Nghiên cứu: Mũi tăng cường của Pfizer có thể tăng kháng thể gấp 45 lần
Một nghiên cứu do một bệnh viện Nhật Bản tiến hành cho thấy mũi tăng cường của vaccine Covid-19 Pfizer có thể tăng lượng kháng thể gấp 45 lần so với trước khi tiêm.
Một người được tiêm vaccine Covid-19 ở Nhật Bản (Ảnh: Reuters).
Nikkei đưa tin, một phân tích do bệnh viện quốc gia thành phố Hakodate của Nhật Bản cho biết, mũi thứ 3 của vaccine Covid-19 Pfizer có thể làm tăng kháng thể chống SARS-CoV-2 lên gấp 45 lần so với mức trước khi được tiêm.
Cụ thể, bệnh viện trên đã đo lượng kháng thể trong máu 300 nhân viên y tế được tiêm mũi tăng cường vào tháng 12, khoảng 9 tháng sau khi họ được tiêm mũi thứ 2. Mức độ kháng thể trung bình đo được 2 tuần sau mũi tăng cường là 23.544 đơn vị mỗi mililit, so với con số 515 trước đó.
Video đang HOT
“Chúng tôi có thể xác nhận là tiêm mũi thứ 3 đã làm gia tăng lượng kháng thể, vì vậy chúng tôi muốn khuyến khích mọi người hãy nhanh chóng đi tiêm”, thành viên trong ban lãnh đạo bệnh viện Nozomu Iwashiro cho biết.
Kháng thể chống lại SARS-CoV-2 giảm dần theo thời gian sau khi một người được tiêm chủng. Hồi tháng 8, tức 5 tháng sau mũi 2, lượng kháng thể trung bình của các nhân viên bệnh viện ở mức 721 đơn vị trên mỗi mililit.
Bệnh viện cũng đã nghiên cứu 308 người về 7 tác dụng phụ xảy ra do tiêm mũi tăng cường, ví dụ như đau tại chỗ tiêm. Khoảng 6% đến 25% số người được hỏi cho biết họ có các tác dụng phụ rõ rệt hơn so với sau khi tiêm mũi thứ hai.
Hiện thời, để ngăn ngừa làn sóng ca bệnh lây lan, nhiều quốc gia đã bắt đầu chương trình tiêm mũi thứ 3 tăng cường để gia tăng kháng thể chặn mầm bệnh. Thậm chí, Israel hiện đã bắt đầu chương trình tiêm mũi thứ 4.
Hàn Quốc đặt mua 70.000 liệu trình thuốc trị Covid-19 của Pfizer
Hàn Quốc đồng ý đặt mua trước 70.000 liệu trình thuốc Covid-19 do Pfizer phát triển, dù sản phẩm đang được thử nghiệm và chưa được phê duyệt.
Thông báo về hợp đồng đặt mua này được Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đưa ra hôm nay, nhưng không đề cập đến giá trị của thỏa thuận. Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ khoản ngân sách 36,2 tỷ won (khoảng 30,63 triệu USD) để đặt mua sớm các loại thuốc trị Covid-19.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã ký hợp đồng mua 200.000 liệu trình thuốc viên molnupiravir của hãng dược phẩm Merck. Hàn Quốc dự tính mua thêm 134.000 liệu trình thuốc viên điều trị Covid-19 cho hệ thống y tế quốc gia, nhưng chưa quyết định đặt mua từ hãng nào.
Logo của Pfizer và thuốc của hãng được chụp ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
Giới chức Hàn Quốc hồi tháng 10 xác nhận đang đàm phán với Roche Holding AG, hãng dược Thụy Sĩ đang phát triển một loại thuốc điều trị Covid-19 dạng viên uống dễ sử dụng.
Pfizer ngày 5/11 thông báo kết quả phân tích sơ bộ cho thấy thuốc Paxlovid do hãng phát triển có thể giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở người có nguy cơ bệnh nặng sau khi nhiễm nCoV. Thuốc phát huy hiệu lực tốt nếu dùng trong vòng ba ngày tính từ thời điểm người bệnh có triệu chứng.
Hãng dược Mỹ đang nộp đơn xin Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng thuốc, cũng như đàm phán bán Paxlovid với 90 nước.
Anh là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt thuốc molnupiravir của Merck. London cũng đặt mua từ hai hãng dược Mỹ tổng cộng 730.000 liệu trình, trong đó có 250.000 liệu trình thuốc viên Pfizer trong diện thử nghiệm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/11 cũng xác nhận nước này đặt mua hàng triệu liều thuốc trị Covid-19 của Pfizer. Paxlovid dự kiến có mức giá tương đương molnupiravir.
Mỹ thúc đẩy các nỗ lực hướng tới mục tiêu công bằng vaccine Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 5/11 thông báo ông sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào tuần tới với các nhà lãnh đạo ngoại giao các nước nhằm thảo luận về đại dịch COVID-19 và thu hẹp bất bình đẳng toàn cầu trong tiếp cận vaccine. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho em bé...