Nghiên cứu cho thấy vợ chồng ngủ riêng giường sẽ tốt hơn cho sức khỏe và cả mối quan hệ
Khi hai người lấy nhau, họ sẽ nghĩ rằng mình nghiễm nhiên phải ngủ cùng nhau và suốt đời làm điều đó một cách vô thức.
” Chúng tôi là vợ chồng nhưng chúng tôi không ngủ cùng nhau mỗi đêm. Mỗi người có một phòng riêng và chúng tôi sẽ chia tay nhau vào nửa đêm rồi gặp lại nhau vào mỗi buổi sáng “. Nhiều người bây giờ có thể coi đó là một quan niệm kỳ quặc.
Nhưng thực sự thì việc về chung một nhà không nhất thiết khiến các cặp vợ chồng phải có nghĩa vụ ngủ chung một giường – nhất là khi một trong hai có thói quen xấu khi ngủ. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn để ngủ với một người bạn đời ngáy như tàu hỏa hoặc sẽ hay trở mình và đạp lộn xộn mọi thứ mỗi đêm.
Vì vậy, Sean Illing, một biên tập viên của tờ Vox cho biết anh và vợ mình đã bắt đầu ngủ riêng giường trong khoảng 4 năm nay. ” Đó là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất của chúng tôi “, anh nói.
Trước đây, cặp đôi thường rất căng thẳng trước giờ đi ngủ. Sean thì muốn xem phim còn vợ anh thì muốn bật nhạc nhẹ khi lên giường. Họ gần như không bao giờ có thể thỏa hiệp. Mọi chuyện thay đổi khi cặp đôi chuyển đến một ngôi nhà mới. Tình cờ, nó có thêm một phòng ngủ.
Mới đầu, chiếc phòng ngủ này chỉ được sử dụng khi một trong hai bị ốm hoặc quá mệt mỏi và cần ngủ riêng. Nhưng dần dần, Sean và vợ mình đều cảm thấy việc ngủ riêng đem đến trải nghiệm thoải mái hơn. Họ đã có những giấc ngủ ngon hơn, bớt cáu kỉnh với nhau và thậm chí trở nên yêu nhau hơn.
Tình dục và sự âu yếm, ôm ấp được tách biệt khỏi giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ là thứ được ưu tiên hàng đầu. “Tất cả những điều này khiến tôi tự hỏi tại sao chúng tôi không làm điều này sớm hơn. Tại sao mọi người chỉ quan niệm rằng ngủ riêng giường là một dấu hiệu cho sự trục trặc của một mối quan hệ?”.
Sean đã gặp Wendy Troxel, một nhà khoa học hành vi để hỏi về chủ đề này. Troxel đã dành nhiều năm nghiên cứu mối quan hệ giữa giấc ngủ của các cặp vợ chồng và sức khỏe cá nhân của họ cũng như sự gắn kết tình cảm của họ.
Cuộc trò chuyện giữa Sean và Troxel dưới đây có thể sẽ cho bạn một góc nhìn cởi mở hơn về chủ đề thú vị này:
Sean: Mọi người có ngủ ngon hơn khi ngủ một mình không?
Wendy Troxel: Nghiên cứu về chủ đề này còn khá ít. Nhưng nhìn chung, kết quả của những nghiên cứu hiện có cho thấy khá rõ ràng rằng: Ngủ chung giường sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của mọi người tệ hơn so với khi ngủ một mình.
Nhưng nếu bạn hỏi mọi người rằng: ” Bạn thích ngủ chung giường với vợ/chồng hay ngủ một mình? ” hầu hết sẽ nói rằng họ thích ngủ chung giường hơn.
Vì vậy, có sự khác biệt trong những thước đo khách quan mà các nhà nghiên cứu chỉ ra so với trải nghiệm chủ quan về chất lượng giấc ngủ của mọi người.
Vậy tại sao các cặp vợ chồng lại không ngủ tách nhau ra? Tại sao chúng ta nhất quyết muốn ngủ cùng nhau?
Điều này nói lên bản chất xã hội của chúng ta. Ngủ là một trạng thái rất dễ bị tổn thương và chúng ta có cảm giác an toàn khi có ai đó bên cạnh mình. Cảm giác an toàn đó thực sự có thể tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon và lành mạnh.
Vì vậy, trong một số trường hợp, có thể có những lợi ích tâm lý thực sự từ việc ngủ chung, mà đối với nhiều người, nó có thể lấn át những bất lợi khách quan mà họ gặp phải.
Vậy việc ngủ chung giường có những lợi ích thực sự nào?
Video đang HOT
Tùy thuộc vào từng người. Nếu bạn đang ngủ chung giường với vợ hoặc chồng mình là một người hay trở mình ban đêm hoặc sẽ ngáy như tàu chở hàng, bạn đơn giản sẽ không thể ngủ nổi. Điều đó sẽ vượt ra khỏi ngưỡng mà những lợi ích tâm lý, bây giờ, không thể bù đắp cho sự quấy rầy ấy.
Nhưng đối với nhiều người, những bất lợi khách quan của việc ngủ chung giường (như phải nghe tiếng ngáy, chịu đựng những cú lật mình của bạn đời hoặc thức dậy vài lần một đêm) vẫn không quá sức chịu đựng của họ. Và họ thấy việc ngủ chung giường sẽ đáng giá hơn.
Tôi nói luôn là tùy hai vợ chồng. Nếu bạn đang ở trong một hoàn cảnh mà cả hai người đều không ngủ ngon khi ngủ cùng nhau, thì bạn nên suy nghĩ lại về việc có nên ngủ chung giường hay không. Nếu bạn cảm thấy mình không thể ngủ nổi hoặc ngủ kém chất lượng, thì có thể bạn đang phải trả một cái giá quá cao cho những lợi ích tâm lý khi ngủ chung giường với vợ hoặc chồng mình..
Nhưng như bạn có thể hình dung, mọi chuyện khá phức tạp. Ngủ chung giường sẽ đem đến một trải nghiệm ấm áp và gần gũi. Rất nhiều người coi trọng điều này, họ thích cảm giác được ôm ấp và bảo vệ. Điều đó thực sự có thể khiến một số người dễ ngủ hơn,
Vì vậy, cũng tùy từng người, từng cặp đôi. Không có một giải pháp phù hợp với tất cả.
Cá nhân tôi ủng hộ việc âu yếm và ôm ấp. Nhưng bạn luôn có thể ôm ấp nhau và sau đó về giường riêng của mình để ngủ.
Chắc chắn rồi! Tôi luôn nói với các cặp vợ chồng rằng các bạn có thể tách rời trải nghiệm âu yếm, gần gũi và hoạt động tình dục từ trải nghiệm thực tế khi ngủ cùng nhau. Bạn có thể duy trì tất cả những điều đó ngay cả khi bạn chọn sẽ chia tay nhau khi đến giờ đi ngủ.
Nhưng có một vấn đề khác thú vị: Một giấc ngủ ngon hơn có thể cải thiện chuyện chăn gối. Bởi khi được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng ta thích quan hệ tình dục hơn, tần suất quan hệ tình dục của chúng ta tăng lên, ham muốn tình dục của chúng ta cũng tăng lên.
Vì vậy, có rất nhiều lợi ích khi bạn ưu tiên cho giấc ngủ của riêng mỗi người. Không nhất thiết phải ngủ chung giường mới có thể làm được mọi thứ.
Hãy nói một chút về lịch sử của việc ngủ chung.
Quả thực là đã có rất nhiều thời kỳ mà việc ngủ chung giường hay riêng giường đã chuyển qua chuyển lại như một tiêu chuẩn. Ví dụ như thời trung cổ, một chiếc giường không chỉ được chia sẻ bởi một cặp vợ chồng, mà còn với nhiều thành viên khác trong gia đình. Cả gia đình đôi khi có thể ngủ cùng nhau.
Mãi cho đến Thời đại Victoria, việc ngủ riêng mới trở thành một trào lưu đánh dấu địa vị xã hội. Bởi chỉ có những người giàu có mới xây được những căn nhà có nhiều phòng ngủ. Ngủ riêng biệt khi đó là một trải nghiệm xa xỉ.
Và cũng có một số niềm tin ngày đó cho rằng mùi cơ thể của người khác có thể lây truyền bệnh truyền nhiễm. Do đó, mọi người nghĩ rằng hơi thở buổi sáng của bạn đời có thể truyền bệnh.
Nhưng nếu bạn tua nhanh đến cuộc cách mạng tình dục những năm 1960, bạn có thể thấy như trên bộ phim I Love Lucy , việc một cặp đôi ngủ riêng giường có thể là một dấu hiệu cho thấy hai người còn ngại chuyện chăn gối.
Mãi đến bây giờ, vẫn có nhiều quan niệm về việc ngủ chung hay riêng. Nhiều cặp đôi thậm chí vẫn xấu hổ về việc ngủ chung giường.
Đó có phải là một phần lý do cô cho muốn mọi người thấy rằng ngủ là một hành vi xã hội hơn là cá nhân?
Vâng, điều quan trọng là phải coi giấc ngủ như một hành vi xã hội. Bởi vì giấc ngủ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta. Và các mối quan hệ của chúng ta cũng ảnh hưởng lại giấc ngủ.
Hiện có khá nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng hai chiều: Khi ngủ không ngon giấc, chúng ta có xu hướng cãi nhau và xung đột với bạn đời nhiều hơn. Và điều đó sẽ lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Vì vậy, những điều này kết nối rất mật thiết với nhau.
Giấc ngủ kém chất lượng có những ảnh hưởng nào khác nữa đến các mối quan hệ?
Khi bạn thiếu ngủ, khả năng chịu đựng của bạn sẽ thấp hơn. Và ai là người chúng ta có nhiều khả năng sẽ giải tỏa sự chịu đựng của mình? Không phải sếp hay đồng nghiệp mà chính là vợ hoặc chồng của bạn. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và sự hài lòng trong các mối quan hệ.
Ngủ không đủ giấc khiến chúng ta kém đồng cảm, ít có khả năng đọc vị được cảm xúc của đối tác. Đó là điều cực kỳ quan trọng trong một mối quan hệ. Bạn cần phải chú ý khi nào bạn đang vượt quá giới hạn hoặc khi nào đối tác của bạn cảm thấy dễ bị tổn thương. Ngủ không đủ giấc khiến việc này trở nên rất khó khăn.
Mọi người vẫn thiếu cởi mở khi nói đến chuyện vợ chồng ngủ riêng giường. Vậy cô có lời khuyên nào để một người có thể bắt đầu trao đổi chủ đề đó với vợ hoặc chồng mình mà không làm cho nó trở nên … kỳ quặc?
Bạn chỉ cần bắt đầu một cuộc trò chuyện về giấc ngủ của mình và cả của bạn đời. Bạn mong muốn gì khi ngủ?
Chỉ vì bạn đã kết hôn với ai đó hay đang trong một mối quan hệ không có nghĩa là thói quen ngủ của bạn phải chạy theo họ. Ví dụ trong hai người, có thể có một người là cú đêm; người còn lại có thể là một người buổi sáng. Mọi chuyện không có gì kỳ quặc cả, hai bạn chỉ cần nói chuyện với nhau và đưa ra một số phương án để chọn lựa.
Một điều vẫn thường xảy ra là khi hai người lấy nhau, họ sẽ nghĩ rằng mình nghiễm nhiên phải ngủ với nhau và suốt đời làm điều đó một cách vô thức. Nhưng đôi khi hành động đó lại là một sự chịu đựng tuyệt vọng nếu một trong hai người có thói quen xấu khi ngủ.
Tôi khuyến khích các cặp vợ chồng nên bắt đầu nói về tất cả những điều này trước khi họ ngủ chung. Chúng ta dành một phần ba cuộc đời để ngủ, vì vậy nó không chỉ quan trọng đối với sức khỏe cá nhân mà còn quan trọng với bản thân mối quan hệ của mọi người.
Ngủ chung hay ngủ riêng là một chuyện đáng để bàn luận.
Đôi vợ chồng trẻ cãi nhau, người vợ bỗng ngã xuống sàn, đi cấp cứu cũng không qua khỏi: 4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống mọi người cần lưu ý
"Vào đêm muộn, một người đàn ông vội vàng đến phòng cấp cứu của bệnh viện, trên tay bế theo một người phụ nữ", tờ Aboluowang (Trung Quốc) mở đầu một bài báo đăng ngày 15/12.
Đẩy cửa bước vào, anh ta quỳ trên đất và khàn giọng nói: " Bác sĩ ơi, cứu vợ tôi, xin hãy cứu cô ấy... ". Các bác sĩ nhanh chóng kiểm tra người phụ nữ, cô ấy đã ở trong trạng thái hôn mê sâu và bất tỉnh.
Đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp, bác sĩ lập tức đẩy bệnh nhân này vào phòng mổ, khi đang chuẩn bị cấp cứu thì bất ngờ cô gái bị rung nhĩ, tim ngừng đập. Dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa, nhưng cô gái vẫn không qua khỏi.
Người đàn ông ngồi xổm ở hành lang bệnh viện kêu gào trong đau đớn, không tin vào sự thật: "Không thể nào, làm sao có thể? Mình vừa mới cãi nhau mà, sao em có thể bỏ anh!".
Hóa ra người đàn ông này và người phụ nữ mới tử vong là một cặp vợ chồng trẻ, mới cưới nhau được hơn 2 năm và chưa có con. Được biết, 2 người thường hay cãi vã, tối hôm đó, 2 vợ chồng lại cãi nhau, khi giữa 2 người như nổ ra một "cuộc chiến dữ dội" thì người vợ bất ngờ ngã xuống đất và ôm ngực.
Thấy vậy, người chồng vội vàng đưa vợ đến bệnh viện và tất cả những sự việc nêu trên đã xảy ra.
Đây chỉ là 1 trong số 4 thời khắc sinh tử, dễ cướp đi mạng sống của con người nhất, mọi người nên chú ý.
4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống, dễ bị nhồi máu cơ tim, đột tử
1. Lúc cực kỳ tức giận hoặc vui sướng tột độ
Trong tất cả các cảm xúc, huyết áp dao động do tức giận và phấn khích là rõ ràng nhất.
Khi con người có 2 cảm xúc này ở mức độ cực đại, tim đập nhanh và huyết áp tăng là điều không thể tránh khỏi, lúc này dễ xảy ra hiện tượng co thắt mạch, hoặc có thể bị tắc mạch. Từ đó gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào, thậm chí nếu được cấp cứu kịp thời thì nó cũng có thể để lại nhiều di chứng không thể nào khắc phục được cho sức khỏe.
2. Đứng dậy đột ngột sau khi ngồi lâu
Bất kể bạn đang làm gì, cho dù bạn đang chơi bài hay đang làm việc, trước khi đứng dậy, bạn nên gõ nhẹ tay chân, hít thở sâu 2 lần, vận động cơ và xương, đồng thời đứng dậy càng chậm càng tốt.
Điều này là do việc đứng lên đột ngột sau khi ngồi lâu là thời điểm có nguy cơ cao khi cục máu đông rơi ra và gây tắc nghẽn mạch máu. Một cách cụ thể hơn thì bạn có thể hiểu rằng sự thay đổi vị trí cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự dao động của huyết áp, cũng như một loạt các yếu tố như tăng mỡ máu và xơ cứng động mạch.
3. Lúc 1 giờ sáng
Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, khoảng 1 giờ sáng là lúc dương khí suy yếu nhất, cơ thể dễ gặp nguy hiểm.
Y học hiện đại cho rằng lúc này huyết áp giảm, máu lưu thông chậm, nếu ăn tối quá nhiều mà lipid máu tăng cao bất thường thì hệ tim mạch sẽ có nguy cơ bị nghẽn mạch máu.
4. Thời gian làm việc dài
Người nghiện công việc là nhóm có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và đột tử, một giây trước khi phát bệnh, họ thường hăng say làm việc trong một thời gian dài.
Nhưng trên thực tế, trái tim của cơ thể đang "nghiến chặt răng", nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng, tiết hormone mạnh... dẫn đến rối loạn nhịp tim và tạo cục huyết khối và dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
5 biểu hiện bất thường trong cơ thể, cảnh giác nhồi máu cơ tim
- Đau răng: Đau dữ dội nhưng vị trí đau không rõ ràng và không thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc giảm đau nên đề phòng nhồi máu cơ tim
- K hó chịu đường tiêu hóa: Một số khó chịu đường tiêu hóa thoáng qua không rõ nguyên nhân như buồn nôn, trào ngược axit, ợ chua, nôn, đau vùng thượng vị, đầy bụng... xuất hiện nhiều lần và ngắt quãng khi lượng hoạt động thể chất nhiều thường cho thấy sắp xảy ra nhồi máu cơ tim cấp.
- Chợt đổ mồ hôi: Đột nhiên cảm thấy tức ngực, vã mồ hôi và khó chịu toàn thân. Hãy coi chừng nhồi máu cơ tim. Đổ mồ hôi lạnh là biểu hiện thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim, bạn đừng bỏ qua.
- Tức ngực bất thường: Giống như bị đá đè vào lồng ngực, nếu bạn cảm thấy khó thở, tức ngực nặng hơn bình thường và kéo dài, bạn phải kiểm tra tim mạch kịp thời.
- Thức dậy vào giữa đêm: Ngủ gật, tức ngực và cuối cùng là thức giấc giữa đêm, đây là tín hiệu nguy hiểm nhất. Nếu điều này xảy ra, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ vào ngày hôm sau.
Tại sao các cặp vợ chồng có nguy cơ tim mạch giống nhau? Theo các nhà khoa học, những người tham gia áp dụng giống nhau như vệ sinh hàng ngày, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất, khiến họ có nguy cơ cao hơn về mắc bệnh mạn tính, đau tim, thậm chí đột quỵ. Các nhà nghiên cứu từ Atlanta, Mỹ đã theo dõi hơn 5.000 cặp vợ...