Nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn
Các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thậm chí có những trường chưa từng tài trợ hay đầu tư gì cho thực hiện các đề tài cấp trường – tương đương gần như không có NCKH.
ảnh minh họa
Giảng viên không hứng thú với NCKH
Theo báo cáo về hệ thống các trường ĐH ngoài công lập của nhóm chuyên gia do bà Phạm Thị Huyền trình bày tại Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập được Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 4/2017 tại TPHCM cho thấy tình trạng nêu trên,
Trong số 60 trường ĐH ngoài công lập, có gần một nửa số trường không tập trung gì tới nghiên cứu khoa học (NCKH), có 51 trường chưa từng thực hiện đề tài nào ở cấp nhà nước; 26 trường chưa từng tài trợ hay đầu tư cho thực hiện các đề tài cấp trường, gần như không có nghiên cứu khoa học, 34 trường không có bài báo nào trong nước.
Một khảo sát về thực trạng kỹ năng NCKH của giảng viên ngoài công lập tại TPHCM do ông Nguyễn Trọng Tuấn (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thực hiện với 120 giảng viên của 3 trường ĐH: Văn Hiến, Hoa Sen, Hồng Bàng vào thời điểm năm 2013 cho thấy có hơn 1/5 mẫu nghiên cứu ở giảng viên ngoài công lập tự đánh giá là không bao giờ NCKH trong 5 năm gần đây.
Chưa đến 50% giảng viên ĐH ngoài công lập chọn mức rất thường xuyên, thường xuyên và thỉnh thoảng NCKH. Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn thì số liệu thống kê này khá phù hợp vì khi thống kê thì trong 120 giảng viên ngoài công lập chỉ có 2 đề tài cấp Bộ, 22 đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài thành phố và tỉnh trong 5 năm trở lại đây.
Cũng theo khảo sát trên thì dù các giảng viên đánh giá khả năng NCKH của họ ở mức độ khá nhưng “hứng thú đối với hoạt động NCKH của giảng viên lại ở mức trung bình” – ông Nguyễn Trọng Tuấn nhấn mạnh.
Kết quả phỏng vấn một số giảng viên ĐH ngoài công lập cho thấy nguyên nhân khiến họ không hứng thú với hoạt động NCKH đều tập trung vào những yếu tố chủ quan như: do dạy nhiều giờ và tham gia các công tác khác.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan như nhận thấy công việc NCKH quá khó khăn và áp lực, nhất là thủ tục hành chính, không được nhà trường khuyến khích, cơ chế tuyển chọn và đánh giá không rõ ràng.
“Đây là những yếu tố khiến họ không tiếp cận một cách thuận lợi với hoạt động NCKH và lâu dần sẽ làm giảm hứng thú NCKH” – ông Tuấn phân tích.
Phải tạo được môi trường NCKH
Trong danh sách 20 trường có công bố ISI nhiều trong năm học 2016 – 2017, Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) là đại diện duy nhất của các trường ĐH ngoài công lập.
Video đang HOT
Trong tổng số 402 bài báo công bố quốc tế của các trường ĐH ngoài công lập năm học 2016 – 2017 thì ĐH Duy Tân đóng góp đến 77%, gấp 3,5 số lần bài báo của các trường ngoài công lập khác cộng lại.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng là trường ĐH ngoài công lập trong 2 năm gần đây tập trung nhiều cho công tác NCKH và công bố quốc tế. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hiện thu hút khá nhiều tiến sĩ trẻ từ nước ngoài về để nghiên cứu. Trong năm 2017, trường đã có gần 70 bài báo ISI/SCOPUS.
Theo TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, trong bối cảnh các trường ĐH ngoài công lập đều là những trường non trẻ, phải tự thân vận động cả về tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ… và cạnh tranh với các trường công lập trong nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường xác định phải tập trung vào công tác NCKH.
“Bắt đầu từ năm 2009, nhà trường xây dựng lại chiến lược phát triển, đánh giá lại đội ngũ, những cán bộ giáo viên chuyên môn hóa NCKH – giảng dạy thì sẽ chủ yếu tập trung vào NCKH, nghiên cứu những công trình ngoài trường, tham gia giảng dạy chỉ đạt định mức tối thiểu, nhóm giảng viên giảng dạy – nghiên cứu thì các công trình nghiên cứu sẽ phục vụ cho việc giảng dạy và ở cấp cơ sở.
Những giảng viên nào không nằm trong hai nhóm này sẽ phải chuyển đổi vị trí công tác. Nếu trong khoảng 2-3 học kỳ liên tục, giảng viên không có sản phẩm NCKH cũng sẽ bị chuyển đổi vị trí” – TS Võ Thanh Hải .
NCKH của các trường ĐH phải được xem là nhiệm vụ bắt buộc thì mới thúc đẩy các giảng viên làm việc, sáng tạo. TS Bạch Long Giang – Trưởng phòng Khoa học công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, “dù một trường ĐH có định phát triển theo hướng nào thì trong đó giảng viên phải có nghĩa vụ NCKH. Nếu chỉ lo đào tạo thì chắc chắn trường đó sẽ khó tồn tại lâu dài”.
Có một thực tế, từ khi Trường ĐH Duy Tân đẩy mạnh hợp tác quốc tế thì công tác NCKH càng được thúc đẩy. Muốn hợp tác quốc tế với các trường ĐH có uy tín thì mình cũng phải có chuẩn tương ứng từ NCKH, chuyển giao công nghệ và năng lực của giảng viên. Và để làm được điều này thì không thể đầu tư “ nóng” được mà phải có chiến lược.
Đã có 443 lượt giảng viên được Trường ĐH Duy Tân gửi sang các trường ĐH ở Mỹ để đào tạo và hàng trăm giảng viên được các giáo sư tại Mỹ sang đào tạo phần cơ bản.
Ngoài rà soát đội ngũ, nhà trường còn đầu tư ngân sách để xây dựng phòng lab cũng như cơ chế chính sách cho các nhà nghiên cứu. Theo đó, thu nhập của các nhà nghiên cứu phải cao hơn hệ giảng viên và được tính vào lương chứ không chỉ dừng lại ở việc khen thưởng đột xuất khi có kết quả.
Nhà trường cũng đầu tư cho cán bộ, giảng viên tham gia hội nghị – hội thảo chung với các nhóm nghiên cứu của các trường ĐH mà giảng viên nhà trường hợp tác được.
Trường ĐH Duy Tân cũng đã thành lập nhóm nghiên cứu theo những lĩnh vực chuyên ngành của từng cá nhân. Hiện trường có các mô hình nhóm nghiên cứu của giảng viên ĐH Duy Tân, nhóm nghiên cứu giảng viên – sinh viên và nhóm nghiên cứu giảng viên – doanh nghiệp ở các lĩnh vực điện tử viễn thông, an ninh mạng và sinh học.
Trong bảng xếp hạng 59 trường ngoài công lập tại Việt Nam phát triển mạnh về hoạt động nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ do Bộ GD&ĐT công bố vào tháng 4/2017 thì Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) đứng đầu.
Đại diện Trường ĐH Lạc Hồng , do xác định được việc hợp tác với doanh nghiệp là nhu cầu sống còn của một trường ĐH, vì thế trong những năm qua, nhà trường đã cử rất nhiều đoàn cán bộ xuống tận các công ty, các cơ sở sản xuất để tìm hiểu nhu cầu lao động, những lĩnh vực mà các công ty đang có nhu cầu và xu hướng trong 5 hoặc 10 năm tiếp theo.
Thời gian đầu, nhà trường tiếp cận với doanh nghiệp, chuyển hướng đào tạo và nghiên cứu theo nhu cầu doanh nghiệp. Điều này, góp phần giúp giảng viên và sinh viên không ngừng linh hoạt trong công tác giảng dạy và học tập kịp với hướng đi của doanh nghiệp.
Cũng chính từ đó, thông qua phong trào nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhà trường đã khẳng định được tên tuổi và vị thế của mình trên bảng xếp hạng của các trường ĐH uy tín trong nước.
TS Võ Thanh Hải cũng cho rằng cần tạo điều kiện để các trường ngoài công lập được sử dụng chung cơ sở vật chất với các trường công lập hay các tập đoàn lớn bởi hiện nay, Trường ĐH Duy Tân đang phải sử dụng phòng lab của các ĐH ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ.
“Thực tế ngân sách của trường không đủ để đầu tư 100%. Khi xét duyệt đề tài, trường ưu tiên đề tài của nhóm nghiên cứu liên ngành, liên trường. Nhờ vậy, nghiên cứu viên có cơ hội sử dụng phòng lab hiện đại của nhiều trường ĐH hàng đầu trong nước cũng như quốc tế.
Chúng tôi có nhiều bài báo khoa học mà kết quả nghiên cứu có được là nhờ sử dụng phòng lab của các trường ĐH ở Đài Loan, Hàn Quốc. Khi điều kiện cơ sở vật chất không cho phép, chúng tôi tìm cách vươn ra hợp tác quốc tế để tận dụng cơ sở vật chất của họ”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhờ uy tín của các nhà khoa học 'nội' để tìm tài trợ 'ngoại'
Lần đầu tiên, nhờ vào uy tín của các nhà khoa học trong nước, một viện nghiên cứu được nhận một gói tài trợ khá lớn của quốc tế cho nghiên cứu khoa học trong một chương trình cạnh tranh bình đẳng về chuyên môn.
Các giáo sư Viện toán học Việt Nam đang trao đổi với một GS Hàn Quốc
Như PV đã đưa tin, vừa qua, đại diện Quỹ Simons (Mỹ) đã gửi thư thông báo tới lãnh đạo Viện toán học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam về việc quỹ này sẽ tài trợ cho Viện 600.000 USD (khoảng 15 tỉ đồng) trong 3 năm liên tục, bắt đầu từ tháng 6.2018.
Trao đổi với PV, GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện toán học, cho biết căn cứ vào một thông báo về việc xét duyệt hồ sơ cho chương trình hỗ trợ các viện hoặc trung tâm nghiên cứu lĩnh vực toán và vật lý lý thuyết của Quỹ Simons, Viện toán học Việt Nam đã làm hồ sơ đăng ký tài trợ. Người đứng tên đăng ký là viện trưởng, nhưng nội dung hồ sơ là một đề cương hoạt động do 5 GS đại diện cho 5 lĩnh vực nghiên cứu của Viện là GS Đinh Nho Hào, GS Vũ Ngọc Phát, GS Hoàng Xuân Phú, GS Ngô Việt Trung, GS Nguyễn Đông Yên chịu trách nhiệm thực hiện.
Mục tiêu đề xuất của đề cương là hỗ trợ các hoạt động khoa học như tổ chức hội thảo - hội nghị quốc tế, tài trợ các học bổng sau tiến sĩ, mời các chuyên gia từ nước ngoài sang làm việc tại Viện.
Đây là lần đầu tiên, Viện nộp hồ sơ đăng ký tài trợ từ Quỹ Simons (trong chương trình hỗ trợ cho các viện,
Theo GS Phùng Hồ Hải, với hoạt động nghiên cứu toán học trong nước, con số 200.000 USD (khoảng 5 tỉ đồng)/năm rất có ý nghĩa. Nó bằng khoảng 5 - 7 đề tài Nafosted (làm trong hai năm). Được biết, hiện nay, Viện toán học là cơ quan chủ quản của một số đề tài Nafosted với tổng kinh phí khoảng 5 tỉ đồng.
các tổ chức nghiên cứu về toán và vật lý lý thuyết). Quỹ do một doanh nhân, vốn là một nhà toán học người Mỹ sáng lập. Ban đầu, quỹ tài trợ cho các cá nhân xuất sắc (một số nhà khoa học người Việt làm việc ở nước ngoài từng được nhận tài trợ của quỹ như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn).
Từ năm 2011, Quỹ mở rộng đối tượng hỗ trợ sang các viện, tổ chức nghiên cứu, trong chương trình Targeted grants to institustes (tài trợ theo mục tiêu cho các viện). Từ bấy đến nay, mỗi năm Quỹ tài trợ cho khoảng 3 - 4 viện hoặc trung tâm nghiên cứu, thời gian hưởng gói tài trợ thường từ 3 đến 5 năm, mỗi năm từ 100.000 - 200.000 USD.
Trong danh sách những đơn vị được nhận tài trợ từ chương trình tài trợ theo mục tiêu của Quỹ Simons có nhiều viện, trung tâm tên tuổi trong lĩnh vực toán và vật lý lý thuyết. Vậy khi nộp hồ sơ ứng cử, Viện toán học có tin rằng mình sẽ được chấp nhận?
GS Phùng Hồ Hải: Đúng là nhìn vào danh sách những đơn vị đã được nhận tài trợ của Quỹ, chúng tôi cũng e ngại, vì có nhiều anh tài góp mặt. Chẳng hạn như các năm 2016 và 2017, trong số những đơn vị được nhận tài trợ, có Phân viện S. Petersburg của Viện toán Steklov của Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện Nghiên cứu về tính toán và thực nghiệm trong toán của Đại học Brown (Mỹ), Viện toán lý thuyết và ứng dụng của Đại học California tại Los Angeles Mỹ, Viện quốc tế Niels Bohr ở Copenhaghen (Đan Mạch), Viện toán Hamilton ở Trinity College Dublin, Viện Mittag-Leffler thuộc Viện Hàn lâm hoàng gia Thụy Điển...
Nghĩa là toàn các cơ quan nghiên cứu ở các nước phát triển. Cũng có một số viện, trung tâm ở các nước đang phát triển, nhưng uy tín chuyên môn cũng rất cao như Trung tâm Nghiên cứu toán học quốc tế Bắc Kinh của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Trung tâm Khoa học lý thuyết quốc tế của Viện nghiên cứu cơ bản Tata (Ấn Độ)...
Chúng tôi phải tìm hiểu kỹ càng, cân nhắc xem năng lực của mình có phù hợp với tiêu chí của Quỹ hay không. Chúng tôi cũng xác định nếu nộp hồ sơ là mình phải cạnh tranh bình đẳng về chuyên môn.
Tuy nhiên, việc được Quỹ Simons xét duyệt tài trợ ngay trong lần đầu tiên nộp hồ sơ cũng là một bất ngờ với viện. Ban đầu, chúng tôi cũng không kỳ vọng, mà nghĩ là năm nay nộp là để cọ xát (vì họ có thông báo những năm sau vẫn tiếp tục xét hồ sơ cho các ứng viên trượt từ những năm trước).
Theo GS thì vì sao Quỹ Simons lại thông qua việc tài trợ cho Viện?
Tôi nghĩ trước hết là nhờ vào uy tín của 5 giáo sư đứng tên trong hồ sơ mà Viện nộp cho Quỹ. Họ là không chỉ là những chuyên gia hàng đầu trong nước trong lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn thực sự đạt tới đẳng cấp quốc tế thông qua các công trình họ đã công bố, các giải thưởng, danh dự mà họ đã được trao tặng, công nhận, qua việc tham gia của họ vào nhiều ban biên tập của các tạp chí uy tín trên thế giới về toán học, cũng như các mối quan hệ với cộng đồng khoa học thế giới mà họ đã xác lập được. Đồng thời, những cam kết, kế hoạch, mục tiêu dự kiến của đề án mà chúng tôi xây dựng phù hợp với yêu cầu của Quỹ.
Như vậy, chúng ta có thể xây dựng một lực lượng chuyên gia đẳng cấp quốc tế ngay trong nước, nhờ vào năng lực và uy tín của họ để thuyết phục "mạnh thường quân" quốc tế. Liệu đó có phải là một hướng tìm tài trợ mới cho hoạt động khoa học trong nước không, thưa giáo sư?
Với ngành toán, vào thời điểm này, thì có lẽ đó cũng là một hướng khả thi. Từ trước đến nay, với các nhà tài trợ quốc tế, chúng ta thường được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Nhưng những gói tài trợ này thường không nhiều, và ngày càng khó tìm, do trong nhóm những nước đang phát triển thì chúng ta ngày càng được "kém ưu tiên" (mà thực ra đây là một tín hiệu đáng mừng).
Đã đến lúc chúng ta có thể bằng nội lực của mình tham gia vào những sân chơi thực sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động chuyên môn, để được hòa chung vào dòng chảy của sự phát triển trong khoa học.
Xin cảm ơn giáo sư!
GS Phùng Hồ Hải cho biết, nếu việc hoàn thiện thủ tục nhận tài trợ thuận lợi, Viện sẽ khởi động dự án với việc xét mời 4 tiến sĩ xuất sắc đến làm postdoc (nghiên cứu sau tiến sĩ) tại Viện toán học, trong đó có người Việt Nam, người châu Á và từ các các nước phát triển khác.
Mức học bổng sẽ khá hấp dẫn, bao gồm lương là 1.000 USD/ tháng; hỗ trợ tiền nhà 2.000 USD/ năm; chi phí đi lại dự các hội nghị 1.000 USD/ năm; đề tài nghiên cứu 1.000 USD/ năm.
"Đây là mức lương cao gấp 3 lần lương viện trưởng Viện toán học. Vì thế, chúng tôi hy vọng sẽ thu hút được những người trẻ xuất sắc trong nước và quốc tế đến làm việc ngắn hạn ở Viện. Đầu năm 2018, Viện sẽ thông báo tuyển người", GS Phùng Hồ Hải nói.
Theo TNO
Lộ diện 5 nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2017 Hội đồng khoa học L'Oreal - UNESCO For Women in Science tại Việt Nam đã bình chọn 5 nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học Vật liệu và Khoa học Đời sống năm 2017. Ngày 12/1, chương trình Giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho nữ giới L'Oreal - UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa...