Nghiên cứu khoa học: “Sân chơi” lý tưởng của sinh viên ĐH Kiểm sát Hà Nội
Dưới sự tổ chức của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, sinh viên các trường đào tạo ngành Luật trên địa bàn TP Hà Nội đã viết bài và trình bày tham luận tại Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học liên trường về chủ đề ” Quyền nhân thân liên quan đến các giá trị tinh thần của con người”.
Toàn cảnh hội thảo.
Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Kiểm sát Hà Nội vừa tổ chức buổi Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học liên trường về chủ đề ” Quyền nhân thân liên quan đến các giá trị tinh thần của con người”.
Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 và ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Đoàn Thanh niên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Sinh viên các cơ sở đào tạo Luật tham gia trình bày tham luận, tranh luận tại hội thảo.
Hội thảo có sự tham gia của cô Đàm Thị Diễm Hạnh – Trưởng khoa Pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự (Chủ trì hội thảo), TS Đinh Hoàng Quang – Bí thư Đoàn thanh niên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, thầy Trần Sỹ Dương – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên, cô Hoàng Thị Bích Ngọc – Uỷ viên BCH Đoàn trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Đại uý Lê Quỳnh Mai – giảng viên Học viện An ninh nhân dân, thượng uý Lê Minh Phương – thường vụ Đoàn thanh niên Học viện An ninh nhân dân.
Video đang HOT
Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia viết bài và trình bày tham luận của sinh viên các trường đào tạo luật trên địa bàn TP Hà Nội như Đại học Luật Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Toà án, Học viện Ngoại giao, Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Hội thảo là chương trình nghiên cứu khoa học đầu tiên mà sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đứng ra làm đầu mối tổ chức dưới sự cố vấn của khoa Pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự.
Đồng thời, đây cũng là chương trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có tính chất “liên trường”, thể hiện sự năng động, sáng tạo của sinh viên câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học.
Đoàn Hoàng Yến – Chủ nhiệm CLB Sinh viên NCKH.
Bạn Đoàn Hoàng Yến – Chủ nhiệm câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trưởng ban tổ chức hội thảo cho biết “Các bạn sinh viên thường quan niệm rằng nghiên cứu khoa học là một điều gì đó rất vĩ mô và khó khăn mà không biết rằng thực ra việc nghiên cứu bắt nguồn từ những việc rất nhỏ như viết một tham luận trình bày tại hội thảo.
Chính vì vậy, mình muốn tạo ra một “sân chơi” để giúp các bạn sinh viên hiểu được phần nào về công việc nghiên cứu, rèn luyện tư duy pháp lý, trình bày vấn đề”.
Hội thảo là dịp để sinh viên các trường còn cùng tranh luận để làm rõ những vấn đề bất cập khi thực thi các quyền và đưa ra những giải pháp hoàn thiện.
Xuyên suốt buổi hội thảo, sinh viên tại các cơ sở đào tạo Luật trên địa bàn TP Hà Nội đã trình bày những góc nhìn đa chiều của mình về vấn đề: “Quyền nhân thân liên quan đến các giá trị tinh thần của con người” bằng những tham luận chất lượng như: quyền nhân thân đối với các giá trị tinh thần của con người trong BLDS Việt Nam (thành viên câu lạc bộ Sinh viên NCKH trường Đại học Kiểm sát Hà Nội); quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình ( đại diện trường Đại học Luật Hà Nội); quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong cách mạng công nghệ 4.0 (đại diện trường Học viện Ngoại giao); quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (đại diện Học viện Toà án); cơ chế bảo vệ quyền nhân thân trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay (đại diện Học viện An ninh nhân dân),…
Không chỉ trình bày những góc nhìn đa chiều, sinh viên các trường còn cùng tranh luận để làm rõ những vấn đề bất cập khi thực thi các quyền và đưa ra những giải pháp hoàn thiện. Buổi hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng.
Đánh giá về buổi hội thảo, cô Đàm Thị Diễm Hạnh – trưởng khoa pháp luật dân sự và kiểm sát dân sự nhận định: “Đây là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực cho đoàn viên trong vấn đề nâng cao năng lực nghiên cứu học thuật”.
Còn cô Hoàng Thị Bích Ngọc – uỷ viên BCH Đoàn trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho rằng, chương trình không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh sự liên kết trong cộng đồng khối sinh viên luật”.
Sinh viên học từ hoạt động ngoại khóa
Các sự kiện, hoạt động ngoại khóa có nội dung thiết thực, bổ ích đang ngày càng thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Đông đảo sinh viên tham gia chương trình "Tour thư viện" do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức - T.N
Giúp bản thân tự tin hơn
Sau khi tham gia buổi gặp gỡ, trò chuyện cùng nhà văn Tuệ Nghi với chủ đề "Chuyện của sách" nằm trong chương trình "Tour thư viện" do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức, Nguyễn Thu Hà, sinh viên (SV) ngành tài chính ngân hàng, chia sẻ: "Đây là một trong những sự kiện thú vị do trường tổ chức. Các bạn trường em đã đến rất đông. Những câu chuyện ý nghĩa về sách mà chị Tuệ Nghi, một doanh nhân, nhà văn, chia sẻ đã truyền cảm hứng cho tụi em rất nhiều. Em cảm thấy mình cần phải đọc sách nhiều hơn vì sách giúp chúng ta trả lời được rất nhiều câu hỏi về thế giới và về chính bản thân".
Theo Thu Hà, việc học thông qua những hoạt động ngoại khóa như thế quan trọng không kém việc học chuyên ngành. "Em học được thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, giúp mình tự tin hơn rất nhiều", Thu Hà bày tỏ.
Chia sẻ về các hoạt động ngoại khóa tại trường, thạc sĩ Ngô Thị Xuân, Bí thư Đoàn Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết: "Năm nay là năm thứ 7 trường tổ chức "Tour thư viện", xuất phát từ việc muốn trang bị cho SV không chỉ kiến thức về chuyên ngành mà khơi dậy văn hóa đọc, lan tỏa thói quen đọc. Lúc đầu số lượng tham dự chỉ khoảng hơn 200 SV nhưng những năm gần đây số lượng đăng ký lên tới gần 3.000".
Trong khi đó, tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, thông tin: "Từ năm 2016 đến nay, nhiều hoạt động ngoại khóa được trường duy trì đều đặn như chương trình huấn luyện và trải nghiệm kỹ năng mềm, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phỏng vấn tuyển dụng, giao lưu doanh nghiệp - doanh nhân, tham quan kiến tập doanh nghiệp... kết hợp với các cuộc thi theo từng chủ đề, hoạt động. Nhiều chương trình thu hút sự tham gia của 100% SV".
Thường xuyên thay đổi, cập nhật
Theo ông Nguyễn Huỳnh Minh Phúc, Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, trong mỗi năm học, Đoàn - Hội sinh viên trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo truyền thống hoặc theo nhu cầu của từng giai đoạn. Về nội dung thường tập trung vào các hoạt động, phong trào liên quan đến học tập, nghiên cứu khoa học, tình nguyện, văn nghệ, thể dục thể thao... nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cho SV và giáo dục, định hướng cho các bạn có lối sống đẹp, nâng cao thể chất, văn hóa tinh thần.
Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, cũng thông tin trường luôn làm mới các hoạt động ngoại khóa để thu hút sinh viên, nổi bật như một số hội thảo về viết CV, nghệ thuật trang điểm cho sinh viên, năng lực khởi nghiệp để thành công...
Nhận định về hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa này, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa cho rằng rõ ràng SV có sự thay đổi rất lớn về ý thức, tác phong học tập và quan trọng hơn là nhiều khóa SV tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp, được doanh nghiệp đánh giá cao.
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) ra mắt quỹ hỗ trợ sinh viên Quỹ đồng hành phát triển của trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) vừa ra đời trong dịp kỉ niệm 20 năm thành lập trường với nguồn vốn gần 2,5 tỉ đồng để hỗ trợ người học. Đây là quỹ xã hội, phi lợi nhuận với mục tiêu hỗ trợ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của trường có hoàn...