Nghiêm cấm can thiệp, “giải cứu” xe vi phạm
“50% trên tổng số xe được kiểm tra vi phạm, trong đó có xe vượt quá tải trọng đến 200%”, thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến triển khai công điện 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; và kế hoạch của liên Bộ: Công an – GTVT về phối hợp thực hiện tuần tra kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, tổ chức chiều qua, 11-12.
Lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm
chở hàng quá khổ, quá tải trọng
Thủ phạm tàn phá đường
Vận tải đường bộ chiếm 92% lượng hành khách và 73,4% lượng hàng hóa. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động thiếu ý thức của nhiều lái xe – thể hiện qua việc chở quá tải – đã gây hậu quả xấu. Nhiều công trình đường bộ xuống cấp, bị phá vỡ kết cấu. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đánh giá, xe chở quá tải còn tác động trực tiếp đến người điều khiển phương tiện, gây căng thẳng và mệt mỏi trong suốt quá trình điều khiển phương tiện. Khi chở quá tải trọng, hệ thống an toàn kỹ thuật của phương tiện sẽ bị ảnh hưởng, hủy hoại, gây nguy cơ TNGT rất lớn. Trong 11 tháng của năm 2013, lực lượng chức năng đã kiểm tra xử lý vi phạm chở quá tải trọng đối với 26.255 xe, buộc hạ tải 76.534 tấn hàng. Hàng nghìn lái xe vi phạm đã bị tước giấy phép lái xe.
Video đang HOT
Mặc dù công tác kiểm tra, xử lý vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng đã được quan tâm và đạt kết quả bước đầu, nhưng đại diện Bộ GTVT nhìn nhận còn rất nhiều tồn tại và hạn chế liên quan đến công tác này. Việc xử lý lỗi chưa được các cấp, các ngành thực sự quan tâm. Một số địa phương chưa triển khai, thậm chí có cán bộ đã can thiệp vào quá trình kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng. Trong quá trình các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, lái xe, chủ hàng dùng nhiều thủ đoạn để trốn tránh sự kiểm tra, xử lý. Trong khi đó, lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm lại mỏng, thiếu thốn về trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Kiên quyết xử nghiêm
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến xe chở quá tải trọng, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1966. Tiếp đó, Bộ Công an và Bộ GTVT đã xây dựng, triển khai kế hoạch phối hợp, chỉ đạo lực lượng chức năng của 2 Bộ tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm trên. Tuyến, địa bàn kiểm soát gồm các trục quốc lộ, trong đó tập trung vào quốc lộ 1, 5, 10, 14, 18 và 51; các tuyến đường bộ do địa phương quản lý có lưu lượng xe quá tải cao. Để nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, xử lý, lực lượng CSGT chịu trách nhiệm dừng xe, lập biên bản xử phạt. Thanh tra giao thông xác định vị trí đặt cân kiểm tra, giám sát việc hạ tải.
Khẳng định đến năm 2014, Bộ GTVT sẽ hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến kiểm soát tải trọng xe, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, cơ quan này đã có văn bản chấm dứt hoán cải xe, không cho đăng kiểm đối với các phương tiện trên. Đồng chí Bộ trưởng bày tỏ suy nghĩ, từng cá nhân, lực lượng đảm nhiệm công tác kiểm tra, xử lý xe quá tải phải nêu cao tinh thần kiên quyết, cũng như sự liêm khiết, minh bạch trong quá trình làm nhiệm vụ.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đánh giá: trong thời gian qua, công tác đảm bảo TTATGT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trong đó đáng chú ý là tình trạng vi phạm chở quá trọng tải. Phân tích sâu những nguyên nhân dẫn tới vi phạm về xe chở quá tải, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GTVT trong công tác phối hợp chỉ đạo các lực lượng xử lý vi phạm là hết sức cần thiết, cấp bách.
“Trong năm 2013, Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra xử lý vi phạm xe quá tải. Công tác xử lý đã tác động tích cực tới ý thức của lái xe, chủ hàng, đồng thời phòng ngừa hiệu quả ùn tắc và TNGT”, Bộ trưởng Trần Đại Quang đánh giá và đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa cho người dân, lái xe biết để thực hiện nghiêm.
Nhấn mạnh tới công tác phòng ngừa, không để xảy ra tiêu cực của CBCS khi thực thi nhiệm vụ, Bộ trưởng Trần Đại Quang quán triệt, nghiêm cấm tất cả đơn vị, tổ chức, cá nhân can thiệp, “giải cứu” xe vi phạm. Đồng chí Bộ trưởng cũng yêu cầu các lực lượng làm nhiệm vụ thực hiện nghiêm những quy định, điều lệnh công tác; phòng ngừa không để xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ. Song song với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về xe chở hàng quá tải trọng, siết chặt hoạt động xe khách trong dịp lễ, tết, Bộ Công an đã sẵn sàng kế hoạch cho đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Tham dự hội nghị trực tuyến đến 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố trên cả nước; tại điểm cầu Hà Nội có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP; Đại tá Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc CATP; về phía Sở GTVT có ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT, ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT. Ban lãnh đạo CATP và Sở GTVT đã bàn bạc, thống nhất xây dựng và triển khai những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn, xử lý xe chở quá tải hoạt động trong thời gian tới.
Theo ANTD
Xây cầu qua đập tràn từng cuốn trôi xe 7 chỗ
Bộ Giao thông Vận tải và Sở Giao thông Nghệ An đang xem xét phương án xây cầu vĩnh cửu qua Khe Ang, nơi xảy ra vụ lũ cuốn trôi xe Innova 7 hôm 19/9, có chiều dài 83m, rộng 9m và mức đầu tư khoảng 43 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc sở Giao thông Vận tải Nghệ An, cho biết Thứ trưởng Giao thông Lê Đình Thọ làm việc với Sở sáng 24/10, sau khi khảo sát hiện trường để thống nhất phương án xây dựng cầu bắc qua tràn Khe Ang, thuộc địa phận xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Tràn Khe Ang thường xuyên ngập sâu mỗi khi có mưa, gây ách tắc giao thông và đặc biệt nguy hiểm cho người dân mỗi khi lưu thông qua khu vực này. Ảnh: Hải Bình
Trước đó, Công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) cũng có báo cáo khảo sát tại khu vực này. Theo ông Nguyễn Hồng Kỳ, TEDI kiến nghị phương án xây dựng cây cầu vĩnh cửu tại vị trí cách tràn Khe Ang 125 m về phía hạ lưu. Cầu có chiều dài 83 m, rộng 9 m, gồm 3 nhịp. Tổng mức đầu tư khoảng 43,8 tỷ đồng.
"Công đoạn khảo sát vẫn đang được hoàn tất và thống nhất phương án xây dựng. Khi có nguồn vốn thì sẽ tiến hành xây dựng cầu trong thời gian sớm nhất", Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết thêm.
Tràn Khe Ang bắc qua suối Khe Ang tại Km46 030 Tỉnh lộ 531 thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn. Do cao độ đường tràn thấp (cao độ tràn cũ 43.54m) nên khi có mưa lớn hơn 30mm đường tràn bị ngập gây ách tắc giao thông và nguy hiểm đến tính mạng của người lưu thông qua tràn. Thời gian tắc xe qua tràn từ 1 đến 3 ngày đối với các trận lũ nhỏ và khoảng 1 tuần đối với những trận lũ lớn.
Hàng năm tại vị trí tràn đều có xe máy và xe đạp bị cuốn trôi, có người chết hoặc bị thương tại tràn này. Đặc biệt tràn Khe Ang là nơi đã xảy ra vụ lũ cuốn trôi xe Innova 7 chỗ, làm chết 5 người vào ngày 19/9 vừa qua. Năm 2011 khi lưu thông qua tràn, một xe 12 chỗ cũng bị lũ cuốn và được người dân cứu kịp thời.
Tỉnh lộ 531 là trục đường giao thông liên huyện chạy qua các xã của huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn nối với Quốc lộ 48 để đi các huyện miền núi phía tây tỉnh Nghệ An.
Hải Bình
Theo VNE
Xử "hung thần", không vùng cấm "Bộ GTVT sẽ thành lập các đoàn công tác làm việc với các địa phương cùng thống nhất đưa ra biện pháp giải quyết. Tinh thần chung là kiên quyết xử lý, không có "vùng cấm", hay chuyện nể nang, né tránh trong kiểm tra xử lý các vi phạm liên quan hoạt động kinh doanh vận tải hành khách"- Thứ trưởng Bộ...