Nghịch lý trong dạy toán ở Pháp
Pháp nổi tiếng là có nhiều tài năng toán học, với nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng học sinh nước này lại đang đội sổ trong bảng xếp hạng về toán học ở các nước châu Âu và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Học sinh tiểu học Pháp có nhiều giờ học toán nhất châu Âu nhưng kết quả lại rất hạn chế
Tổ chức Nghiên cứu quốc tế về toán học và khoa học (TIMSS) vừa công bố một bảng xếp hạng được tổ chức mỗi 4 năm về trình độ toán học và khoa học của học sinh ở nhiều quốc gia. Theo đó, Pháp nằm ở cuối bảng xếp hạng trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu và OECD. Chẳng hạn, đối với môn toán của học sinh lớp 4, điểm trung bình của các nước châu Âu và OECD là khoảng 530 điểm.
Pháp đứng cuối trong nhóm các nước châu Âu và áp chót trong nhóm các nước thuộc tổ chức OECD với 485 điểm. Như vậy, khoảng cách chênh lệch là hơn 40 điểm, tương đương với trình độ một năm dạy toán. Bảng xếp hạng TIMSS cũng chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh giỏi môn toán của Pháp rất thấp, đa phần học sinh học kém…
Ông Frederic Lambda, một giáo viên dạy toán ở vùng Paris, cho hay, 25 năm trước, học sinh phổ thông Pháp còn trong nhóm đứng đầu châu Âu trong bảng xếp hạng của TIMSS. Thực trạng hiện nay rất đáng lo ngại, sự xuống cấp thực sự được trông thấy rõ qua từng năm. Lý do thì nhiều, nhưng trước hết, theo ông Lambda, đó là do hệ thống giáo dục Pháp không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Học sinh bây giờ cần được kèm cặp hỗ trợ phù hợp với khả năng riêng của mình, trong khi đó sĩ số học sinh trong lớp lại tăng mạnh, việc cho học sinh lưu ban cũng không được phép. Hàng năm, học sinh đều được lên lớp ngay cả khi không đạt được các kiến thức cơ bản. Do đó, đã xảy ra những chuyện rất vô lý như có những học sinh lớp 10 không thuộc bảng cửu chương, nhiều học sinh lớp 12 ban S (ban thi tú tài khoa học) không biết làm phép tính với phân số…
Sâu xa hơn là do sự bất bình đẳng của nền giáo dục Pháp. Theo ông Lambda, điều này có thể giải thích vì sao về mặt bằng chung, học sinh Pháp kém hơn bạn bè quốc tế về toán, nhưng về nghiên cứu Pháp lại có uy tín trên thế giới. Theo đó, các nhà nghiên cứu thường theo học các khóa học dự bị rồi sau đó thi tuyển vào Ecole normale supérieure (trường đại học danh tiếng của Pháp), nhưng lộ trình như vậy thực sự chỉ là con đường của một số ít cá nhân. Bảng xếp hạng Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Pisa) 2018 cho thấy, Pháp là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trong số các nước thuộc tổ chức OECD, tức là kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào giai tầng xã hội.
Video đang HOT
Trình độ giáo viên cũng là vấn đề. Theo nhiều chuyên gia giáo dục, bậc mẫu giáo, tiểu học là giai đoạn mà việc dạy toán có vai trò rất quan trọng đối với cả quá trình học toán sau này của học sinh, thế nhưng giáo viên cấp mẫu giáo và tiểu học lại thường học các khối thi tú tài khoa học xã hội chứ không phải ban khoa học tự nhiên nên kỹ năng toán học thường cũng không cao.
Có lẽ đó cũng chính là lý do giải thích phần nào Pháp là một trong những nước học sinh tiểu học có nhiều giờ học toán nhất châu Âu nhưng kết quả lại rất hạn chế. Đối với các cấp học cao hơn, nhiều người theo học chuyên toán lại không muốn làm giáo viên vì họ có thể tìm được việc khác lương cao hơn giáo viên rất nhiều. Pháp hiện là một trong những nước giáo viên có mức lương thấp nhất Tây Âu.
Làm thế nào khơi gợi hứng thú học Toán cho học sinh?
Học sinh được hướng dẫn cách học Toán chủ động, có thể trải nghiệm thực tiễn thông qua các trò chơi để thấy tính ứng dụng, yêu thích môn này.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Bá Khang - Viện Công nghệ châu Á và Tiến sĩ Hoàng Lê Minh - Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Văn Lang vừa có buổi trò chuyện về chủ đề "Học Toán để làm gì?" trong khuôn khổ "Ngày hội Toán học mở 2021", diễn ra tại trường Quốc tế Nam Mỹ UTS.
Chương trình xoay quanh các lo lắng của các bậc phụ huynh và học sinh trong hành trình chinh phục môn Toán. Trong khuôn khổ ngày hội còn các hoạt động trải nghiệm, sân chơi thử thách khả năng Toán học.
Phương pháp dạy Toán nên thực tiễn, sinh động
Theo Phó giáo sư Đỗ Bá Khang, quan trọng nhất là tạo được động lực và sự yêu thích cho con trẻ. Nhà trường và phụ huynh nên tạo điều kiện để con tham gia những hoạt động thú vị, sân chơi và cuộc thi cọ xát để các em cảm thấy tiến bộ từng ngày và nỗ lực được mọi người ghi nhận.
Đồng quan điểm với Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Quốc tế Nam Mỹ UTS cho rằng, không nên coi điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực của học sinh. Vượt lên trên các công thức, Toán giúp các con được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
"Thay cho các bài kiểm tra máy móc, cha mẹ và thầy cô cần 'toán học hóa' cuộc sống, đưa tình huống thực tiễn vào trong lớp học. Đây cũng chính là phương pháp giảng dạy môn Toán mà thầy trò trường UTS đang áp dụng", cô Ngọc Lan nói.
Buổi chia sẻ là hoạt động nằm trong khuôn khổ "Ngày hội Toán học mở 2021" với chủ đề "Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn - Mathematics for a Better World" do Đại học Văn Lang kết hợp với VIASM - Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 17/1. Ảnh: Đăng Quang.
Nhiều hoạt động trải nghiệm môn Toán
Học sinh được trực tiếp trải nghiệm hoạt động ứng dụng Toán học đa dạng tại khuôn viên Quốc tế Nam Mỹ UTS. Các khái niệm, định luật Toán trở nên gần gũi, sinh động thông qua loạt trò chơi, thử thách vui nhộn, bám sát các tình huống thực tế.
"Ngày hội Toán học mở 2021" là sân chơi cho học sinh các cấp với nhiều hoạt động thực nghiệm Toán học thú vị. Ảnh: Đăng Quang.
Các trò chơi thu hút được nhiều bạn nhỏ tranh tài phải kể đến như xây tháp bằng mì Ý, đo chiều cao của cây mà không cần đốn cây... Không gian triển lãm origami với nhiều tác phẩm có hình thù bắt mắt cũng rất đông học sinh tham quan. Các em còn tìm hiểu lịch sử ra đời của origami và cách người Nhật áp dụng lý thuyết hình học vào môn nghệ thuật này.
Xây tháp bằng mì Ý là một trong những hoạt động được họ sinh yêu thích nhất tại sự kiện. Ảnh: Đăng Quang.
Điểm nhấn của ngày hội là khu vực trải nghiệm ứng dụng Toán học vào lĩnh vực khác như STEM, Vật lý, Hóa học... Các nhóm học sinh háo hức như được bước vào "thế giới Disneyland" tìm hiểu ứng dụng của môn học này trong công nghệ thông tin và tham gia đấu trường robot - điều khiển các con robot đa năng bằng máy tính bảng.
Thử độ nhanh tay, nhanh mắt và khả năng tính toán với game máy tính do học sinh UTS lập trình thử thách người tham gia. Các mô hình lego mô phỏng sáng kiến bảo vệ môi trường giúp các bạn nhỏ khám phá khả năng ứng dụng của Toán học trong công nghệ tự động hóa và ảnh hưởng tích cực tới môi trường.
Phần thi "Rung chuông vàng" bằng tiếng Anh với các câu hỏi Toán học là sân chơi sôi động, đòi hỏi các em phải tư duy. Ảnh: Đăng Quang.
"Ngày hội Toán học mở năm 2021" mang tới cách tiếp cận mới mẻ và hiện đại với môn học thường được xem là khô khan. Các ứng dụng thiết thực và giải pháp công nghệ cao được thể hiện qua mô hình bắt mắt thu hút và khơi dậy niềm yêu thích của học sinh với môn Toán. Phụ huynh được tìm hiểu thêm những lĩnh vực ứng dụng mới, từ đó có cơ sở định hướng và tạo động lực cho con em.
Mô hình lego "Tạo năng lượng điện - khí đốt - phân bón hữu cơ từ rác thải nhà cao tầng" là tác phẩm của bạn Huỳnh Gia Huy và Nguyễn Hoàng Bách, học sinh lớp 10 trường UTS, do thầy Lê Trần Hồng Phúc hướng dẫn được học sinh quan tâm. Ảnh: Đăng Quang.
Thầy giáo 8X với cơ duyên dạy 3 thế hệ ở Mường Lát 17 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát) chia sẻ điều may mắn khi nhiều lần là thầy của cả 3 thế hệ trong cùng một gia đình. Thầy giáo 8X có cơ duyên này nhờ quãng thời gian dài công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên...