trình xác thực và phân tích thông tin tình báo họ thu được. Điều cần thiết hiện nay là dữ liệu từ những nguồn đáng tin cậy, vốn rất khó thu thập, thay vì các phân tích mang tính nhận định", nguồn tin cho hay.
Xe chở nhóm chuyên gia WHO đến điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán hôm 14/1. Ảnh: Reuters .
Anh vẫn duy trì quan điểm rằng giả thuyết "nCoV lọt từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán" là không thể bỏ qua. Cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 Richard Dearlove hôm 28/5 cho rằng tình hình hiện nay đang trở thành "vấn đề tình báo", khi lực lượng an ninh Anh có thế phải "khuyến khích những người Trung Quốc bỏ trốn tiết lộ thông tin" trong trường hợp Bắc Kinh từ chối điều tra giả thuyết trên.
Tờ Wall Street Journal hôm 23/5 dẫn thông tin chưa được công bố trong báo cáo tình báo của Mỹ cho thấy ba chuyên gia Viện Virus học ở thành phố Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát cuối năm 2019, đã nhập viện điều trị vì các triệu chứng tương tự cả Covid-19 và bệnh cúm mùa. Trung Quốc bác thông tin này, tố Mỹ thổi phồng thuyết âm mưu về nguồn gốc dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó lệnh cho các cơ quan tình báo báo cáo với ông trong vòng ba tháng về việc nCoV có nguồn gốc từ động vật hay từ sự cố phòng thí nghiệm. Điều này khiến giới khoa học đang xem xét lại những câu hỏi về nguồn gốc nCoV, bao gồm cả những giả thuyết từng bị bác bỏ.
Viện Virus học Vũ Hán (WIV), cơ sở nghiên cứu SARS hàng đầu của Trung Quốc, nằm không xa chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là xảy ra tình trạng virus lây từ động vật sang người vào đầu đại dịch. Đây cũng là nơi ghi nhận sự kiện siêu lây nhiễm đầu tiên trong đại dịch Covid-19.
Khoảng cách gần giữa phòng thí nghiệm của WIV và chợ Hoa Nam đã gây ra nhiều ngờ vực về nguồn gốc nCoV, còn gọi là SARS-CoV-2. Trung Quốc đến nay chưa nhận diện được loài động vật mang chủng virus này, đồng thời từ chối điều tra toàn diện về kịch bản nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 1 cử nhóm chuyên gia quốc tế đến Vũ Hán để tìm hiểu nguồn gốc Covid-19. Tuy nhiên, nhóm không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc đại dịch, mà chỉ xếp hạng một số giả thuyết theo mức độ tin tưởng của họ. Báo cáo cho biết virus truyền từ dơi sang người thông qua động vật trung gian là kịch bản có thể xảy ra nhất, trong khi giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Bất chấp thông báo của Biden và những thông tin trên truyền thông Mỹ, gần như chưa có thay đổi nào trong những bằng chứng ủng hộ kịch bản nCoV phát tán từ phòng thí nghiệm của WIV.
Giả thuyết phòng thí nghiệm xuất hiện từ thời cựu tổng thống Donald Trump, nhưng quan điểm thù địch của chính quyền Trump với Bắc Kinh khiến nó không đáng tin cậy. Thái độ mềm mỏng hơn của chính quyền Biden và kết quả điều tra ít đột phá của WHO khiến một phần giới khoa học cho rằng cần xem xét kỹ hơn về giả thuyết này.
Ngoại giao chiến hạm - thông điệp NATO gửi tới Trung Quốc Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã góp mặt trong cuộc tập trận của NATO tại Địa Trung Hải vào tuần cuối tháng 5. Tiếp đó, HMS Queen Elizabeth sẽ có hải trình kéo dài 8 tháng, bao gồm việc di chuyển qua Biển Đông. Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định đây là thông điệp "nhắc nhở" Trung Quốc. Chiến...